Sunday, February 22, 2015

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

Diễn Hành Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015 / Sai Gòn

Đại Kỳ VNCH trên đường Sai gòn



























Lôi Hổ Hùynh Ngọc Thương

Donator Phi Đòan 219 KL/VNCH






 Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California Janet Nguyễn













Đòan Diễn Hành Liên Khóa Sĩ Quan Trừ Bị gồm Calvary Horses, Đại Kỳ Việt Mỹ, Quân Xa, Tóan Quân Kỳ QLVNCH, Trực Thăng UH1, M151A2, M35A2


Đầu xuân nói chuyện võ cổ truyền dân tộc Việt Nam

http://vi.rfi.fr/van-hoa/20150222-dau-xuan-noi-chuyen-vo-co-truyen-dan-toc-viet-nam/


Một người Việt tử vong trong vụ xô xát tại Hàn Quốc

19:37 22-02-2015
Mot nguoi Viet tu vong

Cảnh sát đã bắt giữ ba người Việt tham gia vụ xô xát tại một nhà hàng ở Hàn Quốc, có một người Việt tử vong trong vụ này. 

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 22.2 dẫn lời cảnh sát thành phố Ulsan, cách thủ đô Seoul khoảng 400km về phía Đông Nam, cho biết đêm 21.2 đã xảy ra một vụ xô xát giữa các lao động Việt Nam tại một nhà hàng của người Việt ở thành phố Ulsan, khiến một người Việt tử vong.
Bị hành hung bằng hung khí
Theo cảnh sát địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 21 giờ 10 phút đến 22 giờ tại một nhà hàng của người Việt tại phường Okyo-dong, quận Chung-ku, thành phố Ulsan, trong đó một lao động Việt Nam 27 tuổi đã bị hành hung bằng hung khí.
Người này sau đó đã được đưa tới bệnh viện nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong.
Cảnh sát đã bắt giữ ba người Việt khác tham gia vụ xô xát trên, trong đó có một người 28 tuổi.
Cảnh sát địa phương đang tiến hành phân tích hình ảnh trong camera giám sát của nhà hàng này và tiếp tục truy bắt một người Việt còn lại tham gia vụ xô xát hiện đang bỏ trốn.
Kết luận sơ bộ cảnh sát địa phương cho rằng nguyên nhân xảy ra xô xát là do mâu thuẫn liên quan đến “bạn gái.”
Thông qua cộng đồng người Việt tại Ulsan, được biết nạn nhân tử vong là anh Đỗ Văn Thành, quê Nghệ An. Em trai anh Thành, hiện cũng đang lao động tại thành phố Ulsan, đã xác nhận vụ việc trên và cho biết đang ở bệnh viện để lo các thủ tục hậu sự.
Trong khi đó, một nguồn tin trong cộng đồng người Việt tại tỉnh Kyongnam cho biết cùng ngày đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông tại khiến một lao động người Việt tử vong. Theo nguồn tin này, lao động người Việt điều khiển xe máy trong tình trạng say rượu và đã xảy ra vụ tai nạn trên.
Bản tin sáng ngày 22.2 của Kênh truyền hình YTN cũng đã ghi nhận vụ tai nạn này và cho biết người điều khiển xe máy đã tử vong, tuy nhiên không nói rõ người bị nạn quốc tịch nước nào.
Ở một tỉnh khác: Cô dâu Việt bị chồng Hàn đánh trọng thương
Trong khi đó, cảnh sát Hàn Quốc cho biết đêm 20.2 một cô dâu người Việt tại quận Chinhe, thành phố Changwon, tỉnh Kyeongnam (phía Nam Hàn Quốc) đã bị người chồng Hàn Quốc đánh trọng thương và hiện đang trong tình trạng rất nguy kịch.
Theo nguồn tin này, cô dâu này đã cùng hai cô dâu khác mang con đi chơi với các lao động người Việt ở cùng địa phương. Người chồng đã bí mật theo dõi và bắt quả tang cô dâu này tại nhà nghỉ, sau đó đánh đập hết sức dã man.
Hiện cảnh sát đã tạm giữ hai nam lao động người Việt đi cùng ba cô dâu trên để điều tra.
Theo luật Hàn Quốc, nếu bị kết luận là “phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác” thì các lao động trên có thể bị xử tù hoặc phải bồi thường rất lớn và chắc chắn sẽ bị trục xuất./.
Theo TTXVN

Người Việt ở Anh đứng đầu về tỉ lệ tội phạm

12:07 22-02-2015
nguoi Viet o Anh
Một tội phạm nước ngoài bị bắt giữ ở Anh

Nước Anh đang đứng trước vấn đề về nới lỏng các quy định về lao động theo yêu cầu từ EU. Tuy nhiên, vấn đề tội phạm nước ngoài đang khiến nước Anh lo lắng. Bộ tư pháp Anh vừa đưa ra bản thông báo đáng lo về tình trạng này.

Tính trong 6 tháng từ 10.2013 đến 3.2014 thì số lượng tội phạm nước ngoài ở Anh đáng báo động. Đa phần là các tội phạm đến từ Đông Âu, Romania là nước dẫn đầu với 760 công dân đang ngồi tù ở Anh khoảng thời gian trên. Tiếp theo là Ba Lan với 573 người, Lít-va 386 người.
Việt Nam có 136 công dân đang bị giam giữ tại Anh. Do đó, Việt Nam không nằm trong top 10 quốc gia có công dân ngồi tù ở Anh nhưng lý do chính là cộng đồng người Việt ở Anh khá ít. Nhưng tính theo tỉ lệ thì Việt Nam dẫn đầu khi 1,36% người Việt ở Anh bị giam giữ khoảng thời gian trên, Bộ tư pháp Anh cho biết. Xếp thứ 2 về tỉ lệ tội phạm tại Anh là Albania và Algeria.
Người Việt Nam bị bắt tại Anh chủ yếu liên quan đến các tội ma túy với 118 vụ. Trong khi Romania dẫn đầu các vụ giật đồ, móc túi, trộm cắp, Ireland dẫn đầu về tội cướp, Ba Lan dẫn đầu về đánh nhau…
Nguoi Viet o Anh dung dau ve ti le toi pham-hinh-anh-1
 Số tù nhân các quốc gia và tỉ lệ người bị ngồi tù/tổng số công dân mỗi quốc gia ở Anh.
Nguoi Viet o Anh dung dau ve ti le toi pham-hinh-anh-2
 Các loại hình tội phạm chính ở Anh
Anh Tú (theo Daily Mail) 

Một sự so sánh

Ảnh trái: Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm tự tin vận khăn đóng áo dài truyền thống của dân tộc trong buổi tiếp đón Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej tại Phủ Tổng thống, ảnh chụp năm 1960.

Ảnh phải: Cựu tổng bí thư đảng CSVN Nông Đức Mạnh trong bộ vest bóng lộn, ngồi trên ngai vàng đầu rồng, nhưng bộ dạng vẫn lộ rõ sự đồng bóng đến mức lố bịch của một tay trọc phú đua đòi. Ảnh chụp hôm 19/2/2015, trong chuyến đi chúc tết của bí thư trung ương đoàn Nguyễn Đắc Vinh tại tư dinh ông Nông Đức Mạnh. 
 

Cựu TBT Nông Đức Mạnh thay ngai vàng đầu rồng bằng ảnh vợ mới cưới

Bức ảnh ngai vàng đầu rồng được báo Tiền Phong thay bằng hình ảnh đoàn khách viếng thăm đứng bên cạnh người vợ mới cưới của cựu TBT Nông Đức Mạnh - tức 'Mạnh Vương'


Bạn đọc Danlambao - Báo Tiền Phong – cơ quan ngôn luận của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vừa phải tháo gỡ những bức ảnh về nội thất xa hoa, kệch cỡm trong tư dinh của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh. 

Động thái trên xảy ra sau khi dư luận tại Việt Nam liên tục có những lời đàm tiếu và chỉ trich về lối ăn chơi đồng bóng đến mức lố bịch của vị cựu tổng bí thư đảng cộng sản VN.

Trước đó, trong bài tường thuật chuyến đi chúc tết các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước hôm 19/2/2015, báo Tiền Phong đã đăng bức ảnh ông Nông Đức Mạnh tiếp đón bí thư trung ương đoàn Nguyễn Đắc Vinh trên bộ ngai vàng đầu rồng, xung quanh là nội thất gian phòng được trang hoàng theo kiểu vua chúa, đằng sau có bức tượng Hồ Chí Minh được mạ vàng.
Lối ăn chơi đồng bóng của cựu TBT Nông Đức Mạnh - tức Mạnh vương với bộ ngai vàng đầu rồng
Đến chiều ngày 21/2/2015, toàn bộ 3 bức ảnh trên đã được tháo xuống, thay vào đó là một bức ảnh khác được gắn logo từ trang web của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, với đường link doanthanhnien.vn

Bức ảnh mới được dàn dựng với chủ đích che bớt sự kệch cỡm, lố bịch của căn phòng, nhưng vẫn cho thấy rõ những nội thất xa hoa trong tư dinh vị cựu tổng bí thư.

Bộ ngai vàng đầu rồng cũng đã được đoàn khách, bao gồm các em nhỏ đeo khăn quàng đỏ, khéo léo đứng xếp hàng che chắn.
Ảnh mới được báo Tiền Phong sử dụng thay cho bức ảnh bộ ngai vàng đầu rồng. Người phụ nữ đứng bên cạnh ông Mạnh là bà Đỗ Thị Huyền Tâm, người vợ mới cưới của ông Mạnh.
Phía trước mặt bức tượng Hồ Chí Minh dát vàng, có thể dễ dàng nhận ra cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh đang cười toe toét bên cạnh người vợ mới của mình là bà Đỗ Thị Huyền Tâm.

Sau khi về hưu, năm 2012, ông Nông Đức Mạnh khi ấy dù đã 72 tuổi những vẫn nằng nặc đòi cưới bà Đỗ Thị Huyền Tâm, khi ấy 46 tuổi, là đại biểu quốc hội đoàn Bắc Ninh và cũng là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành công ty cổ phần tập đoàn Minh Tâm.

Cuộc hôn nhân của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh bị phản đối dữ dội, thậm chí con gái ông Mạnh là bà Nông Thị Bích Liên đã gửi đơn tố cáo đích danh người mẹ kế của mình. 

Theo bà Nông Thị Bích Liên, tại thời điểm kết hôn với cựu TBT Nông Đức Mạnh, công ty bà Đỗ Thị Huyền Tâm đang gánh khoản nợ lên đến 900 tỷ đồng, cho nên bà Tâm muốn dùng 'vỏ bọc của vợ nguyên tổng bí thư' để tránh bị khởi tố, xét xử do các hành vi trốn nợ và vi phạm pháp luật.

Dù vậy, bất chấp sự phản đối của con cái, cựu TBT Nông Đức Mạnh vẫn nhất quyết hoàn tất của thủ tục kết hôn với bà Đỗ Thị Huyền Tâm. Dư luận kể rằng, ông Mạnh khi ấy thậm chí còn tuyên bố từ luôn người con trai trưởng của mình là Nông Quốc Tuấn để 'bảo vệ tình yêu'.

'Tổ ấm' hiện nay của cựu TBT Nông Đức Mạnh là căn biệt thự rộng 850 mét vuông, nằm trên con đường ven Hồ Tây

Bao Giờ Nhật Đi Tuần Biển Đông?

Posted by adminbasam on 21/02/2015
Ngô Văn
20-02-2015
Những cuộc hội đàm trước đây của ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Phùng Trước với giới lãnh đạo Nhật về tình hình biển Đông, hầu như biến mất rất nhanh trên báo đài Nhật. Những cuộc hội họp đó chẳng dẫn đến ký kết cụ thể nào giữa hai bên. Theo nhận xét của truyền thông Nhật, phía Việt Nam chỉ nói chung chung về “quyết tâm bảo vệ biển đảo”, nhưng vẫn không liên kết với bất cứ một quốc gia nào trong việc phòng vệ biển Đông cũng như giải quyết vấn đề chủ quyền tại hai lãnh đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có nhà bình luận còn tỏ ra bực mình vì chính phủ Nhật bị nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng cho mục tiêu tuyên truyền với dân Việt Nam và chỉ cho mục tiêu đó mà thôi.

Ngược lại, cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và Nhật Bản vào ngày 30/01/2015 đã được truyền thông Nhật đánh giá cao. Hai bên đã trao đổi thẳng thắng vấn nạn chung tại biển Đông và biển Hoa đông trước sự bành trướng vũ lực quân sự của Trung quốc. Hai bên đã ký những thỏa thuận về hiệp tác quốc phòng để bảo an hải dương và công tác cứu nạn trên biển.
Truyền thông Nhật phản ảnh khá rõ thái độ lo ngại ngày càng tăng của dân Nhật về ý định của Trung quốc muốn kiểm soát toàn bộ biển Đông và thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở vùng biển này. Theo báo đài Nhật, khu vực biển Đông là một ngư trường lớn. Mỗi năm luợng cá đánh bắt được ở đây chiếm 10% tổng số cá của thế giới. Đó là chưa kể đến các dạng tài nguyên thiên nhiên dưới lòng biển. Mỗi năm số lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ mỹ kim được chuyển vận qua lại trên vùng biển Đông. Con đường vận chuyển này đóng vai trò vô cùng quan trọng cho nền kinh tế Nhật và các nước trong vùng.
Vài ngày trước khi khi Bộ trưởng Quốc phòng Philippines lên đường sang Nhật, Phó Đô Đốc Robert Thomas, Chỉ huy trưởng hạm đội 7 của Hoa Kỳ, trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Reuter, đã nói rằng: “Chúng tôi hy vọng Nhật Bản có thể mở rộng các phi vụ tuần tra về phía Biển Đông”.
Và sau cuộc hội đàm giữa 2 vị bộ trưởng, vào ngày 03/02/2015, tại phiên họp Ủy ban Ngân sách Hạ viện Quốc hội Nhật, khi được hỏi về lời phát biểu của Phó Đô đốc Thomas, Thủ tướng Abe trả lời rằng: “Trong tinh thần tích cực bảo vệ hòa bình, chính phủ Nhật muốn góp phần duy trì sự ổn định khu vực Á châu”. Phát biểu đó được ông Nakatani, Bộ trưởng Phòng vệ Nhật, khai triển như sau: “Tại thời điểm này chính phủ Nhật chưa lên kế hoạch, nhưng tình hình biển Đông ảnh hưởng lớn đến an ninh của Nhật Bản. Phải đối ứng ra sao mỗi khi hữu sự là vấn đề mà chính phủ Nhật đang bàn thảo”.
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật còn cho biết Bộ trưởng Nakatani cũng xác nhận Tokyo đang theo dõi sát sao các diễn biến chính trị và quân sự ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với các láng giềng, từ Philippines, đến Malaysia, Brunei. Ông Nakatani tuyên bố nếu cần thiết, Hải quân Nhật sẽ được triển khai để tuần tra khu vực mặc dù Nhật không có tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông. Khu vực tuần tra trên không và trên biển của Nhật Bản không nên chỉ giới hạn trong phạm vi biển Hoa Đông, nơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo quản lý đang bị Bắc Kinh gây sự.
Nếu tuyên bố trên trở thành hiện thực, việc tuần tra ở biển Đông sẽ được Phi đoàn Không quân thứ Năm của Lực lượng Phòng vệ trên biển trực thuộc Hải quân Nhật, đặt căn cứ tại Okinawa, thực hiện với khoảng 20 máy bay trinh sát P-3C. Ngoài khả năng bay xa, bay lâu để truy tìm và nhận dạng các tàu nổi, tàu chìm, loại máy bay này cũng có khả năng mang theo ngư lôi và thủy lôi chìm cho các sứ mạng tấn công.
Hiện nay chính phủ Nhật bản còn bị ràng buộc bởi điều 9 Hiến pháp của họ không cho phép đưa quân ra ngoài nước Nhật. Đây là bản Hiến pháp được soạn thảo sau Thế chiến II dưới nhiều áp suất từ Hoa Kỳ. Nay chính Hoa Kỳ cũng ủng hộ việc Nhật tu chính điều khoản nêu trên vì không còn thích hợp với tình trạng thế giới nói chung – với những vụ con tin Nhật bị các nhóm Hồi Giáo bắt cóc – và tình trạng biển Nhật Bản và biển Đông nói riêng.
Hiển nhiên, lãnh đạo Trung Quốc không hài lòng với các diễn tiến này. Bắc Kinh còn tố cáo Thủ tướng Abe chỉ “lợi dụng việc hai công dân Nhật bị IS sát hại” để kích động dân Nhật và để hủy bỏ điều 9 Hiến Pháp. Họ đổ lỗi việc 2 công dân Nhật bị sát hại là do các phát biểu và hành động “vô trách nhiệm” của ông Abe tại Trung Đông trước đó.
Nhưng các phê phán trên báo đài Trung Quốc và đặc biệt qua miệng của bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chỉ khiến công luận Nhật thêm bực tức và chính phủ Nhật tiến nhanh hơn với các nỗ lực liên minh phòng thủ tại biển Đông.
Rõ ràng, thái độ lừng khừng không dám quyết định của giới lãnh đạo Việt Nam đã dẫn đến sự chán nản và bỏ lại phía sau của các chính phủ trong vùng. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn tiếp tục chính sách “mềm nắn, rắn buông” như đã thấy trong suốt nhiều năm qua. Và vì vậy, một khi thấy liên minh phòng thủ của các quốc gia khác quá cứng, Bắc Kinh sẽ quay sang áp lực Việt Nam nặng nề hơn nữa, nơi mà họ đang nắm ngày càng chặt từ biển khơi vào đất liền.
Xem ra loại tai họa như 64 chiến sĩ Việt bị tàn sát tại Trường Sa năm 1988 vì Bộ Chính trị đảng CSVN không dám tiến hay lùi, đang lập lại ở cấp độ hàng ngàn lần lớn hơn trên cả nước Việt Nam

Đại sứ Mỹ: Campuchea chớ cản trở người Thượng VN xin quy chế tị nạn

Làn sóng người Thượng Tây Nguyên từ Việt Nam bỏ xứ, băng rừng sang Campuchia xin tị nạn ngày càng tăng. Lo sợ bị bắt trục xuất về nước, họ thường lẩn trốn vào các khu rừng rậm của tỉnh Ratanakkiri chờ được LHQ can thiệp cứu giúp.
Làn sóng người Thượng Tây Nguyên từ Việt Nam bỏ xứ, băng rừng sang Campuchia xin tị nạn ngày càng tăng. Lo sợ bị bắt trục xuất về nước, họ thường lẩn trốn vào các khu rừng rậm của tỉnh Ratanakkiri chờ được LHQ can thiệp cứu giúp.

Đại sứ Hoa Kỳ nói cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến làn sóng người Thượng Tây Nguyên từ Việt Nam vượt biên sang Campuchea tìm đường tị nạn và kêu gọi chính phủ Phnom Penh cho phép họ quyền tiếp cận không bị cản trở với các thủ tục về người tị nạn được quốc tế công nhận.
Phnom Penh Post ngày 20/2 dẫn bài viết của đại sứ William Todd đăng trên nhật báo Rasmey Kampuchea và CEN ở Campuchea viết rằng tình hình hiện nay là cơ hội để Campuchea chứng tỏ các cam kết về nhân quyền.
Đại sứ Todd nói Campuchea có thể thực hiện điều này bằng cách bảo đảm áp dụng nhất quán luật lệ và hợp tác với Liên hiệp quốc cũng như xã hội dân sự để tiếp xúc với những người đang cần được giúp đỡ.
Ông cũng viện dẫn các nghĩa vụ của Campuchea về đăng ký cho người xin tị nạn và thẩm định một cách công bằng xem họ có phải là những người tị nạn hay không, chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về người tị nạn.
Đại sứ Mỹ nhấn mạnh giới hữu trách không được quay lưng với người tị nạn trước khi tiến hành các thủ tục này.
Bộ Ngoại giao Campuchea chưa lên tiếng bình luận về lời kêu gọi của đại sứ Mỹ.
Ít nhất 32 người Thượng Việt Nam đang lẩn trốn trong các khu rừng rậm ở tỉnh Ratanakkiri giáp ranh với biên giới Việt Nam trong lúc lực lượng hữu trách địa phương đang truy lùng họ.
Kể từ cuối năm ngoái, 20 người đã tới được thủ đô Phnom Penh để xin quy chế tị nạn.
Bộ Nội Vụ Campuchea nói thậm chí kết quả điều tra chứng minh họ thật sự là những người tị nạn, họ vẫn sẽ bị trục xuất về lại Việt Nam nếu không tìm được một nước thứ ba cho họ định cư.
Nhiều người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam vượt biên giới sang Campuchia lánh nạn kể từ các cuộc biểu tình hồi năm 2001 đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo và quyền lợi đất đai dẫn tới các cuộc bố ráp của chính quyền.
Từ Campuchia, hàng trăm người đã được Liên hiệp quốc giúp sang định cư ở các nước thứ ba. Tuy nhiên, những người bị bắt và bị trục xuất về Việt Nam có thể đối mặt với án tù dài hạn.
Tại Việt Nam, những người sắc tộc thiểu số bị tù vì tranh đấu đòi quyền đất đai hay tự do tôn giáo ít được công luận biết đến và lên tiếng bênh vực. 
Theo Phnompenh Post/ Rasmey Kampuchea/CEN

Bài báo chúc Tết cựu lãnh đạo Đảng gây ‘sốt’ mạng xã hội

Một bức được nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam chú ý là bức nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng, nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh.
Một bức được nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam chú ý là bức nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng, nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh.

Bài báo viết về chuyến thăm tới chúc Tết các cựu quan chức cấp cao Việt Nam của một tờ báo trong nước đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội vì các hình ảnh được cho là bên trong nhà của nguyên Tổng bí thư Việt Nam Nông Đức Mạnh.
Bài viết có tựa đề “Ban Bí thư Trung ương Đoàn chúc Tết nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước” của báo Tiền Phong đăng tải hình ảnh các bí thư thứ nhất của Trung ương Đoàn Việt Nam của một số thời kỳ tới thăm các ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh và Nông Đức Mạnh, cũng như tới thắp hương tại nhà cố đại tướng Võ Nguyên Giáp hôm 19/2, tức mùng một Tết Ất Mùi.
Trong các bức ảnh đó, một bức được nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam chú ý là bức nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng, nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh.
Báo Thanh Niên trích lời ông Mạnh nói trong buổi gặp gỡ các lãnh đạo Đoàn rằng “trong 2014 mặc dù tình hình quốc tế và khu vực rất phức tạp, yếu tố bên ngoài có tác động không nhỏ đến nhiều mặt của đời sống nhưng cùng với cả nước, thế hệ trẻ Việt Nam đã chung tay, góp sức giúp đất nước vượt qua nhiều khó khăn”.
Tính tới 9 giờ tối 20/2 (giờ Hà Nội), bài viết trên là một trong các bài báo được nhiều người đọc nhất trên phiên bản online của báo Tiền Phong.
Ngoài báo Tiền phong và Thanh Niên, trang web của Trung ương Đoàn Việt Nam cũng đăng tải các hình ảnh về chuyến đi chúc Tết này.
 Theo Tiền Phong

Dòng người đổ về Văn Miếu xin chữ đầu xuân

Dân trí Đầu xuân, đi xin chữ lấy lộc đã trở thành một tục lệ đẹp có từ lâu đời của người dân Việt Nam. Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này là “điểm đến số một” trong những chuyến du xuân lấy lộc của các gia đình và các sĩ tử.

Dòng người đổ về Văn Miếu xin chữ đầu xuânCó thể thấy không khí náo nức, đông vui, rộn rã ngay từ cửa Văn Miếu khi dòng người đổ về đây rất đông đúc trong suốt những ngày qua. Vì số lượng du khách quá lớn nên ban quản lý di tích đã mở thêm 2 điểm bán vé phụ để không gây ùn tắc ở lối ra vào khu di tích.
Nhờ có 3 điểm bán vénên lối cửa chính ra vào Văn Miếu không bị ùn tắc.Nhờ có 3 điểm bán vé nên lối cửa chính ra vào Văn Miếu không bị ùn tắc.
Dòng người xếp hàng trậttự ở trước các quầy bán vé vào cửa.Dòng người xếp hàng trật tự ở trước các quầy bán vé vào cửa.
Dòng người xếp hàng trậttự ở trước các quầy bán vé vào cửa.Thời tiết ngày đầu xuân năm mới rất lý tưởng cho những chuyến du xuân, vì vậy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này luôn đông đúc, nhưng cũng khá trật tự khi người dân xếp hàng mua vé, xếp hàng xin chữ.
Dòng người xếp hàng trậttự ở trước các quầy bán vé vào cửa.Người người đi lại nhường nhịn nhau, tuân thủ quy tắc hành xử văn minh khiến khu di tích thực sự là điểm đến của nơi tôn thờ học vấn.
Văn Miếu - Quốc Tử Giámnhững ngày này được trang trí rực rỡ với cờ và các chậu hoa tươi Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này được trang trí rực rỡ với cờ và các chậu hoa tươi 
Một màn tế lễ bên trongkhu Văn Miếu.Một màn tế lễ bên trong khu Văn Miếu.
Xếp hàng mua giấy, nhậnsố thứ tự để chuẩn bị bước sang khu vực các ông đồ viết chữ.Xếp hàng mua giấy, nhận số thứ tự để chuẩn bị bước sang khu vực các ông đồ viết chữ.
Những ngày này, khu vựcviết chữ của các ông đồ luôn có hàng dài du khách đứng chờ vào xin chữ.Những ngày này, khu vực viết chữ của các ông đồ luôn có hàng dài du khách đứng chờ vào xin chữ.
Trước một bàn xin chữ.Trước một bàn xin chữ.
Một gia đình cùng nhauđi du xuân, xin chữ lấy lộc đầu năm.Một gia đình cùng nhau đi du xuân, xin chữ lấy lộc đầu năm.
Hai sĩ tử xin chữ để cầumay mắn trong sự học.Hai sĩ tử xin chữ để cầu may mắn trong sự học.
Hai cô gái được các bạn“giao nhiệm vụ” ngồi trông các bức thư pháp, chờ mực khô.Hai cô gái được các bạn “giao nhiệm vụ” ngồi trông các bức thư pháp, chờ mực khô.
Cuộc thi cờ tướng trongsân Văn Miếu.Cuộc thi cờ tướng trong sân Văn Miếu.
Hai bạn trẻ đi xin chữđầu năm.Hai bạn trẻ đi xin chữ đầu năm.
Ông đồ cho chữ.

Ông đồ cho chữ.
Ông đồ cho chữ.
Ngồi chờ mực khô.Ngồi chờ mực khô.
Hong khô mực.Hong khô mực.
Dòng người kiên nhẫn xếphàng chờ tới lượt vào khu xin chữ.Dòng người kiên nhẫn xếp hàng chờ tới lượt vào khu xin chữ.
Dòng người kiên nhẫn xếphàng chờ tới lượt vào khu xin chữ.Có 8 bàn cho chữ với gần 20 ông đồ, nhưng khu cho chữ vẫn luôn đông đúc. Các ông đồ cùng ngồi đón khách đến xin chữ lấy lộc đầu năm. Họ đều là các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Hán Nôm, đến từ các câu lạc bộ, các viện nghiên cứu Hán Nôm.
Dòng người đổ về Văn Miếunhững ngày này rất đông.Dòng người đổ về Văn Miếu những ngày này rất đông.
Dòng người đổ về Văn Miếunhững ngày này rất đông.Bên Hồ Văn, sự đông đúc bớt đi nhiều so với bên trong sân Văn Miếu. Hội chữ xuân ở đây có tới hơn 100 ông đồ cùng ngồi cho chữ.
Dòng người đổ về Văn Miếunhững ngày này rất đông.

Dòng người đổ về Văn Miếunhững ngày này rất đông.

Dòng người đổ về Văn Miếunhững ngày này rất đông.

Dòng người đổ về Văn Miếunhững ngày này rất đông.
Người đi xin chữ thoải mái ngồi trò chuyện cùng với ông đồ trong lúc chờ đợi bức thư pháp của mình được thực hiện.
Ông đồ giải thích tườngtận về bức thư pháp mình vừa thực hiện.Ông đồ giải thích tường tận về bức thư pháp mình vừa thực hiện.
Ngày xuân xin chữ lấy lộc.

Ngày xuân xin chữ lấy lộc.

Ngày xuân xin chữ lấy lộc.

Ngày xuân xin chữ lấy lộc.

Ngày xuân xin chữ lấy lộc.
Ngày xuân xin chữ lấy lộc.
Bích Ngọc

Tết Việt và chuyện “Dân Việt mù mờ Văn hóa Việt”

Ngày đăng : 22/02/15 06:30
Vì họ luôn bị ám ảnh rằng Việt Nam bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên tất cả mọi thứ đều là du nhập từ Trung Quốc chứ mấy người dám nghĩ là Phong tục của Trung Quốc bị ảnh hưởng từ Việt Nam?
Ở phương Tây, hầu hết người ta gọi Tết (tiết giao thời) âm lịch là Chinese New Year, vì họ cho rằng Âm Lịch là do người Trung Quốc sáng tạo ra và lễ hội, phong tục những ngày Tết cũng xuất xứ từ Trung Quốc. Chuyện đó bình thường, ngay cả nhiều người Việt chúng ta cũng nghĩ thế huống gì là người châu Âu, châu Mỹ. Có điều, đó là một cách hiểu sai và chính người Việt đang khiến cái sai ấy trầm trọng hơn.
Mừng tuổi là từ dùng chung của người Việt, ám chỉ một phong tục trong ngày Tết: trao cho người thân một “Món Quà” hoặc một “món tiền” tượng trưng hoặc đôi khi chỉ là một Lời Chúc để "mừng thêm một tuổi mới". (Ảnh minh họa)
Chúng ta hãy làm một phép thử, gõ từ Lì Xì vào công cụ tìm kiếm Google, kết quả trả về trong bách khoa toàn thư mở Wikipedia giải thích như sau: "Lì xì" có gốc là từ 利市 (lợi thị) trong tiếng Trung. Từ này phiên âm kiểu pinyin là lì shì.
Tiếp theo, chúng ta lại gõ vào google với 2 chữ "Mừng Tuổi", kết quả cái link Wikipedia về Lì Xì lại hiển thị đầu tiên và rất nhiều người Việt bấm vào đó để đọc và tin tưởng. Quá hoàn hảo để nhiều người đi đến kết luận: "Lì Xì hay Mừng Tuổi là một phong tục ngày Tết có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc".
Để tôi nói cho bạn nghe sự khác nhau của Lỳ Xì và Mừng Tuổi. Mừng tuổi là từ dùng chung của người Việt, ám chỉ một phong tục trong ngày Tết: trao cho người thân một “Món Quà” hoặc một “món tiền” tượng trưng hoặc đôi khi chỉ là một Lời Chúc để "mừng thêm một tuổi mới".
Lì Xì là từ người miền Nam Việt Nam thường dùng. Từ này được du nhập từ Trung Quốc khi những người Hoa di cư đến Việt Nam, nó ám chỉ việc trao cho ai đó (bất kể ngày nào, không riêng gì Tết) 1 cái phong bao đỏ trong đó có một món Tiền tượng trưng để chúc cho "may mắn, nhiều lợi lộc".
Gác lại vấn đề đó, điều quan trọng ở đây là gì? Là hầu hết chúng ta đều “học văn hóa lịch sử của dân tộc qua Google”. Muốn biết Trung Thu có nguồn gốc thế nào, tra Google, Google nói là từ Trung Quốc. Muốn biết Táo Quân có nguồn gốc thế nào, tra Google, Google lại đáp "từ TQ". Thậm chí muốn biết Kinh Dương Vương có nguồn gốc từ đâu thì tra Google, nó cũng bảo là dòng dõi một vị thần bên Trung Quốc.
Lì xì ám chỉ việc trao cho ai đó (bất kể ngày nào, không riêng gì Tết) 1 cái phong bao đỏ trong đó có một món Tiền tượng trưng để chúc cho "may mắn, nhiều lợi lộc" (Ảnh minh họa)
"Dân ta phải biết sử ta. Cái gì không biết thì tra google", câu nói đùa nhưng thật buồn là nó lại đang đúng thật. Lỗi không tại Google, nó chỉ là cỗ máy tìm kiếm trên nền nội dung có sẵn, lỗi cũng không bởi định mệnh, có chăng đó là sự hời hợt khi đến với văn hóa, lịch sử nước nhà, có chăng đó là "tư duy nô lệ văn hóa" của những kẻ kiến tạo nội dung trên Internet.
Vì sao gọi là "tư duy nô lệ văn hóa"? Vì công thức chung của họ như sau: Muốn biết nguồn gốc của 1 phong tục ở Việt Nam => Tìm xem có phong tục nào tương tự ở bên Trung Quốc không => Nếu có, kết luận "Phong Tục đó có xuất xứ từ Trung Quốc". Vì họ luôn bị ám ảnh rằng Việt Nam bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên tất cả mọi thứ đều là du nhập từ Trung Quốc chứ mấy người dám nghĩ là Phong tục của Trung Quốc bị ảnh hưởng từ Việt Nam hay có những phong tục của hai nước vốn độc lập chả liên quan đến nhau.
Họ đưa ra các kết luận bằng lối tư duy “nô lệ” như vậy mà không thực sự thông qua một cuộc khảo cứu nghiêm túc, thậm chỉ không thèm tìm hiểu xem phong tục của Việt Nam có từ khi nào để đối chiếu về mặt thời gian, điều cơ bản nhất trong nghiên cứu về sự ảnh hưởng văn hóa. Các tài liệu lịch sử hàn lâm Việt Nam (tài liệu khảo cổ học, nhân chủng học, thư tịch cổ ...) mà tôi đọc được, chẳng có chỗ nào kết luận một vấn đề một cách hàm hồ như vậy cả.
Những nhà sử học chân chính, có những câu hỏi lịch sử được đặt ra cả hàng chục năm trời nhưng họ chỉ dám đưa ra các giả thuyết để "tạm trả lời", đó là chưa kể giả thuyết đó của họ được xây dựng trên nên một công trình nghiên cứu đồ sộ, đi đến từng ngóc ngách, đào xới từng mảnh đất, tìm đọc từng chữ trong các thư tịch cổ, nâng niu từng mẫu xương từng cổ vật.
Dân tộc ta chịu bao nhiêu thăng trầm, vì thế mà xuất hiện nhiều khoảng mờ, khoảng trắng trong dòng chảy lịch sử, có rất nhiều bí ẩn khó lòng làm sáng tỏ. Nhưng không thể vì sự khó khăn đó mà chúng ta vội vàng nhận vơ, đi lý giải mọi thứ bằng sự ảnh hưởng văn hóa từ một quốc gia mà họ chính là thủ phạm đem đất đá cát bụi phủ lên những chặng đường của dân tộc ta.
Trong bài viết này, tôi sẽ không bày ra đây những luận, chứng để kết luận: Người Việt vốn có một ngày Tết riêng mà không chịu ảnh hưởng du nhập từ bất cứ đâu. Vì tôi muốn các bạn cũng như tôi tìm đọc những tài liệu chính thống (có thể ngay bây giờ đọc lại tích Bánh Chưng - Bánh Giầy), những công trình nghiên cứu khoa học và nghiêm túc về lịch sử, văn hóa dân tộc, qua đó có kết luận của riêng mình. Bạn có thể dùng Google, nhưng hãy dùng nó 1 cách thông minh, nó là công cụ chứ không phải ông chủ của bạn.
Tục gói bánh chưng - bánh dày của người Việt đã có từ rất xa xưa (Ảnh minh họa)
Tôi chỉ muốn nói hai điều:
1. Các bạn chưa hiểu đúng tầm vóc nền văn hóa gốc của dân tộc
Bạn nghĩ Văn Minh Lúa Nước chỉ là cây lúa? Không, đó còn là kỷ thuật làm nông cụ (khảo cổ học cho biết từ xa xưa chúng ta đã có những lưỡi cày được làm bằng đồng và nhiều loại nông cụ khác, cao hơn là kỹ thuật đúc đồng), đó là kỹ thuật thuần dưỡng vật nuôi (trâu, bò), đó là kỹ thuật trị thủy (tích Sơn Tinh - Thủy Tinh), đó là ẩm thực, là lễ hội văn hóa, là cách tính toán thời gian cho nông vụ . . .
Văn minh đồ đồng, phát triển từ rất sớm và cực thịnh ở Việt Nam, ngoài Trống Đồng, nếu bạn được nhìn thấy hình ảnh của những cổ vật (đã được xác định tuổi bằng phương pháp quang phổ), là từ thời Hùng Vương bạn chắc chắn sẽ ồ lên "quá tinh xảo" và bạn sẽ không thể nào nghi ngờ được sự phát triển vượt bậc của tổ tiên chúng ta thời đó. Người Việt cổ làm gì với lưỡi rìu bằng đồng? Họ có những căn nhà. Làm gì với mũi tên bằng đồng? Họ có những bữa tiệc thú rừng. Làm gì với cái đao bằng đồng? Họ có quân đội. Và hàng ngàn cổ vật khác có thể cho bạn thấy một đời sống thịnh vượng và phong phú của cư dân Văn Lang.
Bạn nghĩ sao nếu tôi nói thời đó người Việt chúng ta chỉ đóng khố, ăn lông ở lổ? Bạn nên nghi ngờ, bởi khảo cứu từ tranh Đông Hồ cổ và nhưng tượng người đúc đồng (thuộc văn hóa Đông Sơn) đã cho thấy trang phục của người Việt ngày đó không khác xa so với trang phục của phụ nữ miền Bắc cách đây tầm 100 năm là bao.
Bên cạnh đó việc phát hiện những chiếc trống đồng có hoa văn tương tự nhưng niên đại mới hơn ở các nước lân cận, chứng tỏ chúng đã có một sự giao thương rộng rãi. Những chiếc thuyền được khắc lại là mình chứng cho sự ra đời của nghề đánh cá từ xa xưa. Khi chúng ta đánh cá, trồng lúa, ... tức có những bữa ăn mà không cần phải lên rừng, trong khi những kẻ khác phải mài mông trên lưng ngựa mong một con nai ngây thơ gục ngã trước xế chiều, thì ai mới là man di mọi rợ?
Âm Lịch xuất xứ từ đâu, tôi không dám chắc, chỉ biết rằng bản thân tôi có thể nhìn độ ngắn dài của bóng mình mà đoán được giờ giấc, nhìn mức độ khuyết tròn của Mặt Trăng mà đoán được ngày tháng, vậy thì huống chi là tổ tiên chúng ta những người sáng tạo nên cả một Nền Văn Minh Lúa Nước rực rỡ.
Nếu có một dân tộc nào đó cần lịch (cách chia thời gian trong chu kỳ tuần hoàn của nó) thì một trong số đó là người Việt, bởi không một ngành nghề nào cần nó hơn nông nghiệp. Người Việt có thể không sáng tạo ra âm lịch, nhưng chắc chắn từ khi âm lịch chưa tồn tại trên đời hoặc nó chưa tìm đến VN thì họ đã sử dụng một loại lịch khác, có thể được quy định hẳn hoi, có thể chỉ bằng kinh nghiệm, truyền miệng hay các hình vẽ biểu trưng. Chắc chắn họ biết rằng bao lâu thì tiết trời lạnh giá của mùa Đông sẽ lặp lại, trong khoảng thời gian đó có bao nhiêu lần trăng tròn.
Hình ảnh những hoa văn trên chiếc trống đồng Đông Sơn phản ánh phần nào đời sống của người Việt cổ (Ảnh minh họa)
2. Bạn chưa hiểu hết người Việt (chưa hiểu chính bạn)
Hầu hết những thư tịch cổ của người phương Bắc ghi chép lại (trong đó có bản chép của Khổng Tử), ngoài những chổ họ gọi người phương Nam là man di thì đều có một điểm chung đó là "người phương Nam tính tình thuần hậu, thích nhuộm răng, xăm mình, thích ca hát nhảy múa". Điều đó Hẳn nhiên đúng, những con người ngày ngày bên những thửa ruộng, trên những con sông thì họ dĩ nhiên hiền hòa, đôn hậu, bộc trực, chất phác.
Đó cũng là lý do lý giải cho việc chúng ta bị xâm lược một cách dễ dàng và bị đô hộ cả ngàn năm, nhưng một nền văn hóa gốc mạnh mẽ lại lý giải cho việc không những sau một ngàn năm bị đô hộ chúng ta không quên nguồn cội mà còn tích lũy nên tình thần bảo vệ cương thổ và sự tồn vong của giống nòi một cách mãnh liệt hơn bất kỳ một quốc gia nào khác.
Nghiên cứu về hoa văn trên mặt Trống Đồng, người ta cho rằng đó là những hình vẽ phản ánh lại những sinh hoạt của người dân trong một năm, theo mùa. Những lễ hội (cầu mưa, phồn thực ...) đã được tổ chức trong khoảng giữa các vụ mùa (nông nhàn), tất nhiên Tết của chúng ta cũng vậy, bạn có thể thấy sau Tết Nguyên Đán ngày nay là một vụ mùa mới.
Nhắc đến Trống Đồng bạn nghĩ có là một cổ vật, nhưng thời đó nó là một nhạc cụ, không chỉ là nhạc cụ, nó là nhạc cụ phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng. Cồng chiêng, chuông, trống da, phách ... đều là những nhạc cụ cộng đồng và đều đã xuất hiện từ thời Hùng Vương. Người ta làm gì với những nhạc cụ như vậy? Dĩ nhiên là nhảy múa. Trên mặt một vài chiếc trống đồng còn có những cái quai, tác dụng của nó có thể là để thòng dây vào và quảy đi phục vụ cho các lễ rước.
Người Việt đặc biệt yêu thích âm nhạc (không chỉ là các nhạc cụ mà còn các thể loại hát lý, hò, hát giao duyên ... ) và những lễ hội. Và chính các lễ hội cổ truyền làm nên văn hóa Việt.
Kết lại:
Có thể văn hóa nước ta bị ảnh hưởng nhiều từ văn hóa TQ, nhưng hãy tự hào vì tổ tiên chúng ta đã tạo ra một nền tảng đủ để văn hóa Việt sống khỏe mà không cần vay mượn. Một điều tôi vẫn thường nói, khi bạn lớn lên bạn ăn cơm, xôi, bánh chưng, miến, phở, bánh ướt, bánh bèo, bánh xèo, bánh khọt ... (những món ăn làm từ lúa gạo) thì bạn đã được nuôi lớn bởi nên văn minh lúa nước. Nó ở xung quanh bạn, mọi lúc mọi nơi, hãy cảm nhận nó, khi bạn thấy mình ssống trong đó, bạn là một người Việt, và dù có xem phim Nhật, nghe nhạc Hàn, trang điểm kiểu Trung, ăn mặc kiểu Tây thì bạn vẫn không đánh mất chính mình. Chúng ta có mọi thứ đủ để xây lòng tự tôn dân tộc.
Lời tòa soạn:
Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn mạng đã nổ ra những cuộc tranh luận về việc sử dụng cụm từ "Chinese New Year" hay "Lunar New Year" để nói về Tết âm lịch cổ truyền của Việt Nam mới là chính xác. Bài viết này thể hiện quan điểm của độc giả - tác giả Đông Tuyền về chủ đề của cuộc tranh luận và những suy nghĩ của tác giả về vấn đề nghiên cứu, học tập, tìm hiểu văn hóa Việt Nam trong giới trẻ hiện nay. 
Tiêu đề do Infonet đặt lại.
Đông Tuyền

Thiền viện lớn nhất ĐBSCL tấp nập người tới lễ Phật cầu may

Sáng mùng 3 Tết, dòng người từ khắp nơi đổ về Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, Phong Điền, TP Cần Thơ) để lễ Phật cầu may, tham quan ngắm cảnh trong ngày đầu năm.
Đây là Thiền viện lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều cảnh đẹp nên thu hút đông đảo khách du lịch. Diện tích Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam hơn 38.000 m2 gồm khu chánh điện, nhà thờ Tổ được xây dựng theo kiến trúc văn hóa Lý - Trần; Lầu chuông, lầu trống được xây dựng theo tháp chuông Chùa Keo ở Thái Bình được làm bằng gỗ lim được nhập từ Nam Phi.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện được làm bằng đồng, nặng 3,5 tấn; đại hồng chung nặng 1,5 tấn. Tượng Bồ Tát và các vị tổ sư được tạc bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm…
Những ngày Tết, xung quanh thiền viện được trang trí nhiều hoa đẹp thu hút đông đảo khách du dịch đến đây vui xuân, đón tết.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận trong ngày mùng 3 Tết.
Khu vực giữ xe chật kín
Khu vực giữ xe chật kín
Đường vào Thiền viện có rất đông người đến lễ Phật, tham quan
Đường vào Thiền viện có rất đông người đến lễ Phật, tham quan
Chen chân ngắm tượng Phật Di Lặc ở khu thủy tạ 
Chen chân ngắm tượng Phật Di Lặc ở khu thủy tạ 
Cho cá ăn trong năm mới để hy vọng đươc nhiều may mắn
Cho cá ăn trong năm mới để hy vọng đươc nhiều may mắn
Người người chen chân trong khu chánh điện

Người người chen chân trong khu chánh điện
Người người chen chân trong khu chánh điện
Khách du lịch nước ngoài cũng đến tham quan, chụp ảnh trong ngày đầu năm mới ở Thiền viện
Khách du lịch nước ngoài cũng đến tham quan, chụp ảnh trong ngày đầu năm mới ở Thiền viện
Khuôn viện rộng lớn của Thiền viện có rất đông người tham quan, ngắm cảnh.
Khuôn viện rộng lớn của Thiền viện có rất đông người tham quan, ngắm cảnh.

 Hàng trăm người đổ về nhà thờ lớn nhất Bạc Liêu trong năm mới  
Theo ghi nhận của PV Dân trí, từ sáng ngày mùng 1 Tết đến sáng mùng 3 Tết, Thánh đường Tắc Sậy (tọa lạc trên QL1A, xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) - ngôi nhà thờ được xem là lớn nhất Bạc Liêu - có hàng trăm người đổ về đi lễ, cầu bình an cho năm mới. Đa phần người dân đến từ các tỉnh, thành khác ở khu vực ĐBSCL, có cả người dân từ các tỉnh miền Đông.
Chia sẻ với PV, một số người dân cho biết, nhà thờ Tắc Sậy là một trong những ngôi nhà thờ nổi tiếng ở Bạc Liêu, đã được nâng lên thành Thánh đường hành hương. Trong khuôn viên nhà thờ còn có khu an nghỉ của Linh mục Trương Bửu Diệp- một vị linh mục được tôn kính.
“Năm nào trong mấy ngày Tết, gia đình tui cũng sắp xếp để đến nhà thờ Tắc Sậy cúng viếng cũng như cầu Chúa, cầu cha Diệp ban mọi điều tốt đẹp nhất cho gia đình”, anh Thiện (quê Cà Mau) bày tỏ. 
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận tại Thánh đường Tắc Sậy vào sáng ngày mùng 3 Tết:

Đông đảo người dân thắp hương, dâng hoa cúng viếng cầu an năm mới.

Đông đảo người dân thắp hương, dâng hoa cúng viếng cầu an năm mới.
Đông đảo người dân thắp hương, dâng hoa cúng viếng cầu an năm mới.
Đông đảo người dân thắp hương, dâng hoa cúng viếng cầu an năm mới.
Đông đảo người dân thắp hương, dâng hoa cúng viếng cầu an năm mới.
Khu an nghỉ của Linh mục Trương Bửu Diệp rất "hút" người đến cúng viếng và cầu tốt đẹp trong năm mới.
Thánh đường Tắc Sậy được xem là ngôi nhà thờ lớn ở Bạc Liêu.
Thánh đường Tắc Sậy được xem là ngôi nhà thờ lớn ở Bạc Liêu.

Thánh đường Tắc Sậy được xem là ngôi nhà thờ lớn ở Bạc Liêu.
Thánh đường Tắc Sậy được xem là ngôi nhà thờ lớn ở Bạc Liêu.
                                                            Huỳnh Hải

Cá trắm đen: Đặc sản Xuân làng Vũ Đại

Ca tram den-Dac san Xuan cua lang Vu Dai.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Người Việt Nam nào cũng đều biết đến làng Vũ Đại với cặp nhân vật Chí Phèo-Thị Nở nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Nay làng này cũng được nhiều người nhắc đến nhờ vào món cá trắm đen kho đặc sản, nhất là vào mỗi dịp Xuân về.

Từ nghề gia truyền…

khocatramden-400.jpg
Nghệ nhân kho cá trám đen ở làng Vũ Đại, xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam.
Đối với những người Việt Nam biết nấu nướng thì kho cá là một thao tác chẳng mấy khó; tuy nhiên để có thể kho được món cá trở thành đặc sản như của làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam thì không phải dễ. Đây là địa phương vốn thường được biết đến với tên làng Vũ Đại và món cá kho của làng từng là vật tiến Vua.
Bà Nguyễn thị Thìn, một nghệ nhân của làng Đại Hoàng cho biết:
“Tôi theo nghề kho cá này đã lâu lắm rồi, từ khi mới hơn chục tuổi đã theo bố mẹ kho để ăn hằng ngày và cho bạn bè, những người ở xa. Còn kho để bán đi cả nước chỉ độ dăm bảy năm nay thôi. Từ năm 2005 đến nay là chín năm. Trước đây từ 2001-2002 không phát triển như bây giờ đâu.
Những tỉnh lân cận, chúng tôi gọi là kho hộ cho người ta, lấy một chút công không đáng kể thôi. Trước đây thông tin kém chứ không được rộng rãi như bây giờ. Từ 2004-2005, nhờ thông tin đại chúng rộng rãi, quảng bá nên mọi người biết và phát triển ra khắp mọi nơi”.
Chúng tôi kho cá 16 tiếng. Cá phải cần cá trắm đen. Gia vị thì cần những thứ sau: chanh, gừng, riềng, ớt, hành, nước cốt cua đồng , nước xương lợn hầm, tiêu.
Bà Nguyễn Thị Thìn

…đến ‘nghệ nhân’ kho cá

Ngoài kỹ năng đặc biệt được thực hành qua thời gian từ bé đến lớn, nồi cá kho làng Đại Hoàng cần phải có những nguyên vật liệu đặc biệt đó là loại các trắm đen trên ba tuổi và những gia vị cụ thể như trình bày của bà Nguyễn Thị Thìn sau đây:
“Chúng tôi kho cá 16 tiếng. Cá phải cần cá trắm đen. Gia vị thì cần những thứ sau: chanh, gừng, riềng, ớt, hành, nước cốt cua đồng (cua mà chúng ta ăn giã ra lấy nước cốt), nước xương lợn hầm, tiêu. Đó là gia vị của cá kho cổ truyền làng Nhân Hậu.”
Ngoài loại cá trắm đúng tuổi và những gia vị cần thiết, nêu đất để kho cá cũng không phải bất cứ loại nêu do nơi nào sản xuất cũng có thể dùng được mà phải là nêu làm từ đất sẽ ở vùng Nghệ An và vung làm từ đất sẽ Xứ Thanh.
Một người hiện cung cấp nêu cho làng Đại Hoàng kho cá cho biết một số thông tin về loại nêu do địa phương ông này sản xuất trước đây, cũng như việc đầu tư công nghệ mới hiện nay:
“Làng chúng tôi làm cách đây cũng chừng 200-300 năm rồi (nhưng tôi nắm không được chính xác lắm). Làng trước là làng nổi tiếng Chợ Bộng, xã Viên Thành.
Tại tỉnh Nghệ An có ba xã làm nồi tốt nổi tiếng nhưng ‘công’ thấp quá nên họ bỏ nghề rồi.  Bây giờ là làng khác: Trùng Sơn, Đô Lương. Tôi hiện đang nhờ một người bạn dưới Hải Phòng đặt một cái máy từ bên Nhật về và tôi khắc phục lại.
Đất là đất chịu lửa, nói chung như ở Bắc Ninh cũng có nồi nhưng họ phải lấy của tôi một ô tô (nồi)”.

…cũng lắm công phu

Nhu cầu tiêu thụ loại cá kho làng Đại Hoàng tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên Đán, dù rằng quanh năm làng vẫn kho cá để bán đi các nơi theo đơn đặt hàng của khách.
Theo nghệ nhân kho cá Nguyễn Thị Thìn thì cá do làng Đại Hoàng kho phải mất đến 16 tiếng, và vào dịp Tết hoạt động này phải được phân công theo công đoạn và ca làm việc suốt 24 trên 24 tiếng đồng hồ như sau:
“Kho cá 16 tiếng thì quá vất vả. Ví dụ như hôm nay chúng tôi đang kho đây. Nếu làm khoảng 2-3 tạ cá thì phải có hai người chuyên môn bắt cá ra để đánh vảy; hai người chuyên môn mổ, hai người xếp, ba người chuyên môn đun. Nhiều hơn tôi phải phân công thành 2 ca: một ca từ 12 giờ đêm đến 12 giờ trưa, một ca từ 12 giờ trưa đến 12 giờ đêm.
Ngày Tết phải mượn người trong công ty mà thường ngày có khoảng 20 người. Anh em thay đổi nhau làm, ít thì 5-7 người, nhiều thì 9-10 người; cứ thay nhau nay người này làm, mai người kia làm.
Còn ví dụ như ngày Tết kho khoảng 500 nồi thì phải tập trung khoảng 40 người. Phải thuê thêm những người biết làm để họ đến rồi mình hướng dẫn làm cùng mới đủ.”
Ngày Tết phải mượn người trong công ty mà thường ngày có khoảng 20 người. Anh em thay đổi nhau làm, ít thì 5-7 người, nhiều thì 9-10 người; cứ thay nhau nay người này làm, mai người kia làm.
Bà Nguyễn Thị Thìn

Thị trường mở rộng

Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, sản phẩm cá kho làng Đại Hoàng được quảng cáo trên mạng, và gia đình bà Nguyễn Thị Thìn cũng thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mặt hàng này.
Một người cháu phụ trách mảng kinh doanh cá kho làng Đại Hoàng cho biết giá cả của những nêu cá kho với kích cỡ khác nhau và phương thức vận chuyển như sau:
“Giá tại Hà Nam, nêu 1 cân rưỡi giá 500 (ngàn), nêu 2 cân sáu trăm ngàn, nêu 2,5 cân 700 ngàn, nêu 3 cân 800 ngàn, 3,3 cân chín trăm ngàn, 4 cân 1 triệu đống.
Nếu ở các nơi khác như Sài Gòn, chúng tôi chuyển phát nhanh vào, còn ở những tỉnh gần gần như Huế, Đà Nẵng, chúng tôi có thể gửi bằng ô-tô.”
Cô cháu gái của nghệ nhân kho cá Nguyễn Thị Thìn nói rõ cô chỉ muốn làm việc kinh doanh sản phẩm do địa phương làm ra chứ bảo cô vào bếp trực tiếp kho cá thì cô không muốn vì thấy quá vất vả:
“Em chỉ kinh doanh thôi, theo nghề vất vả lắm vì kho cá vào những dịp Tết phải kho cả đêm, mệt lắm”.
Ngoài nghề kho cá bán đi các nơi, người dân làng Đại Hoàng còn làm nghề dệt vải, dệt khăn.
Đây là những nghề truyền thống tại khu vực Đồng bằng Bắc bộ và trước kia không có những phương tiện xử lý nước và các chất thải ra trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Thế nhưng bà Nguyễn Thị Thìn cho biết nay mọi hộ dân tại làng Đại Hoàng đều chấp hành những qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường của cơ quan chức năng đề ra. Các hộ đều xây dựng những bể xử lý theo đúng tiêu chuẩn.
Theo lời của cô gái phụ trách kinh doanh món cá kho Làng Đại Hoàng thì một số Việt kiều trước khi rời Việt Nam đều đặt mua vài nêu cá kho Đại Hoàng mang theo. Họ được hướng dẫn kỹ càng cách thức bảo quản để thưởng thức dần món ăn đậm đà hương vị quê nhà đó tại xứ người.

Tết ăn mì để cầu sức khỏe, bình an

Ngày đăng : 21/02/15 07:00
Món ăn phổ biến ở nhiều nước châu Á để cầu sức khỏe, bình an là món mỳ và món cá nấu nguyên con.
Nhiều người châu Á quan niệm rằng, các loại mỳ sợi dài là biểu tượng về sức khỏe. Mỳ được cho là sẽ giúp trường thọ giống như sợi mỳ vừa dài và dai, không bị nát khi đun nấu, tượng trưng cho sức khỏe bền bỉ.
Mỳ Soba, món ăn truyền thông trong những giờ khắc giao thừa ở Nhật Bản.
Vào đêm giao thừa, người Nhật Bản có phong tục ăn mỳ Soba để tiễn năm cũ, đón một năm mới may mắn và sức khỏe. Họ sẽ ăn sạch không bỏ sót dù chỉ 1 sợi vì tin rằng nếu người nào bỏ sót sẽ gặp vận rủi trong năm mới.
Ở Trung Quốc có món mỳ gọi là mỳ trường thọ. Cả tô mỳ chỉ có một sợi mỳ. Người nấu sẽ phải thật cẩn thận để sợi mỳ không bị đứt khi nấu.
Món cá nấu nguyên con cũng được tin là sẽ đem lại sức khỏe dồi dào trong năm mới.
Bên cạnh món mỳ thì món cá cũng được cho là biểu tượng của sức khỏe.
Món cá nấu nguyên con thường được thưởng thức trong ngày đầu năm mới để cầu cho một năm mới thuận buồm xuôi gió từ đầu đến đuôi, sức khỏe dồi dào.
PHẠM KHÁNH (Tổng hợp)

Ẩm thực Huế “chinh phục” du khách

Ngày đăng : 21/02/15 11:02
Việt Nam có khoảng 3.000 món ăn các loại, trong đó riêng Huế đã chiếm trên 1.700 món.
Đến Huế, du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn, mà còn được thưởng thức những món ăn từ dung dị chốn dân dã cho đến cầu kỳ chốn cung đình. Tất cả tạo nên sắc màu và không gian ẩm thực độc đáo theo chiều dài lịch sử và văn hóa vùng đất cố đô.
Nơi trời - đất giao hòa 
Theo các nhà nghiên cứu, hiện Việt Nam có khoảng 3.000 món ăn các loại, trong đó riêng Huế đã chiếm trên 1.700 món. Những món ăn Huế dù là cao lương mỹ vị hay dân dã đơn sơ, đều làm cho ai đó một lần nếm qua phải xuýt xoa khen ngon đến mức “ngậm mà nghe”, để rồi lưu luyến mãi cái hương vị khó quên ấy. Huế - trung tâm xứ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, đến thế kỷ XIX là đất kinh kỳ phồn hoa đô hội, nơi quy tụ một vương triều với biết bao quan lại, nho sĩ trí thức. Ở đó, ngoài chốn vương phủ còn có các tầng lớp quý tộc và thượng lưu, trí thức  tụ họp về đây. Điều đó đòi hỏi người Huế không chỉ giỏi chế biến các món ăn cực kỳ tinh tế chỉ dùng trong chốn vương phủ.
Ngày nay, tuy không còn giữ vai trò là một trung tâm kinh tế - chính trị lớn hàng đầu đất nước, nhưng Huế vẫn là nơi duy trì những bóng dáng xưa cũ của một triều đại với tất cả lối sống một thời vàng son. Và dĩ nhiên, trong những đặc trưng văn hóa lâu đời của Huế, cách ăn uống đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nét văn hóa và phong cách con người xứ Huế. Ẩm thực Huế càng ngày càng phong phú hơn nhờ địa hình và thổ nhưỡng của chốn trời và đất giao hòa.
Đơn cử, cồn Hến nổi giữa sông Hương, về mùa mưa lũ thường bị ngập, là nơi cung cấp những quả bắp nếp hạt nhỏ, dẻo mềm; có loài hến thịt ngọt là thực phẩm cho nhiều món ăn dân dã. Biển Thuận An cung cấp tôm, cua, cá, mực... tạo nên những món ăn ngon hoặc chế biến thành nhiều loại mắm tôm, mắm ruốc, mắm gạch cua. Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là một vùng nước lợ, nơi cung cấp những thuỷ sản ngon có tiếng bậc nhất Đông Nam Á với các loại cua khớp, cá hanh, cá dầy...
Đem cả thiên hạ cung phụng thiên tử
Ẩm thực Cung đình Huế có khá nhiều luật lệ, nghi thức từ việc cung ứng thực phẩm đến kỹ nghệ chế biến, phục vụ, các kiểu mâm bàn, chén bát. Vua ăn gọi là ngự thiện, đồ ăn của vua gọi là ngự dụng. Những người nấu nướng cho vua ăn hàng ngày gọi là đội Thượng Thiện. Vua Gia Long ăn uống giản dị nhất. Ngược lại, vua Đồng Khánh ăn uống cầu kỳ, mỗi bữa ăn có 50 món khác nhau do 50 người đầu bếp chuyên lo việc bếp núc. Sách Đại Nam Thực Lục Chính biên ghi lại, nhà vua ăn điểm tâm 12 món, ăn trưa và ăn chiều có đến 50 món mặn và 16 món ngọt. Trong số ấy phải có một vài món bát trân (tám món quý nhất gồm: Nem công, chả phượng, da tây ngu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi và yến sào).
Từng món múc ra tô, đĩa rồi đặt trong các quả hộp bằng gỗ sơn son thiếp vàng, đậy nắp lại mang đi, có lính cầm lọng che. Đến giờ ăn, các món ăn được đầu bếp chuyển cho quan thị vệ đưa qua Đoàn thái giám; Thái giám cử năm cung nữ quỳ dâng cơm lên đức vua. Có một viên quan chuyên vót đũa và tăm tre cho vua dùng. Đũa vót bằng tre vừa mới trổ đủ lá và mỗi ngày thay một lần. Tăm vua dùng gọi là tăm bông, dài gần gang tay, đầu lớn  được chẻ từng sợi mảnh uốn cong trông như hoa. Đầu nhọn xỉa răng, đầu hoa để chùi răng cho sạch. Đồ ngự dụng như chén, bát, đĩa, bình trà, chén uống trà, uống rượu là đồ sứ men lam hay sứ ký kiểu. Gạo nấu cơm cho vua phải là gạo de An Cựu lựa từng hạt. Nồi nấu cơm là một cái niêu đất nhỏ do làng gốm Phước Tích sản xuất. Đũa ăn của vua Đồng Khánh vót từ gỗ của cây kim giao.
Nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan cho rằng, xuất phát từ quan niệm đem cả  thiên hạ cung phụng cho thiên tử (con trời) nên mỗi bữa ăn của một số vị vua Nguyễn có đến hơn 50 món khác nhau dù thực tế các vua lại ăn rất ít. Những món ăn ấy chủ yếu được nhà vua dùng vào việc ban ân huệ cho các vương quan, đại thần. Văn hóa ẩm thực cung đình Huế không chỉ là nghệ thuật chế biến, trình bày các món ăn mà cao hơn là quan niệm triết lý, tư tưởng thẩm mỹ trong thưởng thức món ăn. Ngoài bài trí hài hòa và đẹp mắt, mỗi bữa ăn cho nhà vua phải được cơ cấu một cách khoa học: Rau ăn với thịt; món ăn theo thời tiết; gia giảm gia vị phù hợp theo tự nhiên.
Ngoài hệ thống quần thể di tích, Huế còn thu hút du khách bởi ẩm thực.     Ảnh: T.Liên
Ban đầu, ẩm thực Cung đình Huế bắt nguồn từ ẩm thực dân gian. Đơn cử, hến Cồn đã được “tiến vua” suốt thời Khải Định, Bảo Đại, vì bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại xuất thân là cô gái bán cháo bò xinh đẹp ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế; Hoàng Thái hậu Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức, người Gò Công, đã sai người bới mắm tôm chà tận Gò Công mang ra Huế để ăn cho đỡ nhớ nhà...
Tôn vinh văn hóa Việt 
Theo nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà - truyền nhân ẩm thực cung đình triều Nguyễn: Ẩm thực cung đình Huế chủ yếu phục vụ cho nhà vua nên yêu cầu vô cùng khắt khe. Dù chế biến cầu kỳ, đài các như thế nào đi chăng nữa thì các món ăn cung đình vẫn thể hiện quan niệm của người Huế, không chỉ ăn bằng miệng, mà phải cảm nhận được bằng cả ngũ quan. Hài hòa về màu sắc, hương vị, hài hòa về âm - dương, nóng - lạnh,  hài hòa trong bố cục chén, đũa, bát, dĩa... hài hòa như tự nhiên, thiên nhiên, chính là văn hóa Huế.
Vốn là con nhà Hoàng tộc được đào tạo việc bếp núc ngay từ nhỏ, nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà chia sẻ: Dù nấu ăn là một nghề vất vả, nhưng qua nghề này, tôi có nhiều cơ hội giao lưu với thế giới bên ngoài. Thông qua ẩm thực, tôi có cơ hội giới thiệu với bạn bè quốc tế nét đẹp của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam, khiến cho họ có một ấn tượng rất sâu sắc về nền ẩm thực và nền văn hóa lâu đời Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, việc bảo tồn văn hóa ẩm thực và phát triển các dịch vụ ẩm thực tại Huế vẫn là một bài toán nan giải..
 Phương Trà - Quốc Liên

Giấc mơ là những đoạn đời quay chậm?

David Robson
  • 7 giờ trước
Chia sẻ
Khi ta mơ, thời gian liệu có trôi qua với một tốc độ khác hay không? David Robson tìm hiểu.
Khi chuông báo thức rung lên, tôi thường nhấn vào nút ngắt để đồng hồ đổ chuông muộn lại, rồi cuộn tròn vào chăn ấm ngủ thêm ít phút.
Thường thì những gì trải qua sau đó chỉ như một giấc mơ ngắn, có thể là một cuộc chuyện trò đơn giản hay một cuộc đi bộ ngắn, nhưng có những lúc tỉnh dậy, tôi thấy hóa ra mình đã nằm rốn cả tiếng đồng hồ.
Điều đó khiến tôi băn khoăn: Làm sao mà những sự kiện ngắn ngủi như vậy lại có thể mất nhiều thời gian đến thế khi diễn ra trong đầu mình? Liệu đó có phải là những điều xảy ra chung cho mọi người hay không?
Nay các nhà nghiên cứu có thể đã tìm ra câu trả lời, với việc nghiên cứu những đối tượng có khả năng kiểm soát não bộ của mình trong khi ngủ, được gọi là “những người minh mẫn khi ngủ mơ”.
Tìm hiểu về những trải nghiệm của những người này cũng tiết lộ cho ta thấy các hiệu ứng kì quặc khác nữa, chẳng hạn như liệu ta có thể tự cù mình khi đang ngủ hay không.
Việc tỉnh táo khi ngủ mơ cho ta cái nhìn vào sáng tỏ hơn vào tâm trí con người khi đang ngủ từ hơn 100 năm qua.
Một trong những người nghiên cứu về các giấc mơ sớm nhất là nhà hùng biện người Pháp hồi thế kỷ 19, Marquis d’Hervey de Saint-Denys, người đã phát hiện ra rằng ông có thể chỉ dẫn các giấc mơ của mình khi 13 tuổi, và đã dành hàng chục năm sau đó thử áp dụng khả năng tỉnh táo khi ngủ mơ để thử nghiệm các giới hạn của tâm trí khi đang ngủ của mình.

Những chuyến đi kỳ lạ

Trong số các cuộc phiêu lưu trong mơ, ông tự đưa mình lên đỉnh các tòa nhà cao để xem liệu ông có thể mơ thấy cái chết của chính mình không.
Lần nào cũng vậy, ông đều không thể mơ thấy cái chết đó, và giấc mơ luôn đổi cảnh để tránh dẫn tới kết cục u ám
Với việc nhận thấy các địa điểm và những con người thường xuất hiện trong các hành trình đó, ông kết luận rằng các giấc mơ được hình thành từ những mảnh chắp vá ký ức của chúng ta, qua đó giải thích được một cách hợp lý hơn so với các thuyết duy tâm thịnh hành cùng thời.
Một nhà tiên phòng nữa là Mary Arnold-Forster, người cháu của tác giả EM Forster, người viết cuốn cẩm nang hướng dẫn cách tỉnh táo khi ngủ mơ hồi thập niên 1920; bà dùng sự nhận biết trong giấc mơ của mình để tránh đi những cơn ác mộng đáng sợ về Đại chiến Thế giới thứ nhất.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Arnold-Forster và Saint-Denys hầu như đã bị phớt lờ, và trong hàng thập niên sau đó, các giấc mơ tỉnh táo đã bị xem nhẹ so với các thuyết “nghiêm túc” hơn.
Nhưng trong những năm gần đây, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh đã bắt đầu chú tâm tới một số thử nghiệm không kém phần lập dị.
Chẳng hạn như hồi đầu năm nay, Jennifer Windt từ Đại học Johannes Gutenberg ở Mainz, Đức, đã quyết định tìm hiểu xem những người tỉnh táo khi ngủ mơ có thể tự cù vào mình khi đang mơ hay không.
Nghe thì có vẻ kỳ quái, nhưng điều đó giúp ta thử nghiệm mức độ tự nhận thức trong giấc mơ.
Trong đời thực, ta không thể tự cù mình, bởi ta nhận thức được những gì mình đang làm, do đó não bộ sẽ tiết chế các cơ quan nhạy cảm vốn khiến ta thấy buồn cười.
Quan trọng là điều tương tự cũng đúng trong các giấc mơ tỉnh táo: người đang mơ đó khó có thể tự làm mình cười, và như vậy đồng nghĩa với việc giấc mơ của người đó vẫn duy trì mức độ nhận thức cao về các hành động của cơ thể, của cơ quan nhạy cảm, và do đó hạn chế tối đa mức độ phản ứng.
Thú vị là Windt cũng yêu cầu những người tham gia thử nghiệm hãy yêu cầu các nhân vật khác xuất hiện trong giấc mơ hãy cù mình.
“Trong một số lần, các nhân vật trong mơ từ chối,” Windt nói. “Họ hành xử như thể họ có trí não và ý thức riêng.”
Tuy nhiên, khi có người khác cù vào người ngủ mơ thì tác dụng khá là mờ nhạt. Điều đó cho thấy não bộ vẫn nhận thức được về quyền kiểm soát của nó đối với các nhân vật trong mơ.

Mộng du

Nghiên cứu về các đoạn thời gian trong các giấc mơ là điều khó khăn cho tới tận khi Daniel Erlacher từ Đại học Bern, Thụy Sỹ, thực hiện được một thử nghiệm cực kỳ thông minh.
Câu chuyện bắt đầu khi ông tìm hiểu về cách thức não bộ hình dung ra những hành động khác nhau. Chẳng hạn khi ta mơ mình đang chạy, thì liệu ta có kích hoạt các bộ phận lẽ ra sẽ hoạt động trong trường hợp ta chạy thật hay không?
Những thử nghiệm ban đầu của ông cho thấy là có, nhưng tuy nhiên các bộ phận đó dường như lại bị loại trừ một cách kỳ lạ.
Bằng cách mời những người tỉnh táo khi ngủ mơ đầy kinh nghiệm, kỹ năng tham gia vào phòng thí nghiệm được trang bị đặc biệt, ông đề nghị những người tham gia thực hiện một số việc khác nhau trong giấc mơ: một khi họ đạt được độ tỉnh táo rồi thì họ phải bước 10 bước, đếm tới 30 hoặc thực hiện một động tác thể dục nhịp điệu phức tạp chẳng hạn.
Để tính thời gian các hành động họ thực hiện, ông dùng một khía cạnh đặc biệt của trí não trong lúc ngủ: đó là tuy cơ thể bất động nhưng chuyển động của mắt có khuynh hướng diễn dịch chuyển động của cơ thể; các đối tượng tham gia thử nghiệm có thể ra tín hiệu về lúc bắt đầu và kết thúc của hành động bằng cách nhướn mắt trái và mắt phải vài lần.
Bên cạnh đó, Erlacher đo thêm cả các hoạt động của não bộ và của cơ bắp họ, để đảm bảo là họ không giả vờ ngủ.
Đúng như ông dự đoán, những người ngủ mơ đôi lúc mất thời gian dài hơn tới 50% so với khi thức để hoàn tất loạt hành động, cho thấy họ đã thực hiện các nhiệm vụ được trao một cách chậm rãi hơn, ngay cả khi họ không nhận thức được điều đó.
“Họ báo cáo rằng họ thấy những gì diễn ra thì giống như khi hoàn toàn thức,” Erlacher nói.
Có lẽ điều này giải thích vì sao một giấc mơ ngắn có thể kéo dài tới cả tiếng đồng hồ.
Ngay cả vậy, thì Erlacher hiện cũng chưa giải thích được là vì sao; hoạt động của não trong quá trình ngủ có lẽ mất nhiều thời gian hơn để xử lý thông tin, ông nói.
Có một khía cạnh thực tiễn (mà có lẽ sẽ rất tuyệt vời) trong nghiên cứu của Erlacher; ông hy vọng là các vận động viên có thể dùng khả năng tỉnh táo trong giấc mơ để tăng thêm ít nhiều hoạt động tập tành.
Rốt cuộc thì ngủ là điều quan trọng cho việc hợp nhất ký ức, cho nên việc thực hành trong giấc mơ nhằm củng cố kỹ năng mới là điều khả thi.
Nó có thể tác dụng trong việc cho phép một vận động viên rèn giũa kỹ năng khi không thể tập luyện được, chẳng hạn như khi bị chấn thương.
“Tất nhiên là có những hạn chế - bạn không thể cải thiện được sức bền, nhưng nếu bạn đã có hệ thống kích thích tốt trong não bộ thì bạn có thể dùng nó để tăng cường và ổn định các kỹ năng,” ông nói.
Các cuộc phỏng vấn của ông với các vận động viên hàng đầu cho thấy nhiều người đã đang sử dụng kỹ thuật này, ông nói biết, và ông hiện đang nghiên cứu thêm về các lợi ích của nó.
Các thử nghiệm mà nhóm của ông thực hiện gồm cả các hoạt động học tập được thực hiện trong phòng thí nghiệm thông thường, như việc làm chủ được các cử động của ngón tay, hay các hành động thể thao như ném phi tiêu.
“Nó tỏ ra khá hiệu quả, hơi tệ hơn so với việc luyện tập thực sự khi thức một chút, nhưng tốt hơn so với việc dượt lại bằng trí não,” ông nói về những kết quả đã thu được cho tới nay.
Ông cho rằng sự biến dạng về thời gian trong các giấc mơ không phải là vấn đề gì nghiêm trọng, bởi nhìn chúng chuỗi các sự kiện có vẻ như vẫn được duy trì đúng thứ tư dẫu cho có mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành.
Phải thừa nhận rằng việc dùng giấc ngủ để tự nâng cao kỹ năng chỉ là điều hấp dẫn với những người khắt khe, tham vọng, chứ không phải cho tất cả mọi người.
Nhưng ít nhất thì việc có thể học được cách làm chủ giấc mơ cũng sẽ cho tôi kiếm cớ để ngủ rốn thêm tí chút vào mỗi buổi sáng.

CSIS: 2015 là đúng thời điểm để Tổng thống Obama thăm Việt Nam

Ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, nhấn mạnh chuyến đi dự kiến vào tháng 11 của Tổng thống Obama sẽ mang nhiều thông điệp quan trọng.
Ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, nhấn mạnh chuyến đi dự kiến vào tháng 11 của Tổng thống Obama sẽ mang nhiều thông điệp quan trọng.
bởi Trà Mi-VOA

Năm 2015 là thời điểm tốt để Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sang thăm Việt Nam, theo phân tích của một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ (CSIS) tại thủ đô Washington DC.
Có nhiều khả năng nhà lãnh đạo Mỹ sẽ công du Việt Nam đánh dấu 2 thập niên bình thường hóa quan hệ hai nước nhân dịp ông có mặt tại Đông Nam Á tham dự các cuộc họp thượng đỉnh ở khu vực vào cuối năm nay.
Trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi VOA Việt ngữ, ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, nhấn mạnh chuyến đi dự kiến vào tháng 11 của Tổng thống Obama sẽ mang nhiều thông điệp quan trọng, giúp mở rộng phạm vi mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Hà Nội với Washington.
Ông Murray Hiebert: Nhiều người trong chính quyền Mỹ và cả ở Việt Nam cho rằng Tổng thống Obama nên đến thăm Việt Nam năm nay. Ông đã công du nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và chuyến công du Việt Nam, nếu có,  sẽ đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Bang giao hai nước đã cải thiện nhiều trong những năm gần đây, nhưng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ sẽ là sự kiện thúc đẩy hành động để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng giữa hai nước.
VOA: Nếu chuyến đi có diễn ra, theo ông, có là vì nhân dịp Tổng thống Mỹ có mặt tại khu vực Đông Nam Á vào lúc đó hay không?
Ông Murray Hiebert: Năm 2013 Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, và Tổng thống Mỹ, Barack Obama, đã quyết định mở ra mối quan hệ đối tác toàn diện, và sự hợp tác giữa đôi bên về mặt kinh tế, an ninh, giáo dục, môi trường đều cải thiện đáng  kể trong vài năm qua. Chuyến thăm của ông Obama không phải chỉ vì nhân lúc ông có mặt tại khu vực mà là vì nó có tầm quan trọng thiết yếu đối với quan hệ song phương Việt-Mỹ.
VOA: Một cách cụ thể, hai nước có thể kỳ vọng trông thấy những gì trong và sau chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam?
Mỹ cũng đang tìm cách để Tổ chức Hòa Bình Peace Corps được phép hoạt động ở Việt Nam. Hai bên cũng đã bàn tới việc thành lập đại học Fullbright ở Việt Nam, một trường đại học độc lập kiểu Mỹ đầu tiên tại Việt Nam có quyền tự do quyết định giáo trình và tuyển lựa giảng viên.
Ông Murray Hiebert nói.
​​Ông Murray Hiebert: Có nhiều điều lắm. Một trong những yếu tố chính trong mối quan hệ song phương là thương mại và đầu tư. Việt Nam hiện đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất ở Đông Nam Á đối với thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng trông chờ những cơ hội đưa hàng hóa sang Việt Nam một khi Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP được hoàn tất, đó dĩ nhiên cũng là lực đẩy mạnh quan hệ giữa hai nước. Vào thời điểm Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam, có thể TPP đã hoàn tất và đôi bên có thể cùng ăn mừng điều đó. Hai nước đã có những cuộc thảo luận liên quan tới an ninh và chuyến thăm của ông Obama có thể giúp tăng cường các hoạt động cũng như các đề nghị cụ thể trong khung làm việc rộng lớn đó để hai bên hợp tác trong lĩnh vực nhận thức về các vấn đề hàng hải, tìm kiếm cứu hộ..v..v.. Chuyến công du của Tổng thống Obama tới Việt Nam, một trong những nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, một trong những quốc gia mà Mỹ đã cải thiện quan hệ đáng kể nhất dưới chính sách ‘Xoay trục về Châu Á’ của ông Obama, sẽ là cơ hội cho nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra bài phát biểu về viễn cảnh mối quan hệ giữa Mỹ với Châu Á trong tương lai và một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của Đông Nam Á, nơi các nhà đầu tư Mỹ đang chiếm ưu thế. Tóm lại, có nhiều việc ông Obama có thể làm nhân chuyến công du này. Theo tôi, Mỹ cũng đang tìm cách để Tổ chức Hòa Bình Peace Corps được phép hoạt động ở Việt Nam. Hai bên cũng đã bàn tới việc thành lập đại học Fullbright ở Việt Nam, một trường đại học độc lập kiểu Mỹ đầu tiên tại Việt Nam có quyền tự do quyết định giáo trình và tuyển lựa giảng viên. Đây là kế hoạch có lợi cho nền giáo dục cần được hỗ trợ của Việt Nam. Một vấn đề khác nữa là Hoa Kỳ rất quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tôi nghĩ, trước chuyến thăm của ông Obama và cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho chuyến đi được diễn ra sẽ có những cuộc thảo luận giữa đôi bên về nhân quyền, về tầm quan trọng của dân chủ và pháp quyền trong các mối quan hệ của Mỹ với các nước.
Về phía Việt Nam, chính phủ Hà Nội  trông đợi Mỹ nỗ lực hơn trong các vấn đề như tẩy dọn chất da cam, mìn bẫy. Rất nhiều việc đang được đôi bên bàn thảo ở nhiều cấp bậc khác nhau có thể được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nếu Tổng thống Obama thật sự tới thăm Việt Nam trong năm nay.
VOA: Còn về khả năng của mối quan hệ đối tác chiến lược hay đồng minh quân sự giữa đôi bên, ông đánh giá thế nào?
Ông Murray Hiebert: Tôi không thấy đang có khả năng về đồng minh quân sự Việt-Mỹ. Phía Việt Nam nói họ theo đuổi chính sách trung lập, đồng đều trong quan hệ với các cường quốc. Việt Nam lại nằm sát bên Trung Quốc cho nên Hà Nội hiểu là họ phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Tôi không nghĩ Việt Nam đang tiến tới mối quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ hay một mối quan hệ đối tác chiến lược. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước khác kể cả với Trung Quốc dù hai bên Việt-Trung tranh cãi gay gắt về vấn đề chủ quyền từ vụ giàn khoan 981 mà Bắc Kinh đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng 5 năm ngoái cho tới các áp lực từ việc Trung Quốc bắt bớ ngư dân Việt. Thế nên, cho dù có quan hệ đối tác chiến lược với nhau cũng có thể có nhiều vấn đề. Hoa Kỳ và Việt Nam hiện giờ có quan hệ đối tác toàn diện. Cái quan trọng của một mối quan hệ không nằm ở tính từ ‘chiến lược’ hay ‘toàn diện’ mà là ở những nội dung bồi đắp bên trong đó. Việt-Mỹ có thể đổi tên mối quan hệ thành ‘đối tác chiến lược’, tôi đã nghe các đồn đoán về việc này, nhưng vấn đề hoàn toàn tùy thuộc vào việc làm hơn là tên gọi. 
VOA: Dù thương mại và đầu tư đóng vai trò chủ yếu trong mối quan hệ Việt-Mỹ, thành tích nhân quyền của Hà Nội là một yếu tố đòn bẩy có thể đẩy mạnh hay hạ giảm mối quan hệ này. Theo ông, Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam năm nay sẽ làm gì hoặc nên làm gì để giữ vững cán cân thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam?
Tôi nghĩ ông Obama sẽ nhân cơ hội này nhấn mạnh tới việc nên cho phép người dân nhiều quyền tự do hơn trong việc thể hiện quan điểm một cách ôn hòa. Hoa Kỳ lâu nay đã kêu gọi Việt Nam ngưng việc bắt bớ các blogger và phóng thích những người đang bị cầm giữ vì thực thi quyền con người.
Ông Murray Hiebert nói.
​​Ông Murray Hiebert: Tôi nghĩ ông Obama sẽ nhân cơ hội này nhấn mạnh tới việc nên cho phép người dân nhiều quyền tự do hơn trong việc thể hiện quan điểm một cách ôn hòa. Hoa Kỳ lâu nay đã kêu gọi Việt Nam ngưng việc bắt bớ các blogger và phóng thích những người đang bị cầm giữ vì thực thi quyền con người. Mỹ ước tính hiện có từ 125 tới 130 người bị giam cầm vì lý do chính trị. Washington hy vọng Hà Nội sẽ hạ nhiệt trong một số vấn đề như vậy. Dù nhìn nhận là có một số cải thiện trong thời gian qua, nhưng Mỹ cho rằng vẫn còn nhiều việc Hà Nội cần phải làm để cải thiện hơn nữa thành tích nhân quyền.
VOA: Theo ông, tính tới thời điểm này, khả năng Tổng thống Obama sẽ công du Việt Nam vào cuối năm nay chiếm bao nhiêu phần trăm?
Ông Murray Hiebert: Theo tôi, tới nay cơ hội này ít nhất là 75%, nhưng chúng ta chưa biết liệu tình hình chính trị của Hoa Kỳ và chuyển biến thời sự thế giới có làm thay đổi khả năng  này hay  không. Tuy nhiên, tôi cho rằng khả năng này là trên 50% . Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS chúng tôi kêu gọi thực hiện chuyến công du này vì chúng tôi cũng như nhiều nhà lập pháp trong Quốc hội Mỹ và nhiều giới chức trong chính quyền của Tổng thống Obama đều cho rằng chuyến đi là quan trọng và hữu ích.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.


Tổng thống Obama quảng bá vấn đề thương mại tự do tới công chúng Mỹ

Tổng thống Obama nói rằng 1 dự luật lưỡng đảng sẽ bảo vệ các công nhân Mỹ và thúc đẩy các doanh nghiệp nước này bằng các thỏa thuận thương mại tự do mới với châu Á và châu Âu.
Tổng thống Obama nói rằng 1 dự luật lưỡng đảng sẽ bảo vệ các công nhân Mỹ và thúc đẩy các doanh nghiệp nước này bằng các thỏa thuận thương mại tự do mới với châu Á và châu Âu.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã quảng bá giá trị của các thỏa thuận về thương mại tự do tới người dân Mỹ, với tuyên bố rằng các thỏa thuận đó sẽ làm cho các doanh nghiệp nước này thành công hơn và có tính cạnh tranh hơn trong thế kỷ 21. 
Trong bài phát biểu hàng tuần hôm nay, ông Obama cũng nói thêm rằng các thỏa thuận thương mại trong quá khứ không phải luôn luôn đúng với cam kết “tạo sân chơi công bằng” cho các công nhân Mỹ cũng như buộc tất cả các nước khác phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao về môi trường và lao động như Hoa Kỳ đã làm.  
Nhưng ông Obama nói rằng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ nên đóng cửa trước các cơ hội mới và không hành động gì trong khi các nước khác xác định vận mệnh kinh tế của đất nước.
Tổng thống Obama nói rằng Hoa Kỳ nên “nắm bắt” các cơ hội đó, và cho rằng chúng sẽ tạo ra “các công ăn việc làm mới, tốt đẹp, trong nhiều thập kỷ sắp tới”. 
Ông Obama cũng thúc giục Quốc hội Mỹ trao cho ông “thẩm quyền thúc đẩy thương mại” hay còn gọi là “fast track”, tức là chính quyền của ông có toàn quyền đàm phán, sau đó mới trình Quốc hội.
Ông nói rằng một dự luật lưỡng đảng sẽ bảo vệ các công nhân Mỹ và thúc đẩy các doanh nghiệp nước này bằng các thỏa thuận thương mại tự do mới với châu Á và châu Âu. 
Hoa Kỳ đang thương thảo với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, về Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP.

Nga hay Mỹ mới là cường quốc số 1 thế giới về quân sự?

Chí Quân | 22/02/2015 13:27
thích
Chia sẻ: 

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định không ai có thể vượt mặt quân đội Nga. Trong khi đó, phần lớn người Mỹ lại tin rằng, họ mới là số 1 thế giới về sức mạnh quân sự.

Phát biểu của Tổng thống Nga được đưa ra tại Moscow hôm 20/2.
Ông Putin nhấn mạnh: “Bất cứ ai cũng chớ nên ảo tưởng rằng có thể chiếm thế thượng phong về quân sự trước Nga. Bởi chúng ta luôn sẵn sàng phản ứng thích đáng với bất cứ động thái quân sự nào hòng gây áp lực lên nước Nga.
Binh lính và sĩ quan của chúng ta luôn chứng minh rằng, họ sẵn sàng hành động một cách kiên quyết, chuyên nghiệp và can đảm để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong các điều kiện khó khăn nhất”.
Tổng thống Nga cũng nhắc lại điều mà ông đã nói nhiều lần, rằng quân đội Nga “luôn được trang bị hiện đại nhất”.
Một điều trùng hợp ngẫu nhiên là cũng trong ngày 20/2, Viện Gallup (Mỹ) công bố một kết quả khảo sát cho thấy, 59% người Mỹ tin rằng, nước Mỹ chiếm vị trí số 1 thế giới về sức mạnh quân sự.
Con số này đã tăng 6% so với cách đây 1 năm, khi Mỹ chưa bước vào cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Kể từ thời điểm đó đến nay, quân đội Mỹ đã mở rộng đáng kể các chiến dịch trên toàn cầu.
Mỹ tham gia thường xuyên vào các chiến dịch không kích ở Iraq và Syria để truy quét các lực lượng Hồi giáo cực đoan, huấn luyện quân sự cho các nhóm nổi dậy chống chính phủ Syria.
Đặc biệt, viễn cảnh Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine đang ngày một rõ ràng hơn.
Một kết quả đáng chú ý khác là cũng trong cuộc thăm dò ý kiến nói trên, 68% người Mỹ khẳng định, việc Mỹ là cường quốc số 1 về quân sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với vị thế nước này trên trường quốc tế.

































Mỹ sẽ tham chiến ở Ukraine nếu phe ly khai đánh chiếm Mariupol

12:05 22-02-2015
my se tham chien o Ukraine
Mỹ sốt ruột khi Ukraine liên tục bại trận

Sau khi quân Ukraine thất bại trong việc giữ thị trấn chiến lược Debaltseve, báo chí Mỹ tin rằng điểm giao tranh tiếp theo là thành phố Mariupol. Và báo chí nước này cho rằng nếu phe ly khai đánh chiếm Mariupol, Mỹ sẽ tham chiến ở Ukraine.
Mỹ không hề muốn Ukraine mất căn cứ quan trọng này.
Mariupol không chỉ là thủ phủ tạm thời của chính phủ tại tỉnh Donestk sau khi thành phố Donestk rơi vào tay phe ly khai mà còn là điểm án ngữ khu vực phe ly khai kiểm soát với Biển Đen. Cả hai phe đều muốn thành phố này.
Daily Mail nhận xét trong vài tuần tới, Mariupol sẽ là thành phố quan trọng nhất ở châu Âu khi tất cả đổ dồn xem diễn biến chiến sự tại đây. Một quan chức cao cấp chính phủ Anh cho biết nếu phe ly khai đánh chiếm Mariupol, Mỹ sẽ tham chiến ở Ukriane (can thiệp quân sự) chứ không dừng ở ngoại giao.
Điều này, nếu xảy ra, sẽ dẫn đến một sự leo thang lớn trong xung đột và thúc đẩy thách thức nghiêm trọng nhất giữa Washington và Moscow kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một cuộc chiến tranh gián tiếp giữa Mỹ và Nga sẽ khai hỏa trên biên giới phía Đông của Châu Âu.
Quan chức cấp cao của Anh tin rằng Kremlin không quan tâm đến quy mô, tính chất của xung đột mà sẽ bảo vệ lợi ích của Nga đến cùng. Một quan chức cấp cao nói với Daily Mail: "Putin sẽ làm tất cả những gì cần thiết để ngăn chặn NATO và EU mở rộng về phía Đông".
Daily Mail trích một nguồn tin Anh thân cận với lập trường của Mỹ cho biết Tổng thống Barack Obama đang chịu 'áp lực rất lớn' từ Quốc hội (vốn do phe đảng Cộng hòa kiểm soát) trong việc phải hành động tại Ukraine. Nếu Mariupol thất thủ, Obama buộc phải ra tay ở Ukraine.
Trong khi đó, Nga khẳng định không can thiệp vào Ukraine và cáo buộc phương Tây đang mượn chuyện Ukraine để thực hiện chính sách thù địch với Nga.
Hiện Mariupol đang tất bật chuẩn bị chiến tranh. "Ngay bây giờ, chúng tôi đang xây dựng một tuyến phòng thủ mạnh mẽ xung quanh thành phố’, Thị trưởng Mariupol Yuriy Khotlubei cho biết trong một cuộc phỏng vấn và khẳng định: "Không dễ dàng để phe ly khai lọt vào vào thành phố".
Nhưng Washington Post cũng thừa nhận tại thành phố này, người dân đang bị chia rẽ. Một nửa mong muốn quân chính phủ trụ vững nếu bị phe ly khai tấn công còn một nửa lại mong muốn Mariupol nhanh chóng được phe ly khai vào giải phóng. Nếu Mariupol rơi vào tay phe ly khai tiếp, điều gì sẽ xảy ra?
Anh Tú (theo Daily Mail và Washington Post)

Anh 'phát hoảng' khi thua Nga cả thủy, lục và không quân

16:19 22-02-2015
Anh thua Nga

Trong cơn sốt sợ Nga tấn công quân sự, báo Anh không ngại đưa ra so sánh tương quan quân đội hai nước trên mọi khía cạnh. Kết quả là họ phát hoảng khi nhận ra tiềm lực quân đội Anh chỉ bằng 1/10 của Nga trên mọi lĩnh vực từ thủy, lục đến không quân.

Trước hết Nga có 771.000 quân theo số liệu năm ngoái trong khi quân thường trực của Anh là 154.000, gồm 87.000 lính lục quân, 34.000 lính không quân và gần 33.000 lính hải quân.
Riêng về lục quân, Nga có 6.590 xe bọc thép trong khi Anh chỉ có 400 xe. Ngoài ra, Nga là cường quốc xe tăng với 2.800 chiếc trong khi Anh chỉ có 227 chiếc. Về pháo binh, Nga có 5.145 khẩu trong khi con số tương ứng của Anh là 642.
Riêng về hải quân, số tàu ngầm hạt nhân của Nga là 12 còn của Anh là 4. Ngoài ra, Nga có 47 tàu ngầm trang bị tên lửa dẫn đường còn Anh chỉ có 6 chiếc. Số lượng tàu chiến cỡ lớn của Nga là 34 còn Anh là 19.
Về không quân, Nga có 1.144 máy bay chiến đấu trong khi Anh chỉ có 206. Nga có 296 trực thăng tấn công trong khi Anh chỉ có 66.
Anh thua Nga
 Ngoài ngân sách quốc phòng còn mọi chỉ số quân sự khác, Anh đều thua Nga
Tất nhiên, những con số trên chỉ mang tính chất tương đối và không thể dùng nếu hai nước động binh do khoảng cách xa giữa Anh và Nga. Tuy nhiên, trong cuộc chiến xa giữa hai nước thì tên lửa đóng vai trò quan trọng và báo Anh không muốn liệt kê điểm mạnh của Nga (và cũng là điểm yếu của Anh).
Một con số cho thấy độ vênh giữa hai nước nếu chiến tranh vượt qua chiến tranh vũ khí thông thường là đầu đạn hạt nhân. Dù cắt giảm nhưng Nga còn 1.600 đầu đạn hạt nhân trong khi Anh chỉ có 160.
Sở dĩ báo Anh lo đi so sánh tương quan hai nước vì quan hệ Anh – Nga đang rất căng thẳng. Người Anh rất lo lắng khi máy bay ném bom và tàu chiến Nga di chuyển gần Anh những ngày qua. Các quan chức Anh thi nhau đưa ra các đe dọa quân sự với Nga.
Hồi giữa tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin là một "mối nguy hiểm đang tồn tại" với Baltic và châu Âu. Đồng thời, ông Fallon khẳng định NATO đã sẵn sàng để đẩy lùi sự xâm lược của Nga.
Còn Ngoại trưởng Anh Philip Hammond lại lên tiếng cảnh báo Nga cần để ý đến "lằn ranh đỏ" xung quanh các thành viên NATO trong đó có các quốc gia Baltic.  Ông Hammonnd ám chỉ Anh và đồng minh sẵn sàng hành động theo Điều 5 của NATO (thực hiện quyền phòng vệ tập thể khi một nước trong liên minh bị tấn công).
Anh Tú (theo Daily Mail)

Tướng NATO: Phải chuẩn bị đỡ đòn "tấn công chớp nhoáng" của Nga

Ngày đăng : 22/02/15 06:00
Tướng Adrian Bradshaw cảnh báo các lực lượng của tổ chức này phải chuẩn bị các biện pháp đáp trả trong trường hợp Nga mở cuộc tấn công quy mô chớp nhoáng đến một trong những nước thành viên NATO.
Phó Tư lệnh lực lượng thống nhất NATO ở châu Âu, Tướng Adrian Bradshaw cảnh báo các lực lượng của tổ chức này phải chuẩn bị các biện pháp đáp trả trong trường hợp Nga mở cuộc tấn công quy mô chớp nhoáng đến một trong những nước thành viên NATO ở Đông Âu.

Tướng Adrian Bradshaw
Tướng Adrian Bradshaw nhấn mạnh như vậy khi phát biểu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia ở London, Anh.

Trang lenta.ru dẫn lại nguồn tin từ The Guardian cho biết ông Adrian Bradshaw đã nói rằng Nga có thể sử dụng “quân đội đặc biệt không chỉ để đe dọa và ngăn chặn, mà còn để xâm chiếm lãnh thổ của NATO”. 

“Chúng ta đã thấy những hành động nhanh như vậy khi Nga thực hiện việc sáp nhập Crimea", Tướng Adrian Bradshaw nói. 

Ông Adrian Bradshaw cảnh báo rằng giai đoạn hiện nay là "thời kỳ đối đầu liên tục với Nga". NATO cần phải duy trì hệ thống bảo vệ biên giới phía Đông cũng như ứng phó với “những hành động phá hoại” và “các phương pháp tiến hành chiến tranh” khác nhau mà Nga áp dụng ở Ukraine.

Trước đó, ngày 20/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng Moscow sẵn sàng có những hành động đáp trả thích đáng đối với bất kỳ áp lực nào từ bên ngoài. 

"Không ai có thể gây áp lực hay chiếm ưu thế quân sự đối với nước Nga. Các sỹ quan và binh sỹ của Nga đã chứng minh rằng họ hành động một cách chuyên nghiệp và can đảm; thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất; luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu”, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định. 

Đào Cảnh

Nếu Nga động binh, nước Anh không cầm cự nổi một tuần

07:28 22-02-2015
Nga dong binh

Tâm lý sợ Nga động binh và cảnh tượng London bị oanh kích bằng bom như trong thế chiến thứ 2 đang bao trùm khắp Anh. Việc máy bay ném bom Nga bay vòng quanh nước Anh đã khiến truyền thông Anh lo lắng.
Báo chí Anh vốn hay lo xa đã nghĩ đến viễn cảnh tồi tệ rằng một ngày đẹp trời nào đó, không lực Nga sẽ tấn công hòn đảo của họ. Họ đã đi phỏng vấn về các tướng lĩnh cũng như chuyên gia quân sự để tìm hiểu về khả năng phòng ngự của Anh nếu Nga tiến hành không chiến.
Đáng buồn là các tướng lĩnh chuyên gia đều bi quan về khả năng chống chọi của Anh. Sir Michael Graydon, cựu tư lệnh của Không lực Hoàng gia Anh RAF, cho biết: ‘Tôi rất hoài nghi về khả năng nước Anh có thể duy trì một cuộc chiến tranh chống lại Nga. Chúng ta chỉ còn một nửa khả năng so với đã từng có trước đây’.
Sir Michael nói thêm: "Máy bay Nga đã bay tại các khu vực này để kiểm tra khả năng hệ thống phòng không của chúng ta và có thể nhận ra chúng ta không còn hiệu quả như trước”.
Cùng chia sẻ với quan điểm này là chuyên gia quân sự Andrew Lambert khi ông cho biết: "Nếu người Nga khai hỏa, chúng ta sẽ có một cuộc chiến đáng lo. Nếu Putin muốn tấn công, ông ta sẽ không gửi một vài máy bay ném bom mà sẽ gửi rất nhiều và khoét sâu hệ thống phòng thủ của chúng ta. Đơn giản chúng ta không thể đối phó”.
'Typhoon là loại máy bay chiến đấu thực sự tốt nhưng chúng ta chỉ có số lượng tương đối nhỏ và chúng sẽ bị chôn vùi’, ông Lambert bi quan.
Sở dĩ khả năng phòng không của Anh lúc này kém cỏi là vì cắt giảm quá nhiều máy bay. Cuối Chiến tranh lạnh, Anh có 26 phi đội máy bay chiến đấu nhưng giờ chỉ còn 7. Theo ông Lambert, con số phi đội như vậy là quá ít và chỉ cần Nga dùng mưu cho máy bay nghi binh bay vòng vòng quanh Anh thì đội hình của 7 phi đội sẽ bị kéo giãn ra ngay lập tức. Đến khi không lực Nga nhồi một cú đấm mạnh thì Anh sẽ knock-out
Trên thực tế, Nga chưa có lời đe dọa nào dành cho nước Anh. Trong những ngày gần đây, máy bay của Nga di chuyển gần Anh và tàu chiến của Nga từ Địa Trung Hải vòng qua vùng biển gần Anh để về căn cứ ở Bắc Bắc Dương. Từ đầu năm ngoái, Nga đã chuyển quân kiểu như vậy 17 lần quanh Anh. Chính thủ tướng Anh David Cameron cũng khẳng định chuyệndi ch uyển tàu chiến máy bay cũng không có gì đáng lo.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine đang leo thang khiến quan hệ Đông Tây căng thẳng, người Anh lo rằng họ sẽ bị ăn đạn đầu tiên nếu có thế chiến thứ 3. Hơn nữa, các tuyên bố gần đây của quan chức Anh về việc sẵn sàng dùng quân sự với Nga càng hâm nóng nỗi lo này. Do vậy, tìm hiểu khả năng phòng thủ của Anh sau 70 năm sống không bom đạn cũng là điều dễ hiểu.

Anh Tú (theo Daily Mail)

Ukraine đang chuẩn bị cho “cuộc chiến quy mô lớn”?

Ngày đăng : 22/02/15 06:12
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine khẳng định Kiev đang chuẩn bị cho một “cuộc chiến quy mô lớn” và đã liên lạc với Canada nhằm gửi vũ khí tới đất nước trong một buổi phỏng vấn trên sóng phát thanh.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Vadym Prystaiko trả lời trong một buổi phỏng vấn với một đài phát thanh Canada rằng Kiev đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn. Ông khẳng định: “Chúng tôi không có ý định dọa ai, nhưng chúng tôi đang chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô lớn”.
Ông Prystaiko cũng kêu gọi Canada gửi vũ khí đến Ukraine, ngoài ra nói thêm rằng nước này đã huấn luyện quân đội Ukraine trong 10 năm qua.
Tình hình xung đột ở Ukraine sẽ còn tiếp diễn?
Vào ngày 12/2, lãnh đạo các nước Nga, Ukraine, Đức và Pháp đã đạt được thỏa thuận mới về việc hòa giải xung đột tại Ukraine tại thủ đô Minsk ở Belarus, qua đó thông qua một lệnh ngừng bắn giữa quân chính phủ Ukraine và quân ly khai ở vùng Donbass tại miền Đông Ukraine. Việc hỗ trợ cung cấp vũ khí sẽ đi ngược lại mục tiêu của thỏa thuận này.
Ông Prystaiko cũng chỉ ra rằng Ukraine giờ đã cắt đứt quan hệ với Nga, trước đây là bạn hàng của một phần ba kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước.
“Đừng quên là hệ thống cơ sở hạ tầng ở Donetsk đã bị hủy hoại. Chúng tôi đã mất đi ít nhất 20% sản lượng công nghiệp của Ukraine. Chúng tôi đã phải ngừng các hoạt động thương mại với Nga, trước đây chiếm một phần ba tỉ trọng xuất và nhập khẩu của chúng tôi. Thật đau đớn”, ông nói.
Nói về tình hình ở Debaltseve, ông Prystaiko nói rằng đây “là trung tâm đường sắt lớn nhất đất nước, giờ đây đã bị tàn phá và hủy hoại hoàn toàn”.
Thành phố Debaltseve là trung tâm giao thông quan trọng, nằm giữa hai khu vực Donetsk và Lugansk thuộc quyền kiểm soát của quân nổi dậy. Mới đây thành phố đã trở thành nơi giao tranh quyết liệt giữa quân ly khai và quân chính phủ, ngay cả khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào cuối tuần trước.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh thị trường truyền thông thế giới. Sputnik sẽ chính thức thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Anh Tuấn (lược dịch)

Nga – Trung đang làm gì để đối đầu với Mỹ?

Ngày đăng : 22/02/15 05:53
Trang Business Insider dẫn nhận định của hai chuyên gia chính trị từ Mỹ cho rằng, Nga và Trung Quốc đang hợp tác với mức độ chưa từng có để làm suy yếu Mỹ trong bối cảnh Washington đang thiếu cứng rắn
Theo hai chuyên gia chiến lược chính trị Douglas E. Schoen và  Melik Kaylan, sự hợp tác Nga – Trung có mục tiêu chính là làm suy yếu Mỹ và chia rẽ phương Tây.
Hai người này còn nhận định, trong khi Nga đang khiến Trung và Đông Âu quay cuồng thì Trung Quốc không ngừng có những chính sách hung hăng ở châu Á. Sở dĩ hai nước này làm như vậy vì chính quyền của Tổng thống Obama thiếu cứng rắn, chứ không chỉ bởi chính sách “Trục châu Á” của Mỹ.
Tổng thống Obama, Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tại Bắc Kinh hồi tháng 11/2014.
Cho đến giờ, ví dụ rõ ràng nhất cho thấy sự bất lực của Mỹ là việc Nga dễ dàng sáp nhập Crimea của Ukraine hồi tháng 3/2014 và cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn ở Ukraine.
Cũng theo họ, một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang diễn ra, vẫn với các đối thủ cũ nhưng mạnh hơn cách đây nhiều thập kỉ. Trong khi đó, Mỹ lại ít quyết đoán hơn.
Douglas E. Schoen và Melik Kaylan cũng liệt kê những hoạt động mà Nga – Trung đang tiến hành để làm suy yếu Mỹ:
Thứ nhất, tăng cường xây dựng quân đội cả về số lượng và chất lượng, bao gồm cả khả năng hạt nhân. Ngoài ra, Bắc Kinh và Moscow còn đang hợp tác và hỗ trợ nhau mạnh mẽ về công nghệ quốc phòng.
Thứ hai, thực hiện các chính sách thương mại kinh tế mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực từ các thỏa thuận dầu và khí đốt tới hợp tác với các quốc gia mới phát triển để tạo ra các tổ chức tài chính quốc tế mới đối đầu với những tổ chức tài chính đang chịu ảnh hưởng nhiều từ Mỹ.
Cả Trung Quốc và Nga đều đang tập trung tăng cường khả năng quân sự.
 Thứ ba, trong khi Nga đang khiến Đông và Trung Âu lo ngại về các chính sách mạnh mẽ của mình thì Trung Quốc lại có những chính sách hung hăng với các nước láng giềng trong các tranh chấp lãnh thổ, gây căng thẳng trong khu vực.
Thứ tư, Nga và Trung Quốc đều đang hỗ trợ kinh tế, quân sự, đặc biệt là công nghệ hạt nhân cho một số quốc gia đang đối đầu với Mỹ. Trong khi Bắc Kinh được cho là đang hỗ trợ Bình Nhưỡng thì Nga vẫn tiếp tục ủng hộ Iran và Syria bất chấp sự phản đối của Mỹ.
Thứ năm, hai nước đều sử dụng các các nguồn tài nguyên năng lượng, vật liệu thô làm vũ khí quyết định trong các cuộc chiến thương mại.
Thứ sáu, cả Bắc Kinh và Moscow đều là nơi xuất phát nhiều nhất các hoạt động tấn công mạng trên quy mô toàn cầu, trong đó có nhiều mục tiêu ở Mỹ và phương Tây.
Thứ bảy, phát động một cuộc chiến tình báo, gián điệp đối với phương Tây.
Cuối cùng, Trung Quốc và Nga luôn ủng hộ nhau trong các cuộc biểu quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, Douglas E. Schoen và Melik Kaylan cũng cho rằng Nga – Trung đều đang phải đối đầu với các mối đe dọa và các vấn đề mà Mỹ đang phải đối mặt, từ khủng bố đến chiến tranh ở Afghanistan; bất ổn ở Tây bán cầu và khả năng hạt nhân của Iran.
Nga vẫn tiếp tục hỗ trợ cho chính phủ Syria bất chấp sự phản đối của Mỹ.
Tuy vậy, hai vị chuyên gia này thừa nhận, những lập luận trên sẽ rất dễ bị cho là cực đoạn và vô căn cứ. Nhiều người cho rằng mối quan hệ tốt đẹp Nga – Trung có lẽ chỉ nhằm xóa đi lịch sử chia cắt và thù địch lâu đời giữa hai nước để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, quân sự.
Mối quan hệ hai nước rất thậm tệ vào năm 1969 khi hàng loạt vụ đụng độ vũ trang diễn ra ở khu vực biên giới.
Cho đến nay, theo nhiều chuyên gia chính trị, Trung Quốc và Nga vẫn vừa là đối thủ vừa là đối tác của nhau ở Viễn Đông. Cụ thể, người Nga lo lắng về sự bàng trướng và xâm lấn của Trung Quốc ở các khu vực đang chịu sự ảnh hưởng của Nga.
Về phía Trung Quốc, nước này lo ngại Nga sẽ liên kết các nước Liên Xô cũ thành một khối giống như Liên minh châu Âu và từ đó đe dọa các cơ hội kinh tế của Trung Quốc ở Trung Á.
Ngoài ra, lợi ích của mỗi nước có thể bị ảnh hưởng do những áp lực cạnh tranh và mục tiêu của nhau.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Sau kinh tế, Nga – Trung tăng cường hợp tác về quân sự

Ngày đăng : 18/11/14 10:21
Theo hãng thông tấn TASS của Nga, hôm 17/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tới thủ đô Bắc Kinh để bàn về việc hợp tác quân sự với Trung Quốc.
Trong chuyến thăm tới Trung Quốc lần này, ông Sergey Shoigu dự kiến sẽ có cuộc gặp với các quan chức chính phủ và quân đội Trung Quốc.

Thiếu tướng Igor Konashenkov, người đi cùng ông Shoigu tới Trung Quốc, cho hay: “Trong thời gian ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường".
Theo ông Konashenkov, trọng tâm chính của các cuộc gặp này sẽ là về vấn đề an ninh quốc tế và khu vực, hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự song phương”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga - Trung trong cuộc gặp hôm 24/3/2013.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng cũng sẽ chủ trì phiên họp thứ 19 của Ủy ban Nga -Trung về hợp tác kỹ thuật quân sự để xem xét kết quả hoạt động của ủy ban trong năm qua và xác định nhiệm vụ ưu tiên sắp tới trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự giữa hai nước.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga tới Trung Quốc lần này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Moscow đang tăng cường hợp tác nhiều mặt khi mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ngày càng căng thẳng vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin TASS, hãng thông tấn nhà nước Nga được tái thiết từ hãng tin Itar-TASS cũ. Đây là một trong những hãng thông tấn lớn nhất của Nga, có bề dày 100 năm lịch sử. Hãng này liên kết với hơn 80 hãng thông tấn nước ngoài khác và là một trong những hãng thông tấn uy tín trên thế giới.
PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Nga – Trung ký thỏa thuận khí đốt 'khủng' thứ hai

Ngày đăng : 10/11/14 06:16
Trung Quốc trở thành khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga khi hôm 9/11, lãnh đạo hai nước ký kết bản ghi nhớ về thỏa thuận cung cấp khí đốt thứ hai qua "đường ống dẫn phía tây” cho Trung Quốc.
Hôm 9/11,Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký kết thỏa thuận cung cấp khí đốt qua "đường ống dẫn phía tây” hay còn gọi là "Altay". Theo đó, Nga sẽ cung cấp 30 tỷ m3 khí đốt/năm cho Trung Quốc. 
Trước đó, Moscow và Bắc Kinh đã cùng ký thỏa thuận mua bán khí đốt trên "đường ống phía đông” chạy qua hệ thống đường ống dẫn "Sức mạnh Siberia”, cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí đốt/năm. Đường ống dẫn này đã bắt đầu hoạt động sau khi Nga và Trung Quốc thông qua hợp đồng mua bán khí đốt lịch sử trị giá 400 tỷ USD hồi tháng Năm. 
Thỏa thuận mua bán khí đốt qua "dường ống dẫn phía tây" của Nga sẽ cung cấp 30 tỷ m3 khí đốt/năm cho Trung Quốc. 
“Sau khi chúng tôi đưa tuyến đường ống dẫn phía tây vào khai thác, khối lượng khí đốt vận chuyển tới Trung Quốc có thể vượt khối lượng nhiên liệu xuất khẩu sang châu Âu hiện nay”, RT dẫn lời Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Gazprom, Aleksey Miller. 
Phát biểu trước giới báo chí trước thềm chuyến thăm tới Bắc Kinh, Tổng thống Putin cũng đã bày tỏ sự lạc quan về việc hai nước tiến tới ký kết thỏa thuận mua bán khí đốt thứ hai. 
Trong đó, thỏa thuận về "đường ống dẫn phía tây” là một trong số 17 thỏa thuận được Tổng thống Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình ký kết vào ngày 9/11. 
Ngoài ra, hai nước còn đưa ra thỏa thuận khung giữa Tập đoàn Gazprom và Tập đoàn Dầu khí quốc doanh Trung Quốc CNPC liên quan tới hoạt động vận chuyển khí đốt và bản ghi nhớ thỏa thuận giữa Gazprom và Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Trung Quốc CNOOC. 
Gazprom và CNPC còn ký kết thỏa thuận sơ bộ để Tập đoàn Phát triển và Khai thác khí đốt, dầu mỏ quốc gia Trung Quốc mua 10% cổ phần của Tập đoàn Vancorneft của Nga. 
RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov cho hay ngoài việc thảo luận về các dự án kinh doanh, trong cuộc họp lần thứ 5 trong năm nay, hai nhà lãnh đạo Nga – Trung còn bàn thảo về khả năng sử dụng đồng Nhân dân tệ để thanh toán các hợp đồng làm ăn giữa hai bên bao gồm những thương vụ mua bán vũ khí quân sự. 
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.
MINH THU (lược dịch)

Ngoại trưởng Mỹ: Nga có thái độ ‘trắng trợn và bất chấp đạo lý’ ở Ukraine

Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond (trái) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại 1 cuộc họp báo ở London, 21/2/2015.
Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond (trái) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại 1 cuộc họp báo ở London, 21/2/2015.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng cộng đồng quốc tế hiện thảo luận về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì các vụ cướp đất ở Ukraine. 
Ông Kerry nói thêm rằng Nga đã có “hành động hết sức trắng trợn và bất chấp đạo lý” trong những ngày vừa qua. 
Phát biểu tại London trước khi hội đàm với Ngoại trưởng Anh Philip Hammond, ông Kerry cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh không chấp nhận điều ông gọi là “thái độ hết sức hèn nhát” của Nga. 
Ông Kerry cũng nhắc tới việc Nga tìm cách tại Liên Hiệp Quốc, quy trách nhiệm cho chính quyền Ukraine đã gây ra tình trạng bất ổn ở miền đông Ukraine, trong khi tiếp tục điều ông Kerry gọi là hành động “cướp đất” tại vùng đó. 
Ông Kerry nói rằng trong thời đại hiện nay thì không thể giấu được chuyện Nga hỗ trợ các phần tử ly khai.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua cáo buộc Điện Kremlin dính líu trực tiếp trong những vụ người biểu tình chống Nga thiệt mạng vì bắn tỉa hồi năm ngoái tại Quảng trường Maidan ở Kiev.
Ông đưa ra cáo buộc này vào dịp kỷ niệm năm đầu tiên sau vụ sát hại, nói rằng cơ quan an ninh của Ukraine nắm giữ bằng chứng.
Bộ Ngoại giao Nga gọi cáo buộc này "nhảm nhí" và "điên rồ."
Quân ly khai và chính phủ Ukraine đã cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn, trong đó có việc phiến quân chiếm thành phố đầu mối đường sắt quan trọng Debaltseve trong tuần này.

Mỹ, Anh thảo luận chế tài mới đối với Nga về vấn đề Ukraine

Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) phát biểu tuyên bố tại một cuộc họp báo ở London, 21/2/2015.
Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) phát biểu tuyên bố tại một cuộc họp báo ở London, 21/2/2015

Ngày thứ Bảy, Hoa Kỳ và Anh thảo luận về việc áp đặt thêm chế tài đối với Nga giữa lúc cuộc ngưng bắn kéo dài được một tuần lễ tiếp tục chông chênh trên bờ sụp đổ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã gặp người tương nhiệm Anh Philip Hammond tại London, sau đó ông nói rằng Tổng thống Barack Obama sẽ quyết định “trong một vài ngày tới” về khả năng có những chế tài mới vì những vi phạm ngưng bắn.
Ngoại trưởng Kerry nói “Cho đến nay, Nga và các phần tử đòi ly khai chỉ tôn trọng lệnh ngưng bắn tại một số ít khu vực họ chọn. Không phải tại Debaltseve, không phải bên ngoài Mariupol và không phải tại những khu vực chiến lược quan trọng khác. Việc này không thể chấp nhận được. Nếu sự thất bại này tiếp tục, thì sẽ có những hậu quả thêm nữa, kể cả những hậu quả sẽ làm căng thẳng thêm nền kinh tế Nga vốn đã gặp khó khăn.”
Ngoại trưởng Kerry nói ông tin tưởng Hoa Kỳ và đồng minh sẽ đáp trả bằng những biện pháp “nghiêm chỉnh” và ông nói thêm vũ trang các lực lượng Ukraine là một khả năng khác Washington đang cứu xét.
Giữa lúc quân đội Ukraine và các phần tử đòi ly khai được Nga hậu thuẫn tiếp tục cáo buộc lẫn nhau về các cuộc tấn công, ngày thứ Bảy hai bên đã trao đổi tù binh theo như thỏa thuận ngưng bắn. Việc trao đổi 139 binh sĩ Ukraine và 52 phiến quân diễn ra tại làng Zholobok. Một số binh sĩ được trả tự do có những dấu hiệu thương tích, đi bằng nạng đến vị trí được trao đổi.
Phiến quân nói tù binh gồm một số binh sĩ bị bắt tại thị trấn đường ray chiến lược Debaltseve. Thị trấn này đã bị các phần tử đòi ly khai chiếm được trong tuần, vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận ngưng bắn được Liên Hiệp Quốc ủng hộ.
Ngày thứ Bảy, ngoại trưởng Kerry nói Moscow đã có “những hành động hết sức trắng trợn và vô đạo lý” trong những ngày vừa qua. Ông nói với các phóng viên là Hoa Kỳ và đồng minh không chấp nhận điều ông mô tả là “thái độ không thể chấp nhận được” của Nga.
“Đối với chúng ta không có gì là bí mật  trong kỷ nguyên thấy được tất cả bằng các phương tiện công nghệ và vệ tinh theo dõi điều con người đang làm. Chúng ta biết chắc chắn những gì Nga đã cung cấp cho các phần tử đòi ly khai, Nga liên hệ với các phần tử đòi ly khai như thế nào và những phương cách Nga muốn tiến tới bất chấp đạo lý- ngay cả chỉ đạo một nỗ lực chống lại Ukraine tại Liên Hiệp Quốc, đồng thời tiếp tục chiếm đất tại Ukraine.”
​​
Vào ngày thứ Sáu, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cáo buộc điện Kremlin trực tiếp dính líu đến việc những người biểu tình chống Nga bị bắn tỉa chết tại Quảng trường Maidan ở Kyiv.
Tổng thống Ukraine đưa ra cáo buộc này nhân kỷ niệm một năm các vụ giết hại. Ông nói là cơ quan an ninh Ukraine có bằng chứng về việc này. Bộ Ngoại giao Nga gọi cáo buộc là “nhảm nhí” và “điên rồ.”
Ngày thứ Bảy, Ngoại trưởng Kerry đưa ra một tuyên bố nhân những cuộc biểu tình Maidan, nói rằng Hoa Kỳ đoàn kết với Ukraine trong việc tưởng nhớ sự hy sinh của những người biểu tình. Ông nhấn mạnh đến chuyến viếng thăm của ông sau những cuộc biểu tình, nói rằng điều gây nhiều cảm hứng cho ông nhất “là chính người dân Ukraine, những người mong muốn dân chủ và tương lai châu Âu trước sự thù nghịch và xâm lấn của Nga.”
Hôm thứ Sáu, Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều cảnh báo là  Moscow đang đối mặt với nhiều thiệt hại và cô lập hơn nếu những phần tử đòi ly khai được Nga hậu thuẫn tiếp tục vi phạm lệnh ngưng bắn.
Một phát ngôn viên của Ukraine nói Nga vẫn đangvận chuyển trang bị quân sự vào Ukraine, gồm cả xe tăng hướng về phía Novoazovsk, một thị trấn do phiến quân kiểm soát gần Mariupol.
Ngày thứ Sáu, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Tổng thống Petro Poroshenko và Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk. Tòa Bạch Ốc nói ông Biden đã đồng ý với cả hai nhà lãnh đạo là Nga không thể núp đằng sau tuyên bố là những phần tử đòi ly khai địa phương duy nhất chịu trách nhiệm về những động thái quân sự mới đây tại miền đông Ukraine.

Ukraine, phiến quân đồng ý rút vũ khí

Phiến quân thân Nga trên xe tăng bên ngoài thị trấn Luhansk, Ukraine, ngày 21/2/2015.
Phiến quân thân Nga trên xe tăng bên ngoài thị trấn Luhansk, Ukraine, ngày 21/2/2015.

Các giới chức quân đội cho hay cả hai bên trong cuộc xung đột ở Ukraine vừa đồng ý rút các vũ khí hạng nặng của họ ra khỏi chiến tuyến ở miền đông Ukraine, một dấu hiệu tích cực cho việc thực thi kế hoạch hòa bình nhiều lần bị vi phạm.
Các giới chức nói rằng các phiến quân thân Nga đã ký một thỏa thuận hoàn thành việc rút vũ khí trong hai tuần lễ.
Truyền thông loan tin rằng các phần tử phiến quân có thể bắt đầu rút vũ khí của họ từ ngày hôm nay, Chủ nhật.
Phe phiến quân xác nhận với các hãng thông tấn rằng họ đã ký thỏa thuận.
Việc này diễn ra sau khi Ukraine và phe phiến quân trao đổi tù binh hôm thứ Bảy – một dấu hiệu quan trọng của sự tiến bộ của hiệp định ngừng bắn được ký cách đây một tuần.
Cuộc trao đổi tù binh diễn ra tại làng Zholobok – 139 binh sĩ Ukraine được trao đổi với 52 phiến quân.
Phe phiến quân nói các tù binh trong đó có những binh sĩ bị bắt tại thị trấn trung tâm giao thông hỏa xa Debaltseve bị các phần tử đòi ly khai chiếm cách đây vài ngày trong một vi phạm nghiêm trọng nhất đối với thỏa thuận ngừng bắn do Liên hiệp quốc điều giải.
Cũng trong ngày thứ bảy, Hoa Kỳ và Anh đã thảo luận về việc áp dụng thêm các lệnh chế tài mới đối với Nga vì những hành động dường như là vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Anh Philip Hammond sau đó phát biểu tại London rằng Tổng thống Barack Obama trong vài ngày tới sẽ quyết định về những biện pháp chế tài mới.
Ngoại trưởng Kerry nói rằng ông tin là Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ đáp lại bằng những biện pháp “thật sự,” và việc vũ trang cho các lực lượng của Ukraine là một khả năng nữa mà Washington đang cân nhắc.

Cách phát hiện phi cơ ném bom của Nga

  • 6 giờ trước
Chia sẻ
Lưu ý: Các hình minh họa không theo tỷ lệ tương xứng giữa các phi cơ
Hai chiếc phi cơ ném bom của Nga đã được kèm chặt từ khu vực gần vùng trời của Cornwall, Anh hôm thứ Tư 18/2/2015, là vụ mới nhất trong loạt các vụ tương tự đã từng xảy ra. Việc phát hiện ra một chiến đấu cơ của Nga có khó không, Jon Kelly đặt câu hỏi.
Bộ Quốc phòng Anh nói rằng phi cơ của Nga chưa vào tới không phận Anh, là khu vực 12 hải lý tính từ bờ biển ra nhưng đã xâm nhập vào 'khu vực lợi ích' của Anh, và lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã cử các chiến đấu cơ Typhoon lên chặn.
Các phi cơ Nga là loại máy bay Tu-95 MS, mà Nato đặt tên là "Bear-H" ("Gấu-H"), là loại máy bay bốn động cơ ném bom tầm xa, được trang bị cánh quạt phản lực và có đôi cánh rất đặc trưng, không thể nhầm lẫn với các loại máy bay khác.
Máy bay ném bom Tu-95 'Bear-H'
Đáng chú ý nhất ở phi cơ Bear, từng được đưa vào sử dụng lần đầu tiên hồi 1956, là bộ racquet trứ danh. Các cánh quạt phản lực quay nhanh hơn tốc độ âm thanh, tạo ra thứ tiếng động riêng và khiến chiếc phi cơ trở thành một trong những "chiến đấu cơ ồn ào nhất từng được sản xuất", theo đánh giá của Justin Bronk từ tổ chức chuyên nghiên cứu về an ninh, quốc phòng Royal United Services Institute.
Bear chuyên chở phi hành đoàn sáu hoặc bảy người và không phải là loại phi cơ nhanh nhất trong đội bay của Nga. Nó đạt được vận tốc chỉ khoảng 575 dặm/giờ (920km/h), nhưng được coi là đáng tin cậy nhất, ông Bronk nói, và có tuổi thọ cao nhất.
Một máy bay ném bom nữa quý vị có thể trông đợi xuất hiện gần với không phận Anh là chiếc Tu-160, được biết đến với tên gọi Blackjack, mà hai chiếc như vậy đã bị các chiến đấu cơ Tornado F3 của RAF chặn lại ngay vùng không phận ngoài khơi Scotland hồi 2010.
Phi cơ Tu-160 'Blackjack'
Khác với Bear, Blackjack có tốc độ siêu thanh, đạt tới 2.200km/h.
"Nó nặng hơn và nhanh hơn chiếc B1B Lancer của Mỹ [loại máy bay gần tương đương nhất]" Bronk nói. Nó cũng có tầm hoạt động xa hơn và có thể mang theo thêm các hỏa tiễn hạt nhân. Một phiên bản nâng cấp của Tu-160 đã có chuyến bay ra mắt đầu tiên trong tháng 11/2014.
Tiếp đến là máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, cũng là loại phi cơ siêu thanh và có khả năng hạt nhân. "Nó không to bằng Bear hay Blackjack," Bronk nói. "Loại tương tự nhất mà phương Tây có là F-111."
Phi cơ Tu-22M3 siêu thanh và có khả năng mang vũ khí hạt nhân
Cánh của nó có khả năng quét ở các tốc độ khác nhau, giúp nó có thể cất cánh nhanh chóng và bay được ở độ cao thấp. Người ta cho rằng có trên 100 chiếc Tu-22M đang phục vụ trong đội bay của Nga.
Thỉnh thoảng, các phi cơ Bear được các phi cơ đánh chặn MiG-31 siêu thanh hộ tống, Bronk nói.
Thuộc nhóm các chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới, MiG-31 được trang bị radar, giúp theo dõi 24 mục tiêu ném bom và có khả năng tấn công sáu mục tiêu cùng một lúc.
Tuy nhiên, Bronk nói: "Tuy cực nhanh và mang theo radar nhưng chúng bản chất chỉ là sự cải tiến của thiết kế rất cũ, Mig-25, và không đọ được với Typhoon của RAF trong cuộc chiến không-đối-không."
Phi cơ MiG-31 thỉnh thoảng hộ tống cho các phi cơ Bear
Vụ việc mới đây tại Cornwall (miền tây phần England của nước Anh) nhiều khả năng sẽ không phải là lần cuối cùng các radar phát hiện ra các phi cơ Bear.
Đã từng xảy ra vụ tương tự hồi tháng Giêng, khi hai chiếc máy bay ném bom Bear bị phi cơ của RAF áp tải ra sau khi đã gây ra cái mà Bộ Ngoại giao Anh gọi là "làm gián đoạn hoạt động hàng không dân sự".
RAF đã chặn các phi cơ của Nga tổng cổng tám lần trong năm 2014 và tám lần trong 2013, theo số liệu Bộ Quốc phòng Anh công bố theo Luật Tự do Thông tin.
"Các cuộc săn Gấu" ở ngoài rìa không phận Anh thường xảy ra trong thời Chiến tranh lạnh, mà có lúc xảy ra hàng tuần, phân tích gia chuyên về quốc phòng Paul Beaver nói.
Khi đó, ông nói, mục tiêu chính là để nhằm thử mức độ phản ứng nhanh của RAF.
Mức độ thường xuyên của các cuộc xâm nhập giảm nhiều trong những năm cuối cùng của nhà nước Liên Xô, và dừng hẳn khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Tuy nhiên, dưới thời Vladimir Putin, chúng lại được thực hiện trở lại.
Hôm 19/2/2015, Thủ tướng Anh David Cameron nói ông nghi là Nga đang "cố tỏ ra một điều gì đó," và Bronk cũng đồng ý với nhận xét này. "Rõ ràng, đó là cách khua gươm đánh động."

Một Nhật Bản thời chiến đang tái xuất

Đăng Bởi Một Thế Giới - 05:58 22-02-2015
Nhat Ban

Những biến động ở Nhật Bản về mọi mặt đang khiến thế giới đi hết từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Sau hơn hai năm gây chấn động với cuộc đại cải cách kinh tế mang tên Abenomics để quyết tâm vực dậy nền kinh tế đã rơi vào giảm phát trong suốt hai thập kỷ qua, người Nhật đang khiến cả thế giới sững sờ khi đang chứng tỏ rằng họ không hề có ý định chỉ thực hiện một sự trỗi dậy về kinh tế.

 Thế giới đang trải qua những ngày không bình lặng, chưa bao giờ mật độ các làn sóng có ảnh hưởng lên toàn thế giới lại nhiều như ở thời điểm hiện tại, từ các làn sóng kinh tế như giảm phát và cuộc chiến tiền tệ thế giới, cho tới các làn sóng chính trị: sự nổi lên của các quyền lực mới, các quyền lực kỳ cựu đang tự làm mới, và các quyền lực cũ đang bắt đầu trỗi dậy sau những khoảng thời gian dài im hơi lặng tiếng.

Nhưng nếu có một dân tộc đang đặt cược cả tương lai và vận mệnh của mình vào ván bài quyết định này, thì hẳn đó phải là Nhật Bản, và người Nhật đang sẵn sàng trả bằng mọi giá cho bàn tay sắt sẽ quyết định vận mệnh của họ.
Những biến động ở Nhật Bản về mọi mặt đang khiến thế giới đi hết từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Sau hơn hai năm gây chấn động với cuộc đại cải cách kinh tế mang tên Abenomics để quyết tâm vực dậy nền kinh tế đã rơi vào giảm phát trong suốt hai thập kỷ qua, người Nhật đang khiến cả thế giới sững sờ khi đang chứng tỏ rằng họ không hề có ý định chỉ thực hiện một sự trỗi dậy về kinh tế.
Chỉ những kẻ ngốc ngây thơ mới nghĩ rằng Nhật Bản đang chỉ tập trung cải cách về kinh tế. Điều mà người Nhật đang làm là một cuộc biến đổi toàn diện nước Nhật, từ kinh tế cho đến chính trị và quân sự. Đến giờ phút này, thế giới đã bắt đầu lờ mờ nhận ra rằng, cái đích mà Nhật Bản đang hướng đến ở thời điểm hiện tại có những điểm tương đồng với nước Nhật giai đoạn trước thế chiến thứ 2 – một nước Nhật kỷ luật thép với sự lãnh đạo tối cao bằng một bàn tay sắt.
Một số chính sách đơn lẻ của thủ tướng Shinzo Abe có thể khiến thế giới hiểu sai về bản chất, khi ông thực hiện một số chính sách tăng tự do cho người dân, như thúc đẩy sự bình đẳng và cho phép phụ nữ Nhật tham gia sâu hơn vào lực lượng lao động, hay bãi bỏ lệnh cấm lâu đời về việc lên sàn nhảy trong các hộp đêm. Nhưng cũng cùng với đó, là việc xuất hiện của 6 nghĩa vụ mới trong bản dự thảo hiến pháp mới về những nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân đang gợi nhớ đến giai đoạn trước thế chiến 2, khi người dân Nhật sống trong một kỷ luật thép.
Một cuộc biến cải toàn diện nước Nhật về mọi mặt đang được thúc đẩy, chứ không chỉ dừng lại ở những thay đổi về hiến pháp cho phép nước Nhật tái vũ trang quân đội. Người ta có thể nhầm lẫn khi áp đặt cho đảng Dân chủ Tự do LDP của thủ tướng Shinzo Abe về những biến đổi mang màu sắc quân phiệt đó chỉ vì LDP là một trong những chính đảng lâu đời nhất ở Nhật Bản và là đại diện tiêu biểu nhất cho truyền thống quân phiệt của nước Nhật.
Nhưng thực tế cuộc bầu cử sớm giữa tháng 12.2014 đã cho thấy, gần như toàn bộ người dân Nhật chấp thuận những cải cách triệt để và có phần khắc nghiệt đó của đảng LDP. Một số đảng đối lập đã nêu lên vấn đề tái vũ trang quân đội và thực hiện các chính sách quân phiệt của đảng LDP để hạ thấp phiếu bầu cho đảng này, nhưng thực tế đã hoàn toàn vô dụng, đảng LDP đã giành chiến thắng với tỷ lệ áp đảo.
Những người ủng hộ dân chủ trên thế giới có thể đặt câu hỏi, tại sao người Nhật vốn đã quen với việc hưởng các quyền tự do theo kiểu Âu Mỹ 70 năm qua kể từ khi bản hiến pháp 1947 được thông qua, lại chấp nhận việc bị tước bỏ một phần các quyền đó để thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm mang màu sắc quân phiệt trong quá khứ. Đơn giản là vì họ ý thức rõ vận mệnh tương lai của nước Nhật sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào những thay đổi toàn diện ở thời điểm hiện tại.
Thực tế lịch sử Nhật Bản đã chứng minh, trong những giờ phút quyết định, việc tập trung quyền lực trong tay một chính thể lãnh đạo duy nhất có thể đưa nước Nhật ra khỏi cơn nguy biến. Từ việc Nhật Bản canh tân thành công thời Minh Trị Thiên Hoàng cho đến việc vươn lên thành một cường quốc hàng đầu thế giới giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ hai đều có dấu ấn của một sự lãnh đạo tập quyền tối đa theo kiểu bàn tay sắt.
Dù 70 năm qua người Nhật được hưởng các quyền tự do theo kiểu phương Tây gần như tuyệt đối, thì truyền thống tôn ti trật tự và tuân lệnh cấp trên cùng những nghĩa vụ và trách nhiệm bó buộc cá nhân vốn là những nền tảng của chủ nghĩa quân phiệt trong quá khứ vẫn được người Nhật duy trì một cách hết sức nghiêm túc và thậm chí đã trở thành nền tảng cho thành công kỳ diệu về kinh tế thời hậu chiến của quốc gia này.
Các chuyên gia cho rằng, ở một khía cạnh khác, việc tập trung quyền lực theo kiểu bàn tay sắt là một điều cần thiết để chính phủ Nhật có thể đủ khả năng thực hiện những cải cách toàn diện về mọi mặt như vậy. Một chính phủ dân chủ bị hạn chế về quyền hành sẽ không thể nào thực hiện một cuộc cải cách toàn diện như vậy, đó là nhược điểm cố hữu của các nền dân chủ truyền thống như Mỹ chẳng hạn, theo thống kê có rất nhiều người Mỹ cho rằng ở thời điểm hiện tại một tổng thống độc tài nắm giữ mọi quyền lực sẽ đem lại nhiều đổi thay tích cực hơn là các tổng thống bị hạn chế quyền lực và phải né tránh nhiều vấn đề gai góc như hiện nay.
Vì thế, việc nước Nhật có thể tự chuyển đổi mô hình cầm quyền cho phù hợp với điều kiện thực tế là một trường hợp có một không hai. Nước Nhật có thể trở thành một trong những đất nước tự do dân chủ nhất Châu Á và hàng đầu trên thế giới, nhưng Nhật Bản cũng có thể trở thành một nước áp dụng kỷ luật hà khắc khi cần thiết, và thực tế là Nhật đã từng là một nước quân phiệt nổi tiếng trong thế chiến thứ hai.
Và ở thời điểm hiện tại, một thiết chế sắt đá tỏ ra đang hữu dụng và cần thiết cho nước Nhật và người Nhật để tự biến đổi vận mệnh của chính mình theo kiểu một bàn tay sắt hơn là chìm vào những nhược điểm cố hữu của thể chế dân chủ phương Tây.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du Afghanistan

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (trái) hội kiến Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại Dinh Tổng thống ở Kabul, 21/2/2015.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (trái) hội kiến Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại Dinh Tổng thống ở Kabul, 21/2/2015.What will be U.S. role in major battle on ISIS?
  

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã thực hiện chuyến thăm nước ngoài không báo trước và đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Ngũ Giác Đài tới Afghanistan, và tại đây, ông nói muốn đảm bảo rằng “thành quả” đạt được ở Afghanistan sẽ “bền vững”. 
Ông Carter nói như vậy hôm nay tại một cuộc họp báo ngay sau khi đặt chân tới Kabul.
Ông cho biết ông tới Afghanistan để đánh giá và xem xét cách thức bảo toàn những thành công lâu dài của sứ mạng của Hoa Kỳ tại đó. 
Theo nhà lãnh đạo quân đội Mỹ, Tổng thông Obama muốn ông có đánh giá riêng về sự hiện diện của binh sĩ Mỹ ở Afghanistan, và không loại trừ khả năng giảm tốc độ rút quân theo như dự kiến, nếu cần. 
Ông Carter cho biết ông sẽ thảo luận vấn đề rút quân cũng như nỗ lực chống Taliban của Afghanistan với Tổng thống nước chủ nhà Ashraf Ghani. Theo dự kiến, ông cũng sẽ gặp mặt các binh sĩ Mỹ. 
Chuyến thăm của ông Carter diễn ra trong bối cảnh phái bộ Mỹ ở Afghanistan chuyển từ nhiệm vụ tác chiến sang huấn luyện và cố vấn cho các lực lượng Afghanistan để giúp đảm trách an ninh đất nước này. 
Khoảng 10 nghìn binh sỹ Mỹ hiện diện ở Afghanistan. 
Trước khi nhận nhiệm sở, ông Carter nói với Thượng viện Mỹ rằng ông có thể tái cân nhắc các kế hoạch rút toàn bộ các binh sỹ Mỹ khỏi Afghanistan vào cuối năm nay. Nhưng ông nói điều đó còn tùy thuộc vào tình hình an ninh. 
Ông cũng nói rằng ông sẽ làm việc với các đối tác của Mỹ để bảo đảm rằng nhóm chủ chiến Nhà nước Hồi giáo sẽ không mở rộng hoạt động từ Trung Đông sang Afghanistan. 

Biểu tình ủng hộ Nga, chống Ukraine diễn ra ở Moscow

Cảnh sát đứng trước những người tham gia cuộc biểu tình chống cuộc nổi dậy năm 2014 ở Ukraine, tại Moscow, 21/2/2015.
Cảnh sát đứng trước những người tham gia cuộc biểu tình chống cuộc nổi dậy năm 2014 ở Ukraine, tại Moscow, 21/2/2015.

Nhiều người Nga đã tụ tập tại một quảng trường trung tâm ở Moscow để tham gia một cuộc tuần hành chống Ukraine. 
Họ cũng thể hiện quyết tâm ngăn chặn một cuộc nổi dậy thân phương Tây như vụ xảy ra ở thủ đô của Ukraine một năm trước.
Hàng nghìn người biểu tình ủng hộ Điện Kremlin đã đổ ra đường phố hôm nay để thể hiện sự ủng hộ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như phản đối chính phủ thân phương Tây hiện nay ở Ukraine. 
Nhiều người đã mang cờ Nga hoặc đeo các rải ruy băng thể hiện sự hậu thuẫn đối với nước Nga. 
Quan hệ giữa Ukraine và Nga đã trở nên căng thẳng từ năm ngoái, sau khi Nga sáp nhập một số vùng lãnh thổ ở miền đông Ukraine cũng như ủng hộ cuộc nổi dậy thân Nga ở trong biên giới Ukraine. 
Trong khi đó, hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng cộng đồng quốc tế hiện thảo luận về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì các vụ cướp đất ở Ukraine. 
Ông Kerry nói thêm rằng Nga đã có “hành động hết sức trắng trợn và bất chấp đạo lý” trong những ngày vừa qua. 
Phát biểu tại London trước khi hội đàm với Ngoại trưởng Anh Philip Hammond, ông Kerry cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh không chấp nhận điều ông gọi là “thái độ hết sức hèn nhát” của Nga. 
Ông Kerry cũng nhắc tới việc Nga tìm cách tại Liên Hiệp Quốc, quy trách nhiệm cho chính quyền Ukraine đã gây ra tình trạng bất ổn ở miền đông Ukraine, trong khi tiếp tục điều ông Kerry gọi là hành động “cướp đất” tại vùng đó.

Ba giấc mơ của EU đã biến thành ác mộng

Ngày đăng : 22/02/15 17:34
Những nỗ lực chưa có kết quả về vấn đề ở Ukraine và Hy Lạp không những cho thấy những hạn chế của EU mà còn chứng minh rằng, những gì mà tổ chức này đang đại diện đang dần vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Có ba tin tức chính về EU mà ai cũng quan tâm. Thứ nhất là những lộn xộn trong việc giải quyết xung đột tại Ukraine. Thứ hai là những vấn đề của Hy Lạp và đồng euro. Thứ ba là dòng người tị nạn từ châu Phi và Trung Đông ngày càng tăng lên, làm đủ mọi cách để thoát hiểm sang châu Âu.
Lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đang bắn đạn súng cối ở bên ngoài làng Sanzharivka.
Về Ukraine, có thể nói rằng các nhà lãnh đạo của các nước phương Tây đã mắc sai lầm nghiêm trọng. Chúng ta đã nghe rất nhiều lần rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin bị so sánh với Hitler hay Stalin, chính phủ cũng nói rằng khủng hoảng hiện tại bắt nguồn từ “chủ nghĩa bành trướng” của Nga. Nhưng ngòi nổ thực sự của vấn đề này chính là việc EU liên tục mở rộng lãnh thổ của mình, tiến đến sát nước Nga. Như Thủ tướng Anh David Cameron đã từng phát biểu, đó sẽ là một “châu Âu” trải dài từ Đại Tây Dương cho đến dãy Ural của Nga.
Nguyên nhân ở đây không phải là mong muốn chào đón người Nga tại Crimea trở về đất nước quê hương của ông Putin, hay là để hỗ trợ người Nga ở miền Đông Ukraine trong những nỗ lực không bị lôi kéo bởi chính phủ hiện tại của Kiev để đến với EU và NATO. Thực tế, đó là vì một tổ chức được thành lập dựa trên lòng tin rằng nó có thể xóa bỏ chủ nghĩa dân tộc, nhưng lại gặp phải lòng tự tôn mạnh mẽ đến mức nó không thể bị xóa bỏ. EU đã chọc con gấu và nó đã phản ứng lại một cách đương nhiên.
Bên cạnh đó, EU đã tin rằng họ có thể hàn gắn toàn châu Âu bằng cách sử dụng đồng tiền chung. Đây đơn thuần là giấc mơ chính trị và chưa bao giờ bắt nguồn từ kinh tế thực tiễn. Hy Lạp, với việc cuộc sống của người dân và nền kinh tế đã bị tàn phá, cuối cùng cũng đã bầu cử lập ra một chính phủ đã hứa sẽ kết thúc tất cả những nỗi khổ trên, nhưng cùng lúc đó vẫn phải bám lấy chính thứ đã gây ra tình trạng này để đảm bảo an toàn. Cũng giống như Ukraine, lãnh đạo của các nước EU quyết tâm giữ vững lòng tin của mình, ngay cả khi nó đang gặp phải một vấn đề không có cách giải quyết rõ ràng.
Giấc mơ tiếp theo của EU giờ đây đang gặp những thách thức lớn, đó là chính sách tị nạn của họ. Theo Công ước Lisbon, các nước thành viên EU luôn chào đón những người tị nạn. Nhưng theo một số điều luật, trách nhiệm pháp lý của họ thuộc về đất nước đầu tiên mà họ đặt chân đến EU, mà với những nước đang phá sản như Ý và Hy Lạp điều đó là không thể.
Để chống lại luật lệ này, họ đã cố gắng điều phối dòng người tị nạn sang các nước phương Bắc giàu hơn như Đức, Thụy Điển và Anh, và thực tế đó là những nước mà phần lớn người di cư cũng hi vọng được đến. Chính sách nửa vời này đã khiến các nước châu Âu không muốn đi đến ngọn nguồn của sự việc, và giống như Ukraine và đồng euro, nó dường như trở thành một vấn đề không thể vượt qua.
Ba giấc mộng trên đang dần sụp đổ trước những diễn biến mà EU từ lâu đã bỏ qua. Từ giấc mơ cho đến sự bức xúc và cuối cùng là ác mộng, EU đang đi qua chuỗi sự kiện điển hình để thoát khỏi một ảo tưởng. Mặc dù vẫn chưa đến mức toàn bộ mọi thứ đều sụp đổ, nhưng họ đang ngày một gần nó hơn.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang điện tử của tờ Telegraph (Anh), một nhật báo khổ rộng phát hành buổi sáng hàng ngày tại Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác.
Anh Tuấn (lược dịch)

Ngoại trưởng Mỹ, Iran đàm phán hạt nhân tại Geneva

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif.

Hai bộ trưởng ngoại giao của Mỹ và Iran đang họp tại Thụy Sĩ ngày hôm nay, Chủ nhật, trong nỗ lực đạt đến một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran trước thời hạn chót vào ngày 31 tháng 3.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tham dự cuộc họp tại Geneva giữa người đứng đầu Tổ chức Năng Lượng Hạt nhân Iran Ali Akbar Salehi, và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Earnest Moniz.
Vòng thảo luận giữa các giới chức ngoại giao và năng lượng hàng đầu của Mỹ và Iran nhằm giúp giải quyết các tranh chấp về kỹ thuật đang cản trở một thỏa thuận giữa Iran và 6 cường quốc thế giới, được gọi là nhóm P5+1.
Thỏa thuận giữa Iran và nhóm bao gồm các nước Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga, sẽ giới hạn các hoạt động hạt nhân của Iran để đổi lại việc nới lỏng các biện pháp chế tài.
Ngoại trưởng Kerry đã gặp gỡ với Ngoại trưởng Anh ở London hôm thứ Bảy. Ông Kerry nói rằng nhóm P5+1 vẫn thống nhất với nhau về vấn đề Iran.
Ngoại trưởng Kerry nói: “Hoàn toàn không có bất kỳ sự chia rẽ nào trong điều mà chúng tôi tin là cần thiết để Iran phải chứng minh là chương trình hạt nhân của họ chỉ phục vụ mục tiêu hòa bình trong tương lai.”
Các cuộc đàm phán mới nhất này diễn ra giữa lúc một báo cáo mới của Liên hiệp quốc nói rằng vẫn còn những lo ngại  về khả năng vẫn có “những hoạt động liên quan đến hạt nhân không được tiết lộ” tại Iran kể cả những hoạt động dính líu đến việc phát triển một vũ khí hạt nhân.
Nhưng Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế, tức IAEA, nói rằng Iran tuân thủ một số quy định của một thỏa thuận hạt nhân.
Truyền thông nhà nước Iran trích lời Đại sứ Reza Najafi của Tehran tại IAEA nói rằng các kết quả tìm được này cho thấy nước ông “hoàn toàn minh bạch” về chương trình hạt nhân mang mục đích hòa bình.

Thủ tướng Ấn thăm vùng biên giới, Bắc Kinh tức tối phản đối

mediaThủ tướng Ấn Narendra Modi đến bang Arunachal Pradesh để khánh thành cơ sở đường sắt và năng lượng - Reuters /Pawan Kumar
Hôm qua, 21/02/2015, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã triệu mời Đại sứ Ấn Độ tại Bắc Kinh để bày tỏ thái độ « cực lực bất bình » và « kiên quyết phản đối » việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa đi thăm một bang ở vùng biên giới dưới quyền kiểm soát của Ấn Độ, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Hãng tin Pháp AFP trích dẫn một bản tin Tân Hoa Xã công bố vào khuya hôm qua cho biết là Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) đã nhận định rằng hành động của Thủ tướng Ấn Độ đã « phương hại đến chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi của Trung Quốc ». 
Bắc Kinh đã phản đối tức tối và gay gắt như trên sau sự kiện Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, vào hôm thứ Sáu 20/02 đã đến thăm bang Arunachal Pradesh để khánh thành một số hạ tầng cơ sở đường sắt và năng lượng. 
Đối với Bắc Kinh, các hành động của lãnh đạo Ấn Độ đã « làm trầm trọng thêm một cách giả tạo các tranh chấp biên giới, và đi ngược lại với sự đồng thuận (giữa hai nước) về sự cần thiết phải xử lý thỏa đáng vấn đề này ». 
Và như thông lệ, ông Lưu Chấn Dân tái khẳng định quan điểm của Trung Quốc là « chưa bao giờ công nhận cái gọi là ‘bang Arunachal Pradesh’ do Ấn Độ đơn phương thành lập ». 
Cho đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc vấn bất đồng với nhau về việc phân định biên giới tại hai khu vực cụ thể, trong đó có bang Arunachal Pradesh đã được sáp nhập vào lãnh thổ Ấn Độ từ thời Anh Quốc chiếm đóng Ấn Độ, nhưng đã bị Trung Quốc kiên quyết đòi lại. Tranh chấp bang này là nguyên nhân dẫn đến một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1962. Tuy bị thua, nhưng Ấn Độ vẫn giữa được quyền kiểm soát bang Arunachal Pradesh sau khi lực lượng Trung Quốc rút lui. 
Bắc Kinh "giận cá chém thớt" ? 
Chuyện Bắc Kinh phản đối New Delhi về vấn đề biên giới không phải là điều hiếm hoi, nhưng phản ứng lần này đặc biệt gay gắt, thể hiện qua việc triệu mời Đại sứ lên bộ Ngoại Giao. 
Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã « giận các chém thớt », muốn nhân dịp này để biểu lộ thái độ bực tức trước kết quả chuyến thăm Ấn Độ vào tháng trước của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Nhân chuyến công du đó, Hoa Kỳ và Ấn Độ đã ký kết một bản tuyên bố chung về hợp tác liên quan đến toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 
Bắc Kinh đặc biệt khó chịu khi văn bản này nêu rõ sự quan ngại của Mỹ và Ấn Độ về tình hình an ninh ở Biển Đông.
 

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đột kích chớp nhoáng vào Syria

mediaLăng mộ của Suleiman Chah, di sản kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên lãnh thổ Syria (wikipedia)
Vào Hôm qua, ngày 21/02/2015, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một chiến dịch đột kích chớp nhoáng vào Syria, để sơ tán binh sĩ của nước này đang canh gác khu mộ Suleiman Shah, người ông của nhân vật thành lập Đế chế Ottoman trước đây.
Từ Istanbul, Thông tín viên RFI Jérôme Bastion tường trình :
« Bắt đầu từ 21 giờ tối qua, chiến dịch được triển khai với hai giai đoạn, và kết thúc vào 6 giờ sáng nay. Họ tiến vào Syria qua thành phố Kobané, với hai đoàn xe. Tổng cộng có 100 chiếc, trong đó có 39 chiếc xe tăng. Một đoàn xe tiến về phía khu mộ Suleiman Shah, nằm bên bờ sông Euphrate, nơi có khoảng 40 lính canh gác.
Đoàn xe thứ nhì kiểm soát một khu đất nhỏ, nằm tại Syria nhưng gần biên giới. Tại đây, cờ của Thổ Nhĩ Kỳ được treo lên và di hài của Suleiman Shah, hiện đang được bảo quản tại Suruç, sẽ được đưa vào một lăng mới.
Trong lúc chuyển di hài, một xe tải của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp tai nạn. Nhưng toàn bộ chiến dịch, được gọi là « Shah Euphrate », đã diễn ra suôn sẻ, không gặp chút trở ngại hay đụng độ nào.
Hơn nữa, chiến dịch cũng được chuẩn bị rất kỹ càng, với sự hợp tác của lực lượng người Kurdistan địa phương và các đơn vị của Quân đội Syria Tự do đang giành lại quyền kiểm soát khu vực từ vài tuần nay.
Việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo bị đẩy ra khỏi khu vực đã cho phép thực hiện chiến dịch trên. Thổ Nhĩ Kỳ giữ quyền bảo vệ di hài người ông của nhà thành lập Đế chế Ottoman và có thẩm quyền - được các hiệp ước quốc tế công nhận - tại vùng đất nhỏ này ở Syria ».

Cháy tòa nhà chọc trời ở Dubai, người dân hoảng loạn

Lửa bùng lên tại tòa nhà chung cư 70 tầng ở Dubai, 21/2/2015.
Lửa bùng lên tại tòa nhà chung cư 70 tầng ở Dubai, 21/2/2015.

Hỏa hoạn tại một trong những tòa nhà chung cư cao nhất thế giới ở Dubai đã khiến người ở hoảng loạn tìm cách thoát thân sớm hôm nay. 
Ông Jamie Boyd, một cư dân tại tòa nhà có tên gọi Marina Torch, cho biết chuông báo cháy đổ dồn lúc 2 giờ 30’ sáng. 
Ông cho biết thêm rằng từng có nhiều lần chuông đổ nhưng không xảy ra hỏa hoạn nên lần này mọi người cũng không nghĩ ngợi gì cho tới khi có người tới đập cửa nhà ông, và bảo phải bỏ chạy. 
Lửa bùng lên một lúc tại tòa nhà cao 70 tầng thì các lính cứu hỏa tới hiện trường. 
Hiện chưa có thông tin tức thời về thương vong. Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn vẫn đang được điều tra.

Giới chức về hạt nhân cấp cao Hoa Kỳ, Iran tham dự thảo luận tại Geneva

Ông Ali Akbar Salehi, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran.
Ông Ali Akbar Salehi, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran.

Các giới chức hạt nhân cao cấp của Iran và Hoa Kỳ tham dự các cuộc thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran lần đầu tiên vào ngày thứ Bảy- để tăng cường các nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận vào hạn chót 31 tháng 3 năm nay.
Người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, ông Ali Akbar Salehi và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz đã đến Geneva để tham dự các cuộc thương thuyết.
Sự có mặt của hai ông hy vọng sẽ giúp giải quyết những tranh chấp đang diễn ra về công nghệ ngăn trở việc đi đến một thỏa thuận giữa Iran và sáu cường quốc thường được gọi là nhóm P5+1.
Một thỏa thuận giữa Iran và nhóm này—gồm Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga—sẽ kiềm chế các hoạt động hạt nhân của Iran để đổi lấy việc giảm bớt các chế tài.
Ngày Chủ nhật, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry lên đường đến Geneva để thảo luận trong hai ngày với người tương nhiệm Iran Mohammad Javad Zarif.
Gặp bộ trưởng ngoại giao Anh tại London ngày thứ Bảy trước chuyến đi Geneva, ông Kerry cho biết nhóm P5+1 vẫn đoàn kết về vấn đề Iran.
Ông Kerry nói “Tuyệt đối không có bất đồng ý kiến về những điều chúng tôi tin là cần thiết đối với Iran để chứng tỏ là chương trình hạt nhân của nước này sẽ có tính cách hòa bình trong tương lai.”
Những cuộc thảo luận mới nhất diễn ra giữa lúc có một phúc trình mới từ Cơ quan Nguyên tử năng Liên hiệp quốc cho biết cơ quan này vẫn quan ngại về việc có thể có “những hoạt động liên hệ đến hạt nhân không được tiết lộ” tại Iran bao gồm những công việc có dính líu đến việc phát triển một đầu đạn hạt nhân đặt trên một phi đạn.
Tuy nhiên Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế IAEA nói Iran tuân thủ một số điều khoản của thỏa thuận hạt nhân.
Truyền thông nhà nước Iran trích lời đại sứ Iran tại IAEA, Reza Najafi, nói rằng những phúc trình này cho thấy tính chất hòa bình và “hoàn toàn minh bạch” trong các chương trình hạt nhân của nước này. 
 

Bắc Triều Tiên : Kim Jong-Un giám sát tập trận trên biển

mediaLãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang huấn thị cho các đơn vị pháo binh tham gia tập trận. Ảnh do thông tấn xã KCNA phổ biến tại Bình Nhưỡng ngày 21/2/2015.REUTERS/KCNA
 Tình hình trên bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu căng thẳng trở lại. Hôm nay, 21/02/2015, hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA loan báo đích thân lãnh đạo Kim Jong-un đã giám sát một cuộc tập trận, thực hành tấn công lên một hòn đảo của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải.
 
KCNA cho biết chi tiết, cuộc tập trận với sự tham gia của các đơn vị pháo binh đã diễn ra trên hai đảo Mu và Jangjae, một “ điểm nóng quan trọng ” gần với biên giới Hàn Quốc. Chính từ đảo Mu, quân đội Bắc Triều Tiên, để đáp trả lại một cuộc tập trận của Seoul, đã pháo kích dữ dội lên đảo Yeonpyong của Hàn Quốc vào năm 2010, làm thiệt mạng bốn người.
Theo nhận định AFP, động thái quân sự này của Bắc Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh các cuộc tập trận thường niên Mỹ - Hàn mang tên “Key Resolve” và “Foal Eagle” sắp diễn ra vào đầu tháng Ba tới. 
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên kêu gọi quân đội nước này tăng cường tập dượt để chống Mỹ thành,  đè bẹp nhanh chóng kẻ thù trong trường hợp Bắc Triều Tiên bị Mỹ tấn công.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, trong tháng 11/2014, Bắc Triều Tiên đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận. Kim Jong-un đã đi thị sát 10 đơn vị quân đội khác nhau. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên còn kêu gọi quân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu cho năm nay.
Chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc năm 1953, nhưng từ đó đến nay hai miền Nam Bắc Triều Tiên chưa hề ký một hiệp định hòa bình nào. Bán đảo Triều Tiên luôn trong tình trạng có thể xảy ra chiến tranh bất cứ lúc nào. Bình Nhưỡng chưa bao giờ công nhận đường giới tuyến phân chia hải phận với Hàn Quốc do Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ vạch ra. Khu vực ranh giới trên biển này đã nhiều lần xảy ra các cuộc đụng độ ngắn và đã có đổ máu trong những năm 1999, 2002 và 2009 giữa hai miền đất nước.
Gần đây Bình Nhưỡng đã đề nghị sẽ cho tạm ngưng các cuộc thử hạt nhân nếu như Hoa Kỳ hủy các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc trong năm 2015. Đề nghị này đã bị Washington và Seoul khước từ. Hiện tại, Mỹ cho triển khai 30.000 quân thường trực tại Hàn Quốc

Giao tranh đẫm máu tại biên giới Myanmar - Trung Quốc, hơn 130 người thiệt mạng

08:08 22-02-2015
giao tranh dam mau o bien gioi Myanmar
Cuộc giao tranh bùng phát do phiến quân ở một dân tộc thiểu số người Trung Quốc muốn đòi quyền tự trị

Ít nhất 61 binh sĩ chính phủ Myanmar và 72 phiến quân ở nước này đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh đẫm máu nhất ở khu vực biên giới giáp với Trung Quốc ngày 21/2.

Quân đội Myanmar cho biết hơn 130 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột đẫm máu ở vùng đông bắc khiến hàng chục ngàn phải bỏ nhà cửa di tản.
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, quân đội Myanmar xác nhận đã xảy ra giao tranh ác liệt giữa binh sĩ với các thành viên của lực lượng Quân đội liên minh dân chủ dân tộc Myanmar (MNDAA).
Giao tranh xảy ra tại khu vực Kokang thuộc bang Shan, Đông Bắc Myanmar và giáp biên với Trung Quốc.
“Giao tranh diễn ra dữ dội. Chúng tôi sẽ không rút quân cho tới khi tình hình ổn định”, Trung tướng Mya Htun Oo cho hay trong cuộc họp báo ở thủ đô Naypyidaw. Trung tướng Mya Htun Oo là người phát ngôn Bộ Quốc phòng Myanmar.
Giao tranh bùng phát tại Kokang từ hôm 9/2 khi lực lượng phiến quân tấn công các binh sĩ chính phủ, buộc quân đội phải mở các cuộc tấn công đáp trả làm ít nhất 30.000 dân thường phải bỏ chạy sang nước láng giềng Trung Quốc.  
 
 
Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi xung đột bùng phát, trung tướng Mya Htun Oo - phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Myanamar cho biết cuộc xung đột đã giết chết 61 binh sĩ và cảnh sát Myanmar và khoảng 72 quân nổi dậy. Hơn 100 binh sĩ khác bị thương kể từ khi cuộc giao tranh diễn ra.
"Cuộc chạm trán rất dữ dội, vì thế, chúng tôi phải điều trực thăng đến hỗ trợ" - ông nói, "chúng tôi sẽ không rút đi cho đến khi sự ổn định được tái lập".
 
 
Vị trung tướng này không cung cấp thông tin về việc thường dân bị giết hại ở tỉnh Laukkai - nơi là trung tâm cuộc giao tranh, khi các nỗ lực di tản những người dân ở đây bị cản trở bởi một cuộc tấn công nhắm vào đoàn xe chữ thập đỏ địa phương, làm bị thương 2 nhân viên cứu trợ nhân đạo. Điều này đã khiến các cuộc cứu trợ bị đình hoãn. 
Vị phát ngôn viên bộ Quốc phòng đổ lỗi cho quân phiến loạn về việc tấn công đoàn xe chữ thập đỏ: "Quân đội chúng tôi chỉ bảo vệ xe của dân thường,... chúng tôi sẽ có hành động mạnh trước sự tấn công của phiến quân Kokang".
Phiến quân Kokang thuộc dân tộc thiểu số người Trung Quốc, hay có tên gọi Quân đội liên minh dân chủ dân tộc (MNDAA) đấu tranh cho quyền tự trị, đã lên tiếng từ chối trách nhiệm tấn công đoàn xe.
Hiện chưa rõ còn bao  nhiêu người đang mắc kẹt trong vùng giao tranh, nhưng trong khi đa số dân di tản đã vượt biên giới sang Trung Quốc thì có khoảng hơn chục ngàn người được cho rằng vẫn ở bên trong biên giới Myanmar.
L.H.L - Anh Vũ

Các phần tử hiếu chiến bắt cóc 89 trẻ em tại Nam Sudan

Vụ bắt cóc xảy ra trong khi các học sinh đang làm bài thi tại một trường học gần Malakal, phía bắc Nam Sudan.
Vụ bắt cóc xảy ra trong khi các học sinh đang làm bài thi tại một trường học gần Malakal, phía bắc Nam Sudan.

Ngày thứ Bảy, Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết các tay súng đã bố ráp một trường học Nam Sudan và bắt cóc ít nhất 89 trẻ em.
Vụ bắt cóc xảy ra trong khi các học sinh đang làm bài thi tại một trường học gần Malakal, phía bắc Nam Sudan.
Khu vực này đã trở thành nơi cư trú của hàng ngàn người tỵ nạn chạy trốn bạo động tại những thị trấn quê nhà của họ.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF nói con số thực sự có thể cao hơn vì các phần tử hiếu chiến lùng sục từ nhà này sang nhà khác để bắt những em trai trên 12 tuổi. UNICEF cáo buộc việc bắt cóc trẻ em và cảnh báo những phần tử bắt cóc là vi phạm luật quốc tế.
Ông Jonathan Veitch, đại diện UNICEF tại Nam Sudan nói “Việc tuyển mộ và sử dụng trẻ em của các lực lượng vũ trang huỷ hoại gia đình và cộng đồng. Trẻ em phải chịu các mức độ bạo lực không thể hiểu nổi. Các em mất gia đình và mất cơ hội đến trường.”
Ông yêu cầu nhóm này trả tự do ngay tức khắc cho các trẻ em.
Nam Sudan tách khỏi Sudan vào năm 2011 sau nhiều thập niên chiến tranh. Quốc gia mới này đã lâm vào cảnh xáo trộn kể từ tháng 12 năm 2013, khi Tổng thống Salva Kiir cáo buộc cựu phó Tổng thống Riek Machar cố gắng đảo chính ông. Sự đối nghịch của hai ông đã làm phát sinh bạo động tại quốc gia non trẻ này, với những báo cáo về việc giết hại tập thể và nạn đói.
Hơn 1,5 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Hy Lạp đồng ý thỏa thuận với eurozone

  • 21 tháng 2 2015
Chia sẻ
Hy Lạp có thêm thời gian để 'xây dựng lại lòng tin'
Bộ trưởng tài chính các nước EU đồng ý gia hạn gói cứu trợ tài chính cho Athens thêm bốn tháng sau cuộc họp ở Brussels.
Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem, người đứng đầu Eurogroup, nói Hy Lạp cam kết sẽ có trách nhiệm với tất cả các khoản nợ.
Ông nói tại một cuộc họp báo vào tối thứ Sáu 20/2: "Đây là kết quả rất khả quan".
"Tôi nghĩ tối nay là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng lại lòng tin. Ai cũng biết lòng tin đi nhanh hơn là đến. Tối nay là bước đi vô cùng quan trọng trong quá trình ấy."
Đổi lại việc gia hạn này, Hy Lạp chấp thuận đưa ra một danh sách các biện pháp cải cách trước hôm thứ Hai.
Yanis Varoufakis, bộ trưởng tài chính Hy Lạp, nói ông sẽ làm việc ngày đêm từ nay tới thứ Hai để lập danh sách.
Giới chức Eurozone sẽ nghiên cứu các cải cách đề xuất để xem chúng có đủ để thỏa mãn các chủ nợ hay không.
Nếu như không đủ thì thỏa thuận mới thống nhất vẫn có thể bị xóa bỏ.
Bộ trưởng Varoufakis nói thêm rằng Hy Lạp không đe dọa hay quanh co gì trong quá trình thương lượng. "Khoảng thời gian bốn tháng là để xây dựng lại quan hệ với châu Âu và IMF."
Tuy nhiên, ông nói thỏa thuận này sẽ chết nếu như không thống nhất được về cải cách.
Việc gia hạn được đồng ý chỉ vài ngày trước khi chương trình cứu trợ tài chính cho Hy Lạp chấm dứt.
Câu hỏi đặt ra là người dân Hy Lạp, vốn mệt mỏi vì các biện pháp thắt lưng buộc bụng, nghĩ thế nào về thỏa thuận này.

'Sang trang mới'

Chưa rõ người dân Hy Lạp đón nhận tin mới như thế nào
Một quan chức Hy Lạp nói nay Athens có thời gian để đàm phán "một thỏa thuận mới".
Ông này tuyên bố: "Hy Lạp vừa sang trang mới".
Hy Lạp muốn gia hạn thêm sáu tháng nhưng thỏa thuận chỉ cho bốn tháng.
Tuy nhiên Athens đã tránh được nguy cơ cạn tiền vào tháng tới.
Christine Lagarde, giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nói: "Chúng tôi hài lòng là công việc nay có thể được bắt đầu".
Bà Lagarde có mặt trong cuộc họp chiều thứ Sáu với ông Varoufakis và Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble.
Thỏa thuận mới ký đã khiến thị trường chứng khoán Phố Wall tăng kỷ lục, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 154 điểm, hay 0,9%, lên 18.140,44 trong khi chỉ số S&P 500 tăng 0,6%.
Đồng euro tăng giá 0,3% so với đồng đôla theo sau thông báo, lên 1 euro ăn 1,1403 đôla.
Sebastien Galy, chuyên gia phân tích hối đoái tại Societe Generale, nói: "Chúng ta dường như đã tránh được thảm họa. Điều này giúp xả được áp lực đang tích tụ trên thị trường."

Nội bộ IS 'lục đục vì chiến binh ngoại quốc'

Các chuyên gia và nhà hoạt động cho rằng, nội bộ Nhà nước Hồi giáo (IS) đang gặp vấn đề khi xuất hiện rạn nứt và tranh giành quyền lực trong hàng ngũ chiến binh ngoại quốc, nhất là từ sau khi nhóm cực đoan thất bại tại thị trấn chiến lược Kobani.
rt-ISIS-syria-march-kb-140924-16x9-992_1
Chiến binh IS diễu hành trên đường phố Syria. Ảnh: NYdailynews.
Rạn nứt giữa các chiến binh Chechnya và Uzbek trong IS gần đây dẫn đến các cuộc đụng độ giữa hai bên, Bari Abdellatif, một cư dân ở al-Bab, Syria đã chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ cho biết. Ít nhất hai thành viên cấp cao đã bị giết vì xung đột nội bộ.
IS chịu thất bại lớn nhất tại Kobani, Syria, khi nhóm cực đoan hồi tháng một phải rút khỏi thị trấn này với hơn 1.000 chiến binh bị giết, nhiều vũ khí hạng nặng và xe bị phá hủy. Bộ binh người Kurd trước đó chiến đấu với IS trong 5 tháng và các cuộc không kích của liên minh do Mỹ dẫn đầu làm 70% thị trấn chìm trong đống đổ nát, hàng chục nghìn cư dân chạy trốn qua biên giới đến Thổ Nhĩ Kỳ. Từ sau khi mất Kobani, dấu hiệu rạn nứt trong nội bộ IS hiện lên rõ nét.
"Cuộc chiến kéo dài tại Kobani gây ra rất nhiều căng thẳng. Các chiến binh cáo buộc nhau phản bội và cuối cùng quay ra tấn công nhau", Abdellatif nói.
Một nhà hoạt động tại Raqqa, thành trì của IS tại Syria, cho biết chiến binh ngoại quốc cãi cọ về các vấn đề hành chính và tài chính. Một số người bị giết vì nghi ngờ làm gián điệp hoặc cố gắng đào thoát.
"IS cố gắng chứng tỏ nhóm là một tập thể đoàn kết, nhưng có nhiều 'bụi bẩn' dưới vỏ bọc đó",  nhà hoạt động giấu tên nói.
Nhóm cực đoan hồi đầu tháng phế truất một quan chức tôn giáo ở tỉnh Aleppo và bắt ông ta phải hầu tòa, sau khi ông này phản đối việc thiêu sống phi công người Jordan, Nhóm Giám sát Nhân quyền Syria cho biết.
"IS hiện bắt đầu phải vật lộn để giữ lực lượng của chính nhóm đoàn kết", Lina Khatib, Giám đốc Trung tâm Trung Đông Carnegie ở Beirut nói.
Nhóm truyền thông chống IS có tên gọi Raqqa bị giết chết trong im lặng (RBSS) cho biết, các phần tử cực đoan buộc dân thường phải hiến máu sau khi hàng chục chiến binh bị thương nặng. RBSS cũng đưa tin rằng IS gần đây áp đặt một lệnh giới nghiêm và đặt rào chắn vào ban đêm để ngăn chặn các thành viên đào ngũ cố gắng chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy chiến binh từ khắp nơi trên thế giới gia nhập IS, ngày càng có nhiều tân binh vỡ mộng đã rời nhóm hoặc cố gắng bỏ đi khi thấy cuộc sống bạo lực hơn họ nghĩ. Nhóm quan sát cho biết, IS giết chết hơn 120 thành viên trong 6 tháng qua, hầu hết trong số đó là chiến binh ngoại quốc mong muốn trở về nhà.
"Khi chúng ta lắp ráp những mảnh ghép nhỏ lại với nhau, có thể thấy rất rõ ràng rằng IS đang có vấn đề. Tôi tin rằng nội bộ nhóm đang lục đục", Scott Stewart, Phó chủ nhiệm phân tích chiến thuật tại công ty tình báo và tư vấn toàn cầu Stratfor nhận định.
Tuy nhiên, Faysal Itani, một thành viên thường trú tại Hội đồng Đại Tây Dương cho biết, IS đang gặp khó trong việc chiếm đóng thêm lãnh thổ, nhưng nhóm cực đoan vẫn chưa phải đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào tại các thành trì. "IS tiếp tục nhận được hỗ trợ giữa từ các bộ tộc địa phương, và thu hút thêm chiến binh từ các phiến quân khác", ông nói.
Phương Vũ (Theo Telegraph)

Cảnh tượng siêu thực trong đợt lạnh kỷ lục ở Mỹ

Thác Niagara đóng băng khi đang chảy, núi tuyết cao bằng tòa nhà 5 tầng trong Viện Công nghệ Massachusetts là những cảnh tượng khó tin trong đợt lạnh dài ở Mỹ mấy ngày qua.
ga
Băng phủ kín mặt sông Delaware trong Công viên Quốc gia Pleasant Hill Park ở bang Philadelphia. Cơ quan Khí tượng Mỹ thông báo một đợt không khí lạnh từ Bắc Cực khiến nhiều vùng ở phía đông nam nước Mỹ chìm trong đợt lạnh dài nhất kể từ giữa thập niên 90 tới nay. Ảnh: AP
gr
"Núi tuyết" với chiều cao tương đương tòa nhà 5 tầng xuất hiện trong khuôn viên của Viện Công nghệ Massachusetts, thành phố Boston, bang Massachusetts hôm 20/2. Tại những nơi khác trong thành phố Boston, độ dày của tuyết lên tới 2,5 m.
Nhiều người coi việc nhảy từ cửa sổ hay ban công xuống đống tuyết là một thú tiêu khiển
Nhiều người dân tại thành phố Boston coi việc nhảy từ cửa sổ hay ban công xuống đống tuyết là một thú tiêu khiển. Ảnh: YouTube
Philadelphia
Một vụ hỏa hoạn tại Trung tâm Y tế Locust, thành phố Philadelphia vào tối 20/2 khiến nhân viên cứu hỏa phải phun nước để dập lửa. Nhưng vào sáng 21/2, nước tạo thành khối băng phủ kín tòa nhà. Ảnh: AP
Giới truyền thông địa phương
Giới truyền thông địa phương ví Trung tâm Y tế Locust là "lâu đài băng" sau vụ cháy. Ảnh: AP
km
Đài phun nước trong Công viên Quốc gia Letchworth, bang New York, Mỹ trở thành "núi lửa băng" sau khi nước đóng băng vì nhiệt độ âm. Ảnh: Jo Beth Rath
Một phần thác Niagara tại Mỹ đóng băng, tạo nên cảnh tượng siêu thực.
Nước của thác Niagara lừng danh đóng băng khi đang chảy, tạo nên cảnh tượng siêu thực. Những cây gần thác cũng "hóa đá". Ảnh: REX
Hai du khách chụp ảnh dưới chân thác Niagara hôm 20/2, khi nhiệt độ tụt xuống mức -7 độ C.
Hai du khách chụp ảnh dưới chân thác Niagara hôm 20/2, khi nhiệt độ tụt xuống mức -7 độ C. Ảnh: EPA
Greenville
Băng bao phủ thanh chắn va đập của một ô tô trong bãi đỗ xe tại thành phố Greenville, bang South Carolina, Mỹ vào ngày 20/2. Sau khi xe rời khỏi bãi, khối băng vẫn giữ nguyên vị trí. Ảnh: Daily Mail
lm
Đài phun nước Josephine Shaw Lowell tại thành phố New York, Mỹ, đóng băng hôm 21/2. Ảnh: AFP
va
Một người dân mặc trang phục kín từ đầu tới chân khi chạy bộ ở thành phố Boston. Ảnh: Twitter
Để chống chọi thời tiết giá lạnh, nhiều người dân ở Boston đào hố trong tuyết rồi đốt lửa.
Để chống chọi thời tiết giá lạnh, nhiều người dân ở Boston đào hố trong tuyết rồi đốt lửa. Ảnh: Imgur
Một tàu ở thành phố
Một tàu ở thành phố tại cảng ở thành phố Hingham, bang Massachusetts bỗng dưng mắc cạn do nước xung quanh đóng băng. Ảnh: AP
Nguyễn Sương
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
  • Rất tốt! Thông tin nhanh, nội dung trung thực và khách quan.
  • Bình thường: Thông tin hữu ích, nội dung không lỗi.
  • Kém: Nội dung không có giá trị, nhiều lỗi

BÌNH LUẬN

tối thiểu 10 chữ tiếng Việt có dấu không chứa liên kết
Gửi bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ảnh lửa bao trùm tòa chung cư cao nhất thế giới

Pakistan dạy học sinh kỹ năng chống khủng bố

Người tị nạn Libya chạy trốn IS vất vưởng tại Italy

Những món ăn may mắn trong ngày đầu năm HOT

ẢNH & VIDEO 
1386659640

Nước Mỹ trắng tuyết với đợt lạnh -45 độ C

Bão tuyết lớn đang tấn công nước Mỹ khiến nhiệt độ giảm xuống -45 độ C, 11 người chết, điện mất và giao thông trở nên hỗn loạn.
Một phụ nữ đang quét tuyết trên xe ô tô ở thủ đô Washington của Mỹ vào ngày 8/12. Cơ quan Dự báo thời tiết quốc gia Mỹ đã cảnh báo rằng bão tuyết lớn tấn công nước Mỹ. Ảnh: Tân Hoa Xã
Nhiệt độ ở Montana và South Dakota giảm xuống mức -29 độ C trong ngày 7/12. Trong khi đó, tại vùng tây bắc của bang Minnesota, nhiệt độ xuống tới mức -45 độ C. Ảnh: News.cn.
Bé gái nhìn tuyết rơi qua cửa sổ tại thành phố Carbondale, bang Illinois. Bão tuyết ảnh hưởng đến nhiều bang ở miền trung và miền đông nước Mỹ cuối tuần qua. Theo New York Dailynews, ít nhất 11 người Mỹ đã thiệt mạng vì bão tuyết. Ảnh: AP.
Tuyết phủ kín đường trong thành phố Carbondale khiến nhiều tuyến đường tắc nghẽn và gây tai nạn giao thông. Ít nhất 6 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông liên quan đến bão tuyết cuối tuần vừa qua. Ảnh: AP.
Tắc đường kéo dài ở thành phố Sanger, bang Texas. 75.000 hộ gia đình ở Dallas, Texas phải sống trong cảnh mất điện trong ngày 7/12. Thời tiết xấu cũng khiến chính quyền hủy cuộc thi chạy Dallas Marathon. Ảnh: AP.
Đường tại thành phố Denton, bang Texas trắng xóa vì tuyết. Ảnh: AP.
Một công nhân đang ủi tuyết tại thành phố Jonesboro, bang Arkansas. Ảnh: AP.
Khung cảnh vắng lặng tại thành phố Henderson, bang Nevada vào cuối tuần trước. Ảnh: AP.
Đỗ Quyên

BÌNH LUẬN

tối thiểu 10 chữ tiếng Việt có dấu không chứa liên kết
Gửi bình luận
ẢNH & VIDEO 
 1389380400

Vẻ đẹp kỳ lạ của băng tuyết trong đợt lạnh kỷ lục ở Bắc Mỹ

Cơn lốc Bắc Cực (Polar Vortex) đang gây ra đợt lạnh kỷ lục trong hơn 20 năm qua ở khu vực Bắc Mỹ, nhưng cũng mang đến vẻ đẹp lạ của băng tuyết.
Chim bay phía trên mặt hồ Michigan ở Milwaukee. Ảnh: Flickr
Một hồ đóng băng ở thành phố Chicago, bang Illinois. Ảnh: Flickr
Bông tuyết ở Birchwood, thành phố Chicago. Ảnh: Flickr
Hồ Michigan lạnh lẽo với các lớp tuyết trắng xóa. Ảnh: Flickr
Không khí buốt giá ở thành phố Montreal, Canada. Ảnh: Flickr
Băng bám trên một cửa kính ở Chicago. Ảnh: Flickr
Nước,băng ở Milwaukee. Ảnh: Flickr
Hoàng hôn trong mùa đông nước Mỹ. Ảnh: Flickr
Cảnh tượng ở hồ Michigan. Ảnh: Flickr
Bình An

BÌNH LUẬN

tối thiểu 10 chữ tiếng Việt có dấu không chứa liên kết
Gửi bình luận
ẢNH & VIDEO 
 1424452560

Loạt ảnh ấn tượng về lốc xoáy, sét, cầu vồng

Hai tia chớp song song, cầu vồng hiện ra sau trận mưa đá, lốc xoáy quay tít phía trên cánh đồng là những cảnh tượng mà một người Mỹ chụp trong nhiều năm qua.
ga
Mike Hollingshead, một  nhiếp ảnh gia Mỹ, có một đam mê khá mạo hiểm: Săn lùng những hiện tượng thời tiết như sét, lốc xoáy để chụp ảnh. Một lần anh phát hiện hai tia chớp song song giáng từ mây xuống đất.
Xe của Mike
Xe của Mike phóng nhanh để thoát khỏi tầm ảnh hưởng của một cơn bão gần thành phố McCook, bang Nebraska.
ga
Tia chớp khổng lồ rạch ngang bầu trời trong Công viên Quốc gia Badlands ở phía tây nam bang South Dakota.
ga
Cơn lốc xoáy khổng lồ tiến tới gần một nhà thờ tại bang Nebraska, Mỹ.
Cơn bão tại
Cơn bão tại thành phố Vivian, bang South Dakota gây nên trận mưa đá với độ dày tới 10 cm vào ngày 23/7/2010.
Hai cơn bão sát nhập với nhau để tàn phá thành phố Valentine, bang Nebraska.
Hai cơn bão sát nhập với nhau để tàn phá thành phố Valentine, bang Nebraska.
ga
Lốc xoáy quay tít phía trên những cánh đồng ở bang Nebraska.
km
Những viên mưa đá to bằng quả bóng golf rơi từ đám mây phía trên thành phố Beloit, bang Kansas.
Missouri
Màu đen của đám mây trên trời tương phản với màu xanh sáng của cánh đồng ở bang Missouri.
tb
Những gợn mây và tia chớp tô điểm cho bầu trời bang Nebraska.
ope
Để chụp những bức ảnh hoàn hảo, đôi khi Mike phải liều mạng để tới sát những lốc xoáy hay tia sét. Anh nói rằng Thượng đế đã giúp anh trong nhiều trường hợp.
vag
Cầu vồng xuất hiện sau trận mưa đá ở thành phố Black Hills, bang Nebraska. Mặt đất chuyển sang màu trắng vì lớp đá dày.
Xuyến Chi
Ảnh: Barcroft Media


Lính dù Nga huấn luyện trong tuyết

Lữ đoàn lính dù Nga hăng say huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bất chấp mùa đông khắc nghiệt ở nước này.
a
Arms-expo đưa tin, đơn vị lính dù Nga (VDV) đóng quân tại thành phố Ryazan, đã có bài tập sẵn sàng chiến đấu trong điều kiện thời tiết băng giá.
9
Những chiếc xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4 sẵn sàng hành quân ra khu vực chiến trận.
a
BMD-4 là loại xe chiến đấu bộ binh độc đáo có khả năng "nhảy dù" từ các máy bay vận tải cùng toàn bộ ê kíp vận hành ngồi bên trong xe.
d
Khi xe chiến đấu bộ binh BMD-4 tiếp đất, ê kíp vận hành có thể tham chiến ngay. Đặc tính này cho phép lực lượng đổ bộ đường không Nga tạo thế áp đảo hỏa lực so với đối phương.
d
BMD-4 có thể trang bị pháo 2A70 100 mm hoặc pháo tự động 2A42 30 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm. Ngoài ra, BMD-4 còn có thể lắp thêm súng phóng lựu liên thanh AGS-30 hoặc tên lửa chống tăng Konkurs.
tr
Các binh sĩ đi cùng xe chiến đấu bộ binh mặc đồ ngụy trang màu trắng để hòa lẫn vào môi trường xung quanh.
r
BMD-4 có thể chở theo 5 binh lính với đầy đủ trang bị. Giới quân sự thế giới đánh giá, BMD-4 là một trong những xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không mạnh nhất thế giới hiện nay.
rre
Theo Global Security, VDV là một trong những đơn vị đổ bộ đường không hàng đầu thế giới.
rt
Một lính dù Nga thực hiện thao tác vận động trên chiến trường cùng với súng trường tiến công AK-74.
tr
Xe chiến đấu bộ binh BMD-4 có thể di chuyển với tốc độ tối đa 70 km/h trên đường nhựa, 45 km/h trên đường ghồ ghề. Nó có thể lội nước với tốc độ 10 km/h.
Đức Hải




No comments:

Post a Comment