Friday, February 20, 2015


TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

Thầy giáo người Mỹ ăn Tết Việt: Bất ngờ khi được lì xì

Ngày đăng : 20/02/15 13:00
Sinh ra lớn lên tại Mỹ, David Aaron Sabin không nghĩ có một ngày mình lại đến Việt Nam học tập và sinh sống. Đến nay, David đã ăn 2 Tết tại Việt Nam.
24 tuổi tốt nghiệp đại học, tháng 1/2013,chàng thanh niên David hăm hở xách ba lô sang Việt Nam chỉ với mong muốn duy nhất là được khám phá đất nước đi vào huyền thoại trong chiến tranh, lịch sử nước Mỹ. 
Với David, Tết Việt thật đặc biệt.  Tết là sự đoàn viên, sum vầy mà ở Mỹ đôi khi thiếu vắng.  
Thế rồi, mảnh đất ấy đã hút hồn David, anh quyết định dạy tiếng Anh theo một dự án tại trung tâm Kella liên kết với trường THPT Thăng Long ( Hà Nội).

Càng yêu mảnh đất này, David càng muốn hiểu thêm về những người dân nơi đây. Vì thế, David quyết định đi học tiếng Việt tại Trường Đại học Hà Nội. Đến nay, sau 2 năm theo học khóa tiếng Việt dành cho người nước ngoài, David đã hiểu được, nói được một số từ tiếng Việt mà không cần phải phiên dịch.

Điều thú vị hơn nữa là nhờ học tiếng Việt mà David đã “ chinh phục” được trái tim thiếu nữ Việt. Bạn gái David đã giúp anh rất nhiều về học tiếng Việt. “Nhờ “đốn tim” được cô gái Việt mà tôi mới có cơ hội được 2 năm ăn Tết tại Việt Nam đấy. Cả hai lần đều là những cảm xúc khác nhau nhưng có những trải nghiệm vô cùng thú vị. Tôi rất thích.” – David hào hứng nói.

David kể, ở Mỹ từ bé anh đã được tham dự nhiều ngày Lễ quan trọng trong năm (lễ tạ ơn, lễ phục sinh, Noel,…), tuy nhiên David vẫn cảm nhận được sự độc đáo riêng có của Tết Việt. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần đón tết ở Nam Định, quê nội bạn gái David.

“Năm mới ở phương Tây, mà cụ thể là ở Mỹ, giống như thời điểm kết thúc mùa nghỉ lễ đã bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài suốt tháng 12. Theo đó, năm mới có thể là dịp để mọi người quây quần 1 ngày.

Nhưng ở Việt Nam, người dân  không chỉ dành  một ngày mà nguyên một tuần để tạo sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Mọi người nói rằng, trong cuộc sống của người Việt nói riêng và cuộc sống của người châu Á nói chung, gia đình quan trọng hơn tất cả. Và tôi thật may mắn khi được đón tiếp như những người con xa quê lâu năm mới trở về nhà” - David cười nói.

David bắt đầu cái Tết bằng việc cùng bạn gái đi mua đồ chuẩn bị mang về quê biếu mọi người. Từ những chiếc tất ấm, chiếc áo len mới cho ông bà, bố mẹ  hay chỉ đơn giản là chiếc khăn mới, ít bóng bay cho đám trẻ con, cô ấy cũng lựa chọn tỷ mỷ và vô cùng háo hức mong được đến ngày nghỉ về quê.

Trong những ngày Tết, David được bạn gái dẫn đi chúc Tết họ hàng. David bảo: “Gặp ai tôi cũng nhận được những cái bắt tay trìu mến, nhận được những câu hỏi rất dễ thương “Thấy Tết ở quê thế nào? Có bị đói không? Có thích không?”. Chưa kể có những câu hỏi “khó quá” khiến tôi không hiểu đành phải tìm sự trợ giúp từ bạn gái”.

Ngoài ra, David cũng đã được bạn gái đi chợ Viềng – để mua may bán rủi, được thử tham gia các trò chơi truyền thống như nhảy sạp, đập niêu… Đặc biệt, trong dịp tết, David rất thích các món ăn truyền thống: bánh chưng, nem, hành muối, rau sống và canh măng.

Với David thì Tết không chỉ có những món ăn độc đáo, những phong tục đẹp đã được hình thành qua hàng ngàn năm nay, hơn hết là sự chộn rộn ngay trong tiềm thức của người Việt.

Đó là sự hòa quyện giữa đồ ăn với tình cảm gia đình. Là sự đoàn viên, sum vầy mà ở Mỹ đôi khi thiếu vắng.

Điều ấn tượng nhất mà David được trải nghiệm khi ăn Tết ở Việt Nam là đi chúc tết những người thân và uống rượu xuân, bất ngờ nhất là  David cũng nhận được tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà của bạn gái. 
Ngô Châu Anh


“ Đảng ta” 85 năm làm đĩ bằng mồm!

Tân Ngọc Già (Danlambao) - Trong xã hội ngày nay tuy lâu rồi nhưng không biết từ bao giờ người dân Việt Nam không ai còn nỡ gọi hay dùng từ cô ấy, chị ấy làm đĩ để chỉ trích hạng người cùng đường mạt lối, hành nghề mại dâm mà thay vào đó bằng những ngôn từ nhân bản, nhẹ nhàng hơn, đôi lúc có phần cảm thương như: chị ấy làm gái, cô ấy làm gái hoặc dân làm gái chứ không còn mạt sát nặng nề như: Đồ con đĩ, đồ con điếm, cùng lắm dân miền Nam trước 1975 hay dùng câu “sang như đĩ” việc chỉ trích đến đây xem như hết cỡ thợ mộc. Suy đi ngẫm lại làm gái ít nhiều còn có tư cách, còn có phần để cảm thông xuất xứ từ lòng vị tha, nhân đạo truyền thống. Nhưng đối với đảng Cộng sản Việt Nam thì phải gọi họ là nhóm đĩ, loại đĩ, tổ chức làm đĩ chính thống bằng mồm thì đúng hơn, gọi ngắn gọn là “đĩ mồm”.

Loại đĩ này toàn nhân loại và thế giới đều ghê tởm - họ làm đĩ trái ngược quy luật, đảo lộn sự đời, không còn chỗ để chừa để nói, thay vì thực hiện hành vi làm đĩ theo bản năng cuộc sống vì sự sinh tồn phải giao hợp qua đường sinh dục, nơi bài tiết của tạo hóa mà cực chẳng đã là để đáp ứng nhu cầu sinh lý, nhu cầu vật chất trao đổi giữa hai bên người mua dâm và kẻ bán dâm. Còn với đảng Cộng sản Việt Nam nhờ làm đĩ bằng mồm để lên ngôi cai trị thống lĩnh một chiều, để chiếm đoạt chính quyền, để sang nhượng đất nước và tước đoạt 3 triệu xương máu của đồng bào chiến sĩ, để tạo ra của ăn của để trong giới đảng viên, giới chóp bu Cộng sản bằng hình thức đĩ mồm- tuyên truyền dối trá, họ đĩ thõa từ trong tư duy ra đến cửa mồm nên gọi đảng ta làm đĩ bằng mồm là chuẩn xác.

Đảng Cộng sản Việt Nam giành được quyền lãnh đạo nhờ rộng mồm làm đĩ:

Họ đã làm đĩ liên tục suốt 85 năm trôi qua nhờ mở rộng lỗ mồm làm đĩ. Nay vẫn chưa được thỏa mãn sinh lý vẫn tiếp tục làm đĩ bằng những công cụ phương tiện truyền thông hiện đại thông qua 845 cơ quan báo chí, 98 báo điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình... Thực chất đảng Cộng sản Việt Nam là loài ký sinh trùng đối với nhân dân, loại dây tầm gởi đối với Tổ quốc nhưng lại tự xưng tự nhận là “đội tiên phong giai cấp công nhân” đồng thời là “đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam” rõ ràng họ đang đĩ mồm và hiếp dâm luôn cả từ ngữ.

Đảng Cộng sản Việt Nam đứng trên mọi quy định pháp luật đè đầu cởi cổ nhân dân nhưng luôn tự xưng là “gắn bó mật thiết vời nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm với nhân dân về những quyết định của mình”. Thế không gọi họ là đĩ mồm thì còn gọi là gì?

Đảng Cộng sản Việt Nam kềm hãm mọi yếu tố dân chủ nhân quyền, triệt tiêu mọi sự sáng tạo nhưng luôn lừa dối ngụy biện “các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”.Thực chất pháp luật là của đĩ, đĩ là pháp luật họa hoằn có ủy viên trung ương đảng nào bị truy tố xét xử may ra cảnh cáo, nhắc nhở như vụ Trần Truyền Nhiễm gần đây bởi vì Truyền ta đã từng nhá mồm “sao chỉ có mình tôi”?! Cho nên gọi pháp luật của riêng loài đĩ là không ngoa.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn mồm nói đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân nhưng khi dân chúng biểu tình phản đối Trung cộng thì đảng đàn áp bỏ tù người yêu nước vì cho rằng đã có Nhà nước lo! Và đảng ta còn tự xưng “là đạo đức là văn minh” nên chị em thời đại ngày nay “thà bán trôn chớ không bán nước” nâng đảng ta lên tầm vóc đĩ Quốc tế - đĩ của đĩ. Đến nỗi gần đây Thủ tướng Stephen Harper và Thượng viện Canada phải thông qua dự luật S219 “Ngày con đường tự do” để tưởng nhớ về ngày 30/04 ngày mà các trưởng đĩ lên ngôi làm cho 3 triệu kiều bào, 17 triệu nhân dân miền Nam, và nói chung 90 triệu dân ngày nay phải khổ sở rên siết dưới ách độc tài toàn đĩ trị. Thật là nhục nhã cho tổ tiên, dân tộc bị loài đĩ thống trị, yêu nước cũng bị độc quyền!

Chân lý của đảng Cộng sản Việt Nam như trôn trẻ:

Xưa nói đến miệng quan phải nhắc đến trôn trẻ. Ngày nay khẩu hiệu tuyên truyền của đảng Cộng sản cũng như trôn trẻ, nhận xét này không có gì là quá đáng bởi vì đảng Cộng sản cho rằng “...mọi quyền lực thuộc về nhân dân... nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân… đảng cầm quyền là để nhân dân là chủ và làm chủ...”. Ôi thật hết ý những ngụy ngôn phản động phát ra từ mồm đĩ! (trích lời phát biểu của các loại đĩ tại Hội nghị Quảng Ninh). Vũ Mão nguyên chủ nhiệm văn phòng Quốc hội còn cho rằng: “Chống đảng chính là chống lại nhân dân ta hay chống đất nước ta”. Thật là xấu hổ đĩ mồm khi đánh đồng giữa thiểu số thành đa số, giữa một tổ chức độc tài chính trị tương đồng với đất nước và nhân dân.

Ngày nay để tiêu diệt đĩ chúng ta hãy làm ngược lại những gì đĩ nói như yêu nước là yêu chế độ XHCN, ta nói yêu nước là biết căm thù chế độ XHCN. Đĩ muốn độc đảng độc quyền, ta muốn đa đảng đa nguyên. Đĩ ngăn cấm hạn chế internet, ta càng yêu thích vượt tường lửa internet. Đĩ nói bài trừ tham nhũng thì ta nên tạo điều kiện cho đĩ tham nhũng đục khoét. Đĩ xem láng giềng truyền thống 4 tốt 16 chữ vàng, ta xem kẻ cựu thù bành trướng muôn đời vạn kiếp và còn rất nhiều khác biệt cần làm trái ngược với đảng đĩ. Có như thế không chóng thì chày tập đoàn còn đĩ còn mình cũng phải sụp đổ một khi lòng dân đã nổi can qua.



Phòng tiếp khách của tổng thống Obama và ngai vàng cựu TBT Nông Đức Mạnh

Nội thất gian phòng tiếp khách của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (Nhà Trắng) so với tư dinh của cựu tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh. 

Nơi tiếp khách của đương kim tổng thống Hoa Kỳ - những kẻ bị cho là đế quốc bóc lột...

...Và gian phòng đơn sơ của cựu tổng bí thư CSVN - những vị tự nhận là đày tớ nhân dân

Con gái Nguyễn Bá Thanh hé lộ cái chết của cha

Lê Nam Khoa (Danlambao) - Trong bài thơ viết cho cha, cô Nguyễn Hoài An đã có những câu thơ mà qua đó người ta có thể hiểu được Nguyễn Bá Thanh - cha của cô - đã bị đảng ám hại và ông ta đã chết trước ngày Thứ Sáu 13 tháng 2, 2015. Mặc dù đã có nhiều bài viết trên báo lề Dân với nhiều dữ kiện và phân tích cho thấy ông Thanh chết không bình thường và ngày giờ chết không đúng như tin của nhà nước đưa ra, nhưng những gì từ chính con gái của ông Thanh - một người trong cuộc - sẽ có sức thuyết phục mạnh cho nghi án động trời này.

Nguyễn Bá Thanh chết lúc nào?

Hoài An đã mở đầu bài thơ bằng 2 câu:

Còn mươi hôm là ngày con sinh ra
Mà ba đi chưa kịp lời tiễn biệt

Câu sau cho thấy lúc ông Thanh chết đã không có một lời trăn trối với gia đình, con cái. Vậy lần cuối mà Hoài An còn nói chuyện được với cha của cô là lúc nào? Không có một câu nào trong bài thơ cho thấy ông Thanh nói chuyện với con gái lúc ông trở về lại Việt Nam và "điều trị trong bệnh viện Đà Nẵng". Chỉ có những câu này, thời điểm từ mấy tháng trước, lúc ông Nguyễn Bá Thanh còn điều trị bên Mỹ, và lúc đó "hy vọng mong manh" lắm rồi:

Ba hãy ra đi thanh thản nhé ba
Như lời ba nói với con vài tháng trước
Ba nói rằng ba cũng không nuối tiếc
Đà Nẵng chừ đẹp, hai con cũng trưởng thành.
Lúc con khóc vì hy vọng mong manh

Những chi tiết này làm cho chúng ta nhìn lại thời điểm lúc chuyên cơ mang ông Thanh từ Mỹ về để thấy rõ hơn một điều: trong khi bao nhiêu người dân được đăng tải là đi đón ông Thanh, nhiều cán bộ nói gặp ông Thanh để có những câu "tau có chi mô" thì tuyệt nhiên không thấy hình ảnh nào của gia đình ông Thanh đón ông. Một lời tuyên bố từ gia đình rằng ông Thanh khỏe hay yếu cũng không có. 

Đó là một điều bất thường. 

Điều bất thường này chỉ có thể giải thích là gia đình bị cô lập và đứng ngoài cuốn phim dàn dựng của đảng và gia đình đã biết số phận của ông Thanh lúc đó ra sao.

Ai đã giết Nguyễn Bá Thanh

Nếu ông Thanh chết vì bị bệnh, chết tự nhiên - thuần túy là ung thư thì không thể nào có câu thơ này từ Hoài Anh:

 đời phụ ba, nhưng ba được hưởng lòng dân.

(Tạm thời xin bạn đọc đừng bị dính vào câu "ba được hưởng lòng dân" để chúng ta lạc vấn đề vào chuyện ông Thanh có hưởng lòng dân hay không - đó là đề tài thảo luận khác. Tội ác của ông Nguyễn Bá Thanh đối với giáo dân Cồn Dầu, ông ta đã dùng những công trình xây dựng Đà Nẵng để rút tiền bỏ túi, tình trạng phố Tàu ở Đà Nẵng... nhiều người biết rõ. Nhưng cùng lúc, với những tuyên truyền và những hình ảnh phồn thịnh của Đà Nẵng, cộng thêm cá tính của ông Thanh, thực tế là cũng có nhiều người yêu mến ông Thanh. Và một cô con gái làm thơ cho cha của mình, với tình cảm cha con, đương nhiên sẽ theo hướng suy nghĩ "ba được hưởng lòng dân").

Trở lại vế đầu 4 chữ "dù đời phụ ba". Tại sao là "đời"? Nếu "lòng dân" / người dân trong vế sau đã ủng hộ ông Thanh thì họ chính là "đời" rồi!? Vậy tại sao Hoài An lại mâu thuẫn giữa vế đầu là "đời phụ" với vế sau là "hưởng lòng dân" trong cùng một câu thơ? 

Do đó trong câu này, hàm ý của Hoài An thì "Đời" phải là một thực thể khác. Nếu vậy thực thể này là gì trong khi theo nghĩa thông thường nó là con người, là dư luận, là người đời?

Chỉ còn một cách hiểu về chữ "đời" của Hoài An: Đó là "đảng". Nó được hiểu theo nghĩa cha của cô đã cống hiến cuộc đời của ông cho đảng, đời của ông là đảng. Và "đời phụ ba" tức là "đảng phụ ba".

Tại sao Hoài An không thể viết thẳng ra là đảng? Điều này dễ hiểu nếu chúng ta mường tượng ra tình trạng của gia đình Nguyễn Bá Thanh như thế nào với giả thuyết ông ta bị giết và đảng đang phải giàn dựng một cuốn phim lừa đảo và điều gì sẽ xảy ra cho gia đình nếu họ công bố thẳng thừng những điều mà các thế lực đen tối đang muốn che giấu.

Tại sao là "phụ"? Và ai "phụ" cha của Hoài An?

Trước hết phải là những người đã đưa Nguyễn Bá Thanh vào vai trò Trưởng ban nội chính TƯ làm tên xung kích chống tham nhũng. Kẻ đó là Nguyễn Phú Trọng. Khi Nguyễn Bá Thanh bị ám hại, Nguyễn Phú Trọng đã tìm cách dìm xuồng mọi chuyện vì không muốn đàn em trong phe nhóm hoảng sợ và xé rào.

Kế đó "phụ" cũng là phía giết Nguyễn Bá Thanh. Cả 2 phe giết và phe che giấu cái chết dù đối nghịch nhau nhưng cộng lại chính là đảng. Và đảng chính là "đời" của Nguyễn Bá Thanh. Cái "đời" cộng sản này đã phụ ông Thanh bằng hành động hạ thủ tàn độc và sau đó cũng không được chết như một cái chết bình thường.

Chỉ một câu thơ 10 chữ nằm lẫn trong những lời ca tụng cha mình, Nguyễn Hoài An - người trong cuộc - đã khéo léo gián tiếp cho dư luận biết từ đâu đã dẫn đến cái chết của Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh.



  - Trong xã hội ngày nay tuy lâu rồi nhưng không biết từ bao giờ người dân Việt Nam không ai còn nỡ gọi hay dùng từ cô ấy, chị ấy làm đĩ để chỉ trích hạng người cùng đường mạt lối, hành nghề mại dâm mà thay vào đó bằng những ngôn từ nhân bản, nhẹ nhàng hơn, đôi lúc có phần cảm thương như: chị ấy làm gái, cô ấy làm gái hoặc dân làm gái chứ không còn mạt sát nặng nề như: Đồ con đĩ, đồ con điếm, cùng lắm dân miền Nam trước 1975 hay dùng câu “sang như đĩ” việc chỉ trích đến đây xem như hết cỡ thợ mộc. Suy đi ngẫm lại làm gái ít nhiều còn có tư cách, còn có phần để cảm thông xuất xứ từ lòng vị tha, nhân đạo truyền thống. Nhưng đối với đảng Cộng sản Việt Nam thì phải gọi họ là nhóm đĩ, loại đĩ, tổ chức làm đĩ chính thống bằng mồm thì đúng hơn, gọi ngắn gọn là “đĩ mồm”.

Loại đĩ này toàn nhân loại và thế giới đều ghê tởm - họ làm đĩ trái ngược quy luật, đảo lộn sự đời, không còn chỗ để chừa để nói, thay vì thực hiện hành vi làm đĩ theo bản năng cuộc sống vì sự sinh tồn phải giao hợp qua đường sinh dục, nơi bài tiết của tạo hóa mà cực chẳng đã là để đáp ứng nhu cầu sinh lý, nhu cầu vật chất trao đổi giữa hai bên người mua dâm và kẻ bán dâm. Còn với đảng Cộng sản Việt Nam nhờ làm đĩ bằng mồm để lên ngôi cai trị thống lĩnh một chiều, để chiếm đoạt chính quyền, để sang nhượng đất nước và tước đoạt 3 triệu xương máu của đồng bào chiến sĩ, để tạo ra của ăn của để trong giới đảng viên, giới chóp bu Cộng sản bằng hình thức đĩ mồm- tuyên truyền dối trá, họ đĩ thõa từ trong tư duy ra đến cửa mồm nên gọi đảng ta làm đĩ bằng mồm là chuẩn xác.

Đảng Cộng sản Việt Nam giành được quyền lãnh đạo nhờ rộng mồm làm đĩ:

Họ đã làm đĩ liên tục suốt 85 năm trôi qua nhờ mở rộng lỗ mồm làm đĩ. Nay vẫn chưa được thỏa mãn sinh lý vẫn tiếp tục làm đĩ bằng những công cụ phương tiện truyền thông hiện đại thông qua 845 cơ quan báo chí, 98 báo điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình... Thực chất đảng Cộng sản Việt Nam là loài ký sinh trùng đối với nhân dân, loại dây tầm gởi đối với Tổ quốc nhưng lại tự xưng tự nhận là “đội tiên phong giai cấp công nhân” đồng thời là “đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam” rõ ràng họ đang đĩ mồm và hiếp dâm luôn cả từ ngữ.

Đảng Cộng sản Việt Nam đứng trên mọi quy định pháp luật đè đầu cởi cổ nhân dân nhưng luôn tự xưng là “gắn bó mật thiết vời nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm với nhân dân về những quyết định của mình”. Thế không gọi họ là đĩ mồm thì còn gọi là gì?

Đảng Cộng sản Việt Nam kềm hãm mọi yếu tố dân chủ nhân quyền, triệt tiêu mọi sự sáng tạo nhưng luôn lừa dối ngụy biện “các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”.Thực chất pháp luật là của đĩ, đĩ là pháp luật họa hoằn có ủy viên trung ương đảng nào bị truy tố xét xử may ra cảnh cáo, nhắc nhở như vụ Trần Truyền Nhiễm gần đây bởi vì Truyền ta đã từng nhá mồm “sao chỉ có mình tôi”?! Cho nên gọi pháp luật của riêng loài đĩ là không ngoa.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn mồm nói đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân nhưng khi dân chúng biểu tình phản đối Trung cộng thì đảng đàn áp bỏ tù người yêu nước vì cho rằng đã có Nhà nước lo! Và đảng ta còn tự xưng “là đạo đức là văn minh” nên chị em thời đại ngày nay “thà bán trôn chớ không bán nước” nâng đảng ta lên tầm vóc đĩ Quốc tế - đĩ của đĩ. Đến nỗi gần đây Thủ tướng Stephen Harper và Thượng viện Canada phải thông qua dự luật S219 “Ngày con đường tự do” để tưởng nhớ về ngày 30/04 ngày mà các trưởng đĩ lên ngôi làm cho 3 triệu kiều bào, 17 triệu nhân dân miền Nam, và nói chung 90 triệu dân ngày nay phải khổ sở rên siết dưới ách độc tài toàn đĩ trị. Thật là nhục nhã cho tổ tiên, dân tộc bị loài đĩ thống trị, yêu nước cũng bị độc quyền!

Chân lý của đảng Cộng sản Việt Nam như trôn trẻ:

Xưa nói đến miệng quan phải nhắc đến trôn trẻ. Ngày nay khẩu hiệu tuyên truyền của đảng Cộng sản cũng như trôn trẻ, nhận xét này không có gì là quá đáng bởi vì đảng Cộng sản cho rằng “...mọi quyền lực thuộc về nhân dân... nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân… đảng cầm quyền là để nhân dân là chủ và làm chủ...”. Ôi thật hết ý những ngụy ngôn phản động phát ra từ mồm đĩ! (trích lời phát biểu của các loại đĩ tại Hội nghị Quảng Ninh). Vũ Mão nguyên chủ nhiệm văn phòng Quốc hội còn cho rằng: “Chống đảng chính là chống lại nhân dân ta hay chống đất nước ta”. Thật là xấu hổ đĩ mồm khi đánh đồng giữa thiểu số thành đa số, giữa một tổ chức độc tài chính trị tương đồng với đất nước và nhân dân.

Ngày nay để tiêu diệt đĩ chúng ta hãy làm ngược lại những gì đĩ nói như yêu nước là yêu chế độ XHCN, ta nói yêu nước là biết căm thù chế độ XHCN. Đĩ muốn độc đảng độc quyền, ta muốn đa đảng đa nguyên. Đĩ ngăn cấm hạn chế internet, ta càng yêu thích vượt tường lửa internet. Đĩ nói bài trừ tham nhũng thì ta nên tạo điều kiện cho đĩ tham nhũng đục khoét. Đĩ xem láng giềng truyền thống 4 tốt 16 chữ vàng, ta xem kẻ cựu thù bành trướng muôn đời vạn kiếp và còn rất nhiều khác biệt cần làm trái ngược với đảng đĩ. Có như thế không chóng thì chày tập đoàn còn đĩ còn mình cũng phải sụp đổ một khi lòng dân đã nổi can qua.


Tu viện Tây Tạng công khai mừng đức Đạt Lai Lạt Ma 80 tuổi

Những điều độc đáo chỉ có ở đảo Bạch Long Vĩ

Ngày đăng : 20/02/15 12:14
Nằm ngay đường phân chia biên giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng người dân có thể ngủ không khóa cửa, người có số tuổi cao nhất chưa đến 50 tuổi...
Một huyện có diện tích đất chưa tới 2,5 km2 với 467 nhân khẩu; những thanh niên xung phong sáng nào cũng chào cờ và hát Quốc ca; một ngôi trường khang trang nhưng mỗi lớp học chỉ có vài học sinh...... đó là những điều chỉ có ở Bạch Long Vĩ.
Huyện không có chính quyền cấp xã
Huyện đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo xa bờ nhất của Việt Nam trên Vịnh Bắc Bộ, nằm ngay đường phân chia biên giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, cách đảo Hòn Dấu (Hải Phòng) khoảng 110 hải lý (gần 180km). Năm 1957, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Bạch Long Vĩ là đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc UBND TP.Hải Phòng. Đến năm 1992, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 9/12/1992 về việc thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ, trực thuộc TP.Hải Phòng. Đảo Bạch Long Vĩ có diện tích đất rất nhỏ - 2,5km2, từ khi được tổ chức thành chính quyền cấp huyện, hơn 20 năm nay, Bạch Long Vĩ là cơ quan huyện không có chính quyền cấp xã.
Tính đến năm 2014, đảo có 154 hộ gia đình với 467 nhân khẩu đăng ký hộ khẩu thường trú, nếu tính cả số lượng ngư dân qua lại làm ăn, đăng ký tạm trú trên đảo thường xuyên có khoảng 1.000 người sinh sống. Đặc biệt, từ năm 2000, đảo Bạch Long Vĩ đã đưa vào sử dụng âu cảng có sức chứa 1.000 tầu cá, phục vụ 11.000 lượt tầu cá vào tránh trú bão mỗi năm. Huyện đang tiếp tục xây dựng âu cảng thứ hai ở phía Tây Bắc đảo, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2015.
Sáng nào cũng chào cờ và hát Quốc ca
Một điểm đặc biệt nữa là dân số ở đảo Bạch Long Vĩ có tuổi đời rất trẻ, độ tuổi trung bình của người dân nơi đây còn chưa tới 40, người có số tuổi cao nhất chưa đến 50 tuổi, với nòng cốt là lực lượng thanh niên xung phong. Năm 1993, 62 nam nữ thanh niên xung phong đầu tiên tình nguyện đi xây dựng đảo, khi đó họ mới chỉ ở tuổi mười tám, đôi mươi rồi ở lại lập nghiệp, xây dựng gia đình. Con cái họ là những công dân đầu tiên được sinh ra trên đảo Bạch Long Vĩ. Hơn 20 năm qua, đã có tổng cộng 219 thanh niên xung phong tình nguyện ra đảo và họ chính là những dân cư trẻ bổ sung cho nguồn cán bộ của đảo. Hiện tại có 55 cán bộ đang làm việc tại các cơ quan huyện là các cựu thanh niên xung phong. Cũng như các thế hệ đi trước, thanh niên xung phong là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Đã từ hơn 20 năm qua, Liên đội thanh niên xung phong trên đảo vẫn duy trì nghi thức chào cờ vào 7 giờ sáng bất kể nắng, mưa, gió bão góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ở mảnh đất tiền tiêu, nơi đầu sóng ngọn gió.
Âu cảng trên đảo Bạch Long Vỹ...
Đảo không có trộm
Cuộc sống trên đảo rất thanh bình, an ninh trên đảo Bạch Long Vĩ tốt nhất cả nước. Người dân ở đây không có thói quen cất xe đạp, xe máy ở trong nhà; họ thường để ngay trước hiên nhà, thậm chí còn có người không cần cất cả chìa khóa xe. Vì ở đây không bị mất trộm bao giờ. Khu nhà khách của thanh niên xung phong Hải Phòng là khu nhà 2 tầng có khoảng 20 phòng nghỉ có điểm đặc biệt là không phòng nào dùng đến khóa cửa. Trong chuyến công tác mới đây, đoàn phóng viên chúng tôi trong 5 ngày ở đảo tha hồ đi tham quan, sáng tác nhưng rất yên tâm để các thiết bị: máy tính, iPad, máy ảnh, đồ dùng cá nhân la liệt trong phòng nghỉ mà không phải lo lắng gì...
Lớp học chỉ có 1 học sinh
Trên đảo Bạch Long Vĩ chỉ có duy nhất một ngôi trường học chung cho các cháu mầm non và tiểu học. Ngôi trường trên đảo Bạch Long Vĩ được xây dựng khang trang, rộng rãi như bao ngôi trường trên đất liền. Nhưng chỉ có điều khác biệt là trường này rất ít học sinh và thầy cô giáo. Cả trường có 9 thầy cô, trong đó có 1 thầy hiệu trưởng, 3 cô giáo mầm non và 5 thầy, cô dạy tiểu học. Với 47 học sinh là con em thanh niên xung phong và ngư dân trên đảo, trong đó lớp mầm non có 27 cháu do 3 cô giáo đảm nhận. Trong khi 5 lớp tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 chỉ có tổng cộng 20 học sinh, lớp nào nhiều thì được 5-6 cháu, có lớp chỉ có 2-3 cháu, thậm chí có thời điểm các cháu theo gia đình về đất liền thăm ông bà, có lớp chỉ có 1 học sinh theo học. Tuy nhiên, Trường tiểu học/mầm non Bạch Long Vỹ vẫn đảm bảo cho các cháu được học tập chương trình theo đúng chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ học sinh giỏi của trường đạt 70-75%, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100%. Hiện do số dân trên đảo ít nên khi học hết tiểu học, các cháu sẽ phải rời xa gia đình vào học nội trú tại TP.Hải Phòng.
Minh Quyên

Người tỵ nạn Syria bị ngược đãi ở Thổ Nhĩ Kỳ

Người Syria tỵ nạn cho con uống sữa tại một cửa khẩu biên giới gần Suruc, Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Syria tỵ nạn cho con uống sữa tại một cửa khẩu biên giới gần Suruc, Thổ Nhĩ Kỳ.
bởi Jamie Dettmer

Các giới chức Liên Hiệp Quốc hôm thư Tư thông báo những số liệu mới về những người bị thất tán vì những vụ xung đột tàn bạo ở Syria và Iraq, và nói rằng khoảng 13,6 triệu người đã buộc phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Thông báo được đưa ra vào lúc các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ thú nhận có phần chắc đa số người tỵ nạn sẽ ở lại Thổ Nhĩ Kỳ, gây thêm sức ép lên các nguồn lực của nước này và tạo thêm sự căm phẫn của dân chúng địa phương đối với họ. 
Cách đây vài tháng, các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng con số khoảng 1,6 triệu người đa số là người Syria tỵ nạn đã bỏ chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng ba năm rưỡi nay sẽ chỉ tạm thời ở lại. Nhưng nay họ thừa nhận rằng trong bối cảnh không thấy được ngày kết thúc của những xung đột đang bùng ra ở Syria và Iraq, và trước sự kiện Châu Âu chỉ nhận một số ít người – đa số người tỵ nạn sẽ ở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Luồng người tỵ nạn đang gây căng thẳng cho các nguồn lực của Thổ Nhĩ Kỳ, châm ngòi cho bạo động xã hội và khuấy động sự căm phẫn của công chúng, nhất là ở vùng miền nam tiếp giáp với Syria và Iraq. Người địa phương nói người Syria sẵn sàng nhận ít tiền hơn để làm việc khiến cho mức lương của họ bị giảm sút. Người tỵ nạn còn chiếm chật chỗ tại các trường học và bệnh viện.
Ngược lại, người tỵ nạn chật vật nói về chuyện phân biệt đối xử, bị các chủ đất lợi dụng và còn bị ngược đãi nhiều hơn vì sự căm phẫn của người địa phương.
Bà Amira, 42 tuổi là một thông dịch viên tại bệnh viện phụ sản chính ở Antakya. Bà nói rằng các bác sĩ và y tá Thổ Nhĩ Kỳ bạc đãi và nhục mạ phụ nữ Syria mang thai đến bệnh viện để khám thai và sinh nở. Bà nói người Thổ Nhĩ Kỳ ở địa phương ghét người Syria và phẫn uất trước việc người tỵ nạn được điều trị miễn phí.
​​Bà Amira tố cáo rằng việc ngược đãi còn đi quá mức la mắng các phụ nữ Syria mang bầu. Và bà cho biết đã chứng kiến cảnh một bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ không chịu tiến hành ca phẫu thuật sinh con cho một bà mẹ đã có ba con cho đến khi bà đồng ý cắt buồng trứng để không mang thai nữa. Bác sĩ nói họ đã có quá nhiều người Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ rồi. Bà Amira nói người phụ nữ này cuối cùng phải đồng ý.
Đã có nhiều tin lan truyền về việc sách nhiễu tình dục các phụ nữ tỵ nạn và về sự gia tăng đáng kể về số phụ nữ phải hành nghề mại dâm - một hiện tượng mà các chuyên gia trong hoàn cảnh này gọi là tình dục vì sự sống còn.
Cô Mariam 23 tuổi kể lại những gì đã xảy ra cho cô năm ngoái tại một bệnh viện phụ sản ở Antakya. Cô nói cô bị đẻ ngược và các bác sĩ đã tỏ ra thô bạo, la mắng cô và không chịu phẫu thuật để cô sinh con.
Cô cãi lại họ, kêu gọi cảnh sát giúp đỡ, và cuối cùng các bác sĩ đã đưa cô vào phòng mổ.
Cô nói họ cư xử rất bất lịch sự với cô và ba bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tất cả đều thuộc phái Alawi giống Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đã mắng rằng cô vào Thổ Nhĩ Kỳ bất hợp pháp và tố cáo cô chống lại ông Assad. Trước khi mổ, họ túm tóc cô, tát vào mặt và đấm đá cô.
VOA đã tiếp xúc với bệnh viện để xin phỏng vấn nhưng không được trả lời.
Các giới chức Liên Hiệp Quốc ca ngợi Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận nhiều người Syria tỵ nạn hơn bất cứ nước láng giềng nào của Syria.
Nhưng họ lo ngại rằng các tình cảnh của đa số người tỵ nạn sống bên ngoài các trại đang xấu đi rất nhanh và thiếu sự hỗ trợ chính thức và từ công chúng. 

Ý lo ngại sau vụ 21 người Kitô giáo Coptic bị sát hại

Các di dân vượt biển bước xuống tàu sau khi được cứu ở cảng Lampedusa, Ý, 16/2/15
Các di dân vượt biển bước xuống tàu sau khi được cứu ở cảng Lampedusa, Ý, 16/2/15
bởi Jamie Dettmer

Vụ các phần tử chủ chiến Hồi giáo chặt đầu 21 người Kitô giáo Coptic trên bờ biển Địa Trung Hải, chỉ cách nước Ý một chuyến đi bằng thuyền ngắn, khiến người Ý rúng động và đang khơi lên cuộc tranh luận sôi nổi ở Rome về việc Ý có thể làm gì để dập tắt tình trạng hỗn loạn bao trùm nước từng là thuộc địa của mình.
Người Ý đã theo dõi cuộc xung đột hoành hành đất nước Libya giữa các phe dân quân kình chống nhau hậu thuẫn cho các chính phủ đối nghịch ở Tripoli và Tobruk  với tâm trạng báo động này càng cao. Hậu quả chính đối với Ý là làn sóng di dân bất hợp pháp ngày càng tăng, chủ yếu là từ phía nam Sa mạc Sahara của Phi châu, tìm cách vượt Địa Trung Hải từ vùng duyên hải Libya trong những chiếc thuyền ọp ẹp.  
Người ta tin rằng trong tuần trước hơn 300 người đã bị chết đuối trong khi vượt biển và vào cuối tuần, bình sĩ tuần duyên Ý đã cứu 2.000 di dân đi trên 15 chiếc thuyền.   
Nhưng giờ đây Ý lo ngại rằng sự nổi lên nhanh chóng của nhóm thánh chiến trung thành với nhóm gọi là Nhà nước Hồi giáo báo hiệu các hiểm họa mới – nhất là, các phần tử thánh chiến có thể vào nước này bằng cách giả làm di dân bất hợp pháp.
Các đao phủ mang mặt nạ mặc bộ đồ đen trong video được đưa lên Internet hôm Chủ nhật vừa qua, mà chính quyền Ý nói là thật, dường như để cố nhấn mạnh rằng Rome quả thật là một mục tiêu.
Trên Twitter, các tài khoản liên quan với nhóm Nhà nước Hồi giáo liên kết đường dẫn video có tựa đề “Một thông điệp ký bằng máu gửi đến Nước Thập giá.” Tất cả, trừ một người là Kitô giáo Coptic đã bị tàn sát gần thị trấn ven biển Sirte là lao động nhập cư người Ai Câp.
Trong video, chỉ huy nhóm đao phủ chỉ về hướng bắc nói bằng giọng Anh: “Chúng ta sẽ chinh phục Rome, bởi sự cho phép của Allah.”
Không lâu trước khi xảy ra vụ chặt đầu, Bộ trưởng Quốc phòng Ý, Roberta Pinotti nói với nhật báo Il Messaggero, “Mối hiểm họa ngay trước mắt. Chúng ta không thể chờ đợi thêm nữa. Ý có các nhu cầu phòng vệ quốc gia và không thể có một nhà nước Hồi giáo cai trị đối diện bờ biển của chúng ta.   
Thứ năm, Thủ tướng Ý Matteo Renzi sẽ trình bày trước Quốc hội một kế hoạch hành động, nhưng hiện chưa rõ ông sẽ đưa ra những đề nghị gì.
Ông đã cảnh báo, từ nhiều tháng nay về các hiểm họa cho Âu châu do Libya rơi vào tình trạng hỗn loạn, tuy nhiên ông cũng làm dịu bớt những nhận định hiếu chiến hơn của Bộ trưởng Quốc phòng cuối tuần qua, sau khi truyền thông Ý diễn giải lời ông như thể nước Ý trong tình thế mấp mé can thiệp vào Libya.
Nói chuyện trên đài truyền hình Ý vào tối Thứ hai, ông Renzi nhấn mạnh rằng Ý có thể chỉ can thiệp nếu là một phần trong liên minh của các lực lượng Tây phương được Liên hiệp quốc ủy nhiệm. 
Ông nói, “Chúng tôi đã nói với Liên hiệp Âu châu và với cộng đồng quốc tế rằng đã đến lúc không còn yên ngủ nữa, rằng sự kiện rất nghiêm trọng đang diễn ra ở Libya, và chỉ vì chúng tôi ở gần nhất – là những người vớt các thuyền nhân – đừng nghĩ rằng quý vị có thể buông tất cả vấn đề lại cho chúng tôi.”
Các chính trị gia và các nhà phân tích Ý nói rằng việc trở lại đàm phán bất cứ hành động tức thì nào của Ý phản ánh thực tế về quân sự. Ý không có khả năng lâm chiến để can thiệp một mình. Theo ông Nicola Latorre, người đứng đầu ủy ban quốc phòng Thượng viên Ý, thì trên giấy tờ quân đội Ý có 105.000 binh sĩ, nhưng với cam kết duy trì hòa bình khác ở nước ngoài và phòng vệ trong nước được kể đến, cũng như xét về tình trạng sẵn sàng, và khả năng thích ứng thì nước này chỉ có thể điều động 5.000 binh sĩ đến Libya. Con số này quá ít để áp đặt một giải pháp với các phe lâm chiến, huống hồ là các phần tử thánh chiến, chỉ ở thị trấn Derna ở miền đông Libya ước tính có 800 chiến binh thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo. 
Ông Lahore nói rằng chính phủ Ý chỉ nên xét đến việc tham gia vào một liên minh quốc tế nhằm áp dụng các biện pháp ngăn chận hơn là tiến hành cuộc chiến.
Theo các phân tích gia một chiến lược ngăn chặn có phần chắc không làm hài lòng quân đội Pháp - với những vụ can thiệp mới đây ở nước ngoài lâm trận với các phần tử thánh chiến ở Phi châu, đặc biệt là ở Mali – đã có khuynh hướng tích cực và năng động hơn và chú trọng việc thiết lập hòa bình hơn là chỉ duy trì hòa bình.
Ý tưởng chỉ duy trì hòa bình là điều cần thiết khiến biên tập viên của nhật báo La Stampa, ông Mario Calabrese một nhà bình luận có nhiều ảnh hưởng ở Ý khinh thường. Ông nói, “Nói về sứ mạng hòa bình là một chuyện viễn tưởng rõ ràng, như thời quá khứ vì sẽ không ai mở rộng vòng tay chào đón quân đội nước ngoài, và chắc chắn thành phần thánh chiến là không rồi.”
Phải nhớ đến vai trò của đế quốc Ý ở Libya trong quá khứ, ông Calabrese nói, “cuộc phiêu lưu thực dân của chúng ta tạo ra những vụ thảm sát và gây khổ sở, chúng ta phải hành động một cách rất cẩn trọng. Ký ức trong quá khứ vẫn sống động ở Libya và sẽ là dễ dàng để lên án sự can thiệp như chủ nghĩa thực dân và kêu gọi một cuộc chiến tranh chống đạo quân thập tự chính mới.”
Trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau vụ hành quyết tập thể đẫm máu và vừa khi các chiến đầu cơ Ai Cập trả đũa bằng các vụ oanh kích vào các trại huấn luyện và các kho võ khí của nhóm thánh chiến ở miền đông Libya, Thủ tướng Renzi đã điện đàm với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sissi và nhà lãnh đạo Pháp Francois Hollande. Các viên chức Ý nói rằng các cuộc điện đàm tập trung vào các chiến lược ngoại giáo nhằm thuyết phục Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ủy nhiệm sự can thiệp và không có bất cứ kế hoạch nào cho 3 nước tự thành lập một liên minh quân sự.
Các giới chức cho đài VOA biết là 3 nhà lãnh đạo cũng thảo luận các cơ hội đảm bảo có được một thỏa thuận giữa các dân quân tham chiến của Libya và các chính phủ đối nghịch. Tuy nhiên một loạt nỗ lực của Liên hiệp quốc trong những tuần lễ gần đây nhằm làm trung gian hòa giải một thỏa thuận cho đến giờ đã cho thấy không có kết quả. Nhóm ‘Bình minh ở Libya’ (Libya Dawn), một liên minh dân quân Hồi giáo chính yếu, kiểm soát thủ đô Tripoli, phản đối kịch liệt vụ trả đũa của Ai Cập và ra ra lệnh cho tất cả những người Ai Cập di trú rời Libya ngay lập tức. 

Thái Lan cấm 'đẻ thuê' cho người nước ngoài

  • 17 phút trước
Chia sẻ
Bé Gammy và mẹ đẻ
Thái Lan vừa thông qua một luật cấm người nước ngoài trả tiền cho phụ nữ Thái mang thai hộ sau tranh cãi về các vụ gây tai tiếng hồi năm ngoái.
Luật mới cũng cấm việc dùng các đại lý, hoặc quảng bá cho phụ nữ muốn mang thai hộ cho người khác.
Vụ một bé sinh ra từ hợp đồng đẻ thuê vào năm ngoái bị chứng Down's đã châm ngòi cho tranh luận về ngành công nghiệp đẻ thuê tại nước này.
Người mẹ Thái của cháu bé nói cặp cha mẹ người Úc đã bỏ đứa bé có tên Gammy nhưng lại mang hai chị em sinh đôi không bị Down's về nước.
Theo luật mới, chỉ có các cặp vợ chồng Thái hoặc các cặp có một trong hai người là người Thái kết hôn ít nhất ba năm mới được tìm thuê dịch vụ mang thai hộ, và việc đẻ thuê có tính thương mại bị cấm.
Bất kỳ ai bị bắt vì thuê người mẹ Thái mang thai hộ sẽ đối diện án tù tối đa là 10 năm.
Các đại lý cò mồi cho những bà mẹ mang thai hộ cũng sẽ bị bỏ tù nếu bị bắt.
Vào cuối năm ngoái, nghị viện Thái Lan bỏ phiếu nhằm thông qua lệnh cấm mang thai hộ sau khi nhiều người bày tỏ bất bình trước nhiều vụ đẻ thuê thương mại diễn ra thiếu kiểm soát.
Dự luật được thông qua lần đầu vào hôm thứ Sáu 28/11 với 177 phiếu bầu, với quy định người vi phạm có thể phải chịu tới 10 năm tù.
Hồi tháng 8/2014, truyền thông quốc tế đưa tin về vụ một cặp đôi người Úc bị cáo buộc bỏ rơi Gammy, cậu bé do một người mẹ gốc Thái Lan được thuê đẻ, và bị mắc chứng Down.
Bất bình về các vụ đẻ thuê thương mại ở Thái Lan ngày càng tăng khi một người Nhật bị phát hiện là cha của chín trẻ em là con thuê đẻ.
Lãnh đạo quân đội đang nắm quyền Thái Lan hứa sẽ chấm dứt tình trạng thuê mang thai ở Thái Lan.

Liệu Israel có “nghỉ chơi" với Mỹ để quay sang “ve vãn” Nga?

Ngày đăng : 20/02/15 05:51
Mối quan hệ giữa Mỹ và Israel vẫn chưa xấu đến mức Jerusalem phải bắt tay hợp tác với Moscow ngay lập tức. Tuy nhiên, những dấu hiệu hiện tại cho thấy mối quan hệ này đang rạn nứt nghiêm trọng.
Năm ngoái, các nước phương Tây dành phần lớn thời gian vật lộn tìm cách đối phó với việc Nga sáp nhập Crimea và tình hình chiến sự căng thẳng diễn ra tại miền đông Ukraine. Chính phủ nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ lên án mạnh mẽ Nga và tổng thống Vladimir Putin, nhưng riêng Israel vẫn giữ thái độ im lặng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong một cuộc hội đàm tại phòng Bầu Dục, 30/9/2013
Đây không phải lần đầu tiên Israel thể hiện thái độ này. Năm 2008, khi cuộc chiến tranh Nga-Gruzia bắt đầu, Israel đã ngay lập tức cắt giảm viện trợ quân sự đáng kể cho Gruzia và rút các cố vấn quân sự về nước.

Tại sao Israel không lên án hay chỉ trích Nga? Lý do rất đơn giản, bởi vì một ngày nào đó, nhà nước Do Thái có thể cần đến Nga như một đồng minh quan trọng, một khi quan hệ Israel - Mỹ lung lay. Đây không phải là nguy cơ hiện hữu trước mắt, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.

Bất kỳ nhà lãnh đạo có trách nhiệm nào ở Israel cũng phải thực tế, nhất là khi thế hệ trẻ người Mỹ không còn mặn mà với Israel như thế hệ trước.
Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, ảnh chụp tháng 6/2012
Xét về mặt chính trị, Đảng Cộng hòa Mỹ tỏ ra ủng hộ Israel hơn so với đảng Dân chủ. Một cuộc thăm dò mới đây của kênh truyền hình CNN cho thấy, đánh giá cuộc chiến mùa hè năm ngoái ở Gaza, chỉ có 45% Nghị sĩ đảng Dân chủ coi hành động của Israel là chính đáng, so với con số 73% của đảng Cộng hòa. Nếu xu hướng này tiếp tục phát triển mạnh mẽ, và Israel trở thành một vấn đề thực sự liên quan đến đảng phái ở Mỹ thì tương lai của mối quan hệ Israel - Mỹ sẽ gặp nguy hiểm trầm trọng.
Một số chuyên gia Trung Đông, trong đó có cựu Đại sứ Mỹ tại Israel Martin Indyk nhận định, mối quan hệ này đang có dấu hiệu rạn nứt. Trong một bài phát biểu gần đây, ông lên tiếng: "Mối quan hệ Mỹ - Israel rất quan trọng, đóng vai trò cần thiết cho sự tồn tại của Israel. Và mối quan hệ này hiện đang lâm vào tình trạng khó khăn".

Tất nhiên, sẽ là một bước tiến rất lớn của Mỹ, từ cắt giảm hỗ trợ phổ biến cho Israel đến hủy bỏ hoàn toàn trợ giúp cho nước này. Đây rõ ràng là mục tiêu của những người Mỹ phản đối Israel; thậm chí một số người ủng hộ Israel cũng lên tiếng kêu gọi Mỹ chấm dứt hỗ trợ cho nhà nước Do Thái.

Nếu điều đó xảy ra, Israel sẽ làm tất cả những gì họ cảm thấy cần thiết để tồn tại, bao gồm cả việc tìm kiếm một người bảo trợ mới. Và trong số những cường quốc sẵn sàng đảm nhận vai trò đó, Nga là ứng cử viên sáng giá hơn cả.

Ấn Độ và Trung Quốc cũng có thể là hai phương án để cân nhắc, nhưng đều ít có tiềm năng hơn so với Nga. Ấn Độ có thể tạo lập quan hệ đối tác chiến lược với Israel, nhưng số lượng dân số Hồi giáo khổng lồ của Ấn Độ có thể là một rào cản đáng lo ngại. Một Trung Quốc “thèm thuồng” tài nguyên cũng khó có thể tạo dựng quan hệ thân thiết với Israel, khi điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho quan hệ của Bắc Kinh với các cường quốc dầu mỏ là kẻ thù của Israel.
 
Trong khi đó, Nga lại hoàn toàn có thể giữ vị trí đối tác trọng yếu của Israel. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, bao gồm cả khoáng chất và các nhiên liệu hóa thạch, Nga không cần để mắt đến nguồn dầu  mỏ của Israel. Do đó, xét về tương quan, quan hệ thân thiết với Israel sẽ ít gây tổn hại cho Nga hơn so với Trung Quốc.

Kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Israel đã trở thành nơi cư trú của hơn 1 triệu người Do Thái đến từ Nga, Ukraine, Belarus, Gruzia và 11 bang khác từng thuộc Liên bang Xô Viết. Điều đó đã tạo ra một mối quan hệ văn hóa và ngôn ngữ mật thiết giữa Israel và những khu vực này, đặc biệt là Nga.

Đối với Nga, một mối quan hệ chặt chẽ với Israel sẽ là một lợi thế. Israel vẫn là quốc gia ổn định nhất và có tiềm lực quân sự mạnh mẽ trong khu vực được coi là cực kỳ quan trọng đối với Nga. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ của Israel trong những năm gần đây một phần dựa vào sự phát triển như vũ bão của lĩnh vực công nghệ. Do vậy, Israel sẽ là một đối tác tuyệt vời cho một nước Nga đang oằn mình gánh chịu lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây.

Nhưng lợi ích thực sự mà Nga có được từ mối quan hệ chặt chẽ với Israel là chính trị.

Nếu Nga công bố hành động chính đáng khi chung vai cùng Israel trong cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố thánh chiến ở Trung Đông, Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu muốn áp đặt biện pháp trừng phạt chống lại Nga, hay kêu gọi các nước đồng minh trong NATO chống lại quốc gia này.

Về phía Israel, lợi ích mà nước này nhận được trong mối quan hệ Israel – Nga phức tạp hơn. Một mặt, quan hệ hợp tác chặt chẽ với Nga sẽ mang lại cho Israel một đảm bảo an ninh tương đương Mỹ, nhưng những hỗ trợ về mặt ngoại giao sẽ ít hơn. Việc Nga hỗ trợ Israel sẽ ít gây ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế, trừ trường hợp Nga có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có quyền phủ quyết nghị quyết của Hội đồng này nhằm chống lại Israel.

Bên cạnh đó, Nga sẽ ít có khả năng gây áp lực với Israel để tiến tới một giải pháp hòa bình với người Palestine hoặc đưa ra bất kỳ trở ngại nào ngay cả khi bạo lực bùng lên giữa Israel và Palestine.

Đây sẽ là một tín hiệu tốt cho các phần tử hiếu chiến của Israel, nhưng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tình trạng nhân quyền trong khu vực cũng như cho bất kỳ hy vọng đạt được hòa bình giữa Israel và các nước láng giềng, đặc biệt là giải pháp cho căng thẳng giữa Israel và Palestine.  
Mối quan hệ giữa Mỹ và Israel vẫn chưa xấu đến mức Jerusalem phải bắt tay hợp tác với Moscow ngay lập tức. Tuy nhiên, những dấu hiệu hiện tại cho thấy không khó để tưởng tượng những thay đổi của mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia này trong vòng 5-10 năm tới.

Trên trường chính trị quốc tế, liên minh chỉ kéo dài chừng nào mối quan hệ này còn mang lại lợi ích cho các nước liên quan; và trong mối quan hệ giữa Mỹ - Israel, ngày càng nhiều người đặt dấu hỏi về lợi ích hai bên đạt được ở thời điểm hiện tại so với thời điểm nửa thế kỷ trở về trước.

Sự xuất hiện của trục mới, Moscow - Jerusalem, sẽ làm thay đổi đáng kể cục diện chính trị ở Trung Đông, và nhiều khả năng tình hình bạo lực tiếp tục gia tăng. Điều này không có lợi cho Mỹ, nhưng cũng không phải một kịch bản lý tưởng cho Israel. Nước giành lợi thực sự là Nga. 
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The New York Observer, một tuần báo xuất bản lần đầu tại thành phố New York vào ngày 22/9/1987 bởi Arthur L. Carter, một cựu nhân viên ngân hàng. The Observer tập trung vào các lĩnh vực văn hóa, bất động sản, truyền thông, chính trị và các ngành công nghiệp giải trí và xuất bản.
Phương Lâm (lược dịch)

Tổng Thống Obama: Mỹ không gây chiến với Hồi giáo

Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Hội nghị phòng chống chủ nghĩa cực đoan bạo động ở Washington, ngày 18/2/2015.
Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Hội nghị phòng chống chủ nghĩa cực đoan bạo động ở Washington, ngày 18/2/2015.

Tổng Thống Barack Obama nói Hoa Kỳ không gây chiến với Hồi giáo. Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh tại Tòa Bạch Ốc về cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan bạo động, nhà lãnh đạo Mỹ nói ông muốn đả phá lập luận cho rằng người Mỹ, và người Tây phương nói chung, đối đầu với người Hồi giáo. Ông nói lối diễn giải này sẽ giúp những kẻ cực đoan tuyên truyền và tuyển mộ những người Mỹ trẻ tuổi hay người các nước khác. Thông tín viên Luis Ramirez tường thuật từ Tòa Bạch Ốc.
 
Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn tập trung vào nỗ lực quân sự chống lại quân chủ chiến Hồi giáo. Giờ đây, Tổng thống Obama nói đã tới lúc phải chú tâm tới khía cạnh ý thức hệ, và những nguyên nhân đã khiến những người trẻ tuổi dễ bị thuyết phục bởi những lời tuyên truyền để trở thành những kẻ cực đoan.
Sau khi bị chỉ trích vì không nhắc đến từ "Hồi giáo" khi đề cập đến các phần tử cực đoan, ông Obama khẳng định rằng cần phải đối phó với mối đe dọa đó một cách thẳng thắn và thành thực.
"Chúng ta không ở trong tình trạng chiến tranh với đạo Hồi."
Người Mỹ đã ghê sợ trước hình ảnh về những tội ác do các phần tử cực đoan Nhà nước Hồi giáo gây ra, trong đó có một số người đã được tuyển mộ từ các cộng đồng di dân Hồi giáo cư ngụ tại các thành phố Mỹ, như Minneapolis, là nơi có đông người Somali sinh sống.
Chính trong các cộng đồng như vậy, mà những sự bất bình vì bị phân biệt đối xử, vì nghèo đói, thiếu cơ hội giáo dục, và tham nhũng, đã tạo điều kiện dễ dàng để những kẻ khủng bố có thể khai thác những người trẻ tuổi, thường là qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Tổng thống Obama đã mời các nhà lãnh đạo tôn giáo, cảnh sát, và những người khác tới dự hội nghị thượng đỉnh tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Tư, để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của sự thể này. Ông nói:
"Nếu chúng ta muốn giải quyết thách thức đặt ra bởi các cố gắng của họ nhằm tuyển mộ những người trẻ của chúng ta, nếu chúng ta muốn cất lên tiếng nói của lòng khoan dung và chủ nghĩa đa nguyên trong cộng đồng Hồi giáo, thì ta phải thừa nhận rằng công việc của họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì lối diễn giải chung chung hiện diện trong nhiều cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới, theo đó phương Tây đang đối đầu với Hồi giáo theo một cách nào đó. "
Mục đích là để thiết lập các chương trình sẽ thay đổi nhận thức về vấn đề này trên các đường phố. Trong khu vực Minneapolis và St. Paul, các chương trình thí điểm đã được tiến hành với những đóng góp ý kiến của các nhà lãnh đạo Hồi giáo ôn hòa, trong số đó có một số người dự hội nghị thượng đỉnh.
Giáo sĩ Abdisalam Adam Lanza, đến từ Minneapolis, phát biểu như sau:
"Chúng tôi tin vào quyền của tất cả mọi người được sống trong hòa bình và an ninh. Các giáo sĩ Hồi giáo đã lên án và tiếp tục lên án bất cứ người nào tìm cách dùng Hồi giáo để hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố."
Sau các cuộc thảo luận như thế này, câu hỏi được đặt ra là phải chăng các chương trình của chính phủ sẽ thành công trong việc hướng dẫn những người trẻ tuổi dễ bị thuyết phục bởi lời tuyên truyền của những kẻ cực đoan, để họ có được một quan điểm ôn hoà về Hồi giáo, và góp phần triệt tiêu sức quyến rũ của những kẻ cực đoan.

Hoa Kỳ kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa cực đoan

Trong bài diễn văn vào ngày cuối cùng của hội nghị, Tổng thống Obama kêu gọi các nước tham gia cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo động.
Trong bài diễn văn vào ngày cuối cùng của hội nghị, Tổng thống Obama kêu gọi các nước tham gia cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo động.
bởi Luis Ramirez

Tổng thống Obama kết thúc hội nghị thượng đỉnh chống chủ nghĩa cực đoan bạo động với lời kêu gọi các nước làm nhiều hơn nữa để chống lại những ý thức hệ thù hận.
Hội nghị tại Washington nhằm tìm các phương cách để giải quyết những nguyên nhân sâu xa thúc đẩy các người trẻ gia nhập những nhóm cực đoan.

Trong bài diễn văn vào ngày cuối cùng của hội nghị, Tổng thống Obama kêu gọi các nước tham gia cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo động. Ông nói cuộc chiến này là chống lại những ý thức hệ hận thù, không phải chống Hồi Giáo.

Ông nói: “Rõ ràng có một lịch sử phức tạp giữa Trung Đông và Tây phương. Và không ai trong chúng ta tôi nghĩ  là tránh khỏi được những chỉ trích về những chính sách rõ rệt nào đó, nhưng khái niệm cho rằng Tây phương đang có chiến tranh với Hồi Giáo là một lời nói dối xấu xa.”
Tổng thống bị giới chống đối chỉ trích vì đã không gọi đó là chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo, một chiến lược mà các nhà phân tích nói tổng thống Obama đang sử dụng để khỏi làm mất lòng những đồng minh Ả Rập hay chứng tỏ sự ủng hộ lời tuyên truyền của những phần tử thánh chiến tìm cách mô tả việc chống khủng bố của Mỹ như là chiến tranh giữa Hồi Giáo và Tây phương.

Trong ba ngày họp mặt của các nhà lãnh đạo tôn giáo và dân sự, các giới chức cảnh sát và các bộ trưởng ngoại giao, mục tiêu của hội nghị là bắt đầu thảo luận về việc chống nghèo đói, kỳ thị và những yếu tố khác khiến cho những người trẻ dễ bị những tổ chức cực đoan bạo động như là Nhà nước Hồi Giáo tuyển mộ.

Kết thúc hội nghị thượng đỉnh vào ngày hôm qua, Cố vấn An ninh Quốc gia Suzan Rice  kêu gọi các chính phủ làm việc chặt chẽ hơn với xã hội dân sự và chú trọng đến những tài năng của những người nếu không được sử dụng sẽ bị bỏ bên lề xã hội.

Bà nói: “Điều này bao gồm phụ nữ và các em gái là một trong những tiếng nói hữu hiệu nhất trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo động. Ai có thể làm tốt hơn một người mẹ thấy được những hành vi bất bình thường của con mình và can thiệp vào?”

Hội nghị mang lại một vài đề nghị cụ thể nhắm vào các nguyên do cơ bản thúc đẩy giới trẻ Hoa Kỳ và những nước khác tham gia tổ chức của các phần tử cực đoan bạo động.

Các giới chức nói nỗ lực này sẽ mất nhiều năm, và sẽ có thêm nhiều cuộc họp nữa, cùng với những cuộc thảo luận rộng rãi về vấn đề này tại Đại Hội Đồng Liên hiệp quốc vào tháng Chín tới.

Thượng định quốc tế chống khủng bố không đạt kết quả cụ thể

mediaTổng thống Obama phát biểu tại hội nghị, Washington, ngày 19/02/2015.REUTERS/Joshua Roberts
Hôm qua, 20/02/2015, tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry đã bế mạc hội nghị thượng đỉnh thế giới chống khủng bố, diễn ra trong ba ngày qua tại Washington. Nhưng hội nghị này đã không đưa ra một biện pháp cụ thể nào. Thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường trình từ Washington :
« Nhận định của những người phát biểu, bất kể từ nước nào, đều nhấn mạnh một điểm chung : Việc tuyển mộ các phần tử khủng bố đã được tiến hành dựa trên sự phân rã của các xã hội. Về điểm này, Ngoại trưởng Jordani nhắc lại rằng rất nhiều nạn nhân của khủng bố là người theo đạo Hồi. Ông Nasser Judeh cũng thông báo một sáng kiến sắp tới của khối các nước Ả Rập, mà tiếng nói của họ, theo ông, vốn không có trọng lượng đáng kể trong việc chống khủng bố.
Ngoại trưởng Nasser Judeh tuyên bố : ''Trong bao nhiêu lâu nữa, thế giới chúng ta còn để cho hiện tượng này ngày càng mở rộng vượt ngoài tầm kiểm soát ? Bạo lực cực đoan không phải là không có liên hệ với những gì diễn ra tại Syria, Irak, Palestine, Yemen, Libya hay những nơi khác. Những điều kiện kinh tế chính là mảnh đất tốt cho tư tưởng cực đoan truyền bá. Gốc rễ của vấn đề là giáo dục, giáo dục và giáo dục''.
Những vấn đề liên quan đến xung đột hay các cộng đồng trong cảnh ngộ khó khăn không phải là những vấn đề quan trọng duy nhất được đề cập trong hội nghị. Một nhận định chủ yếu khác : mạng Internet bị các mạng lưới cực đoan sử dụng. Nhà nghiên cứu Anh Quốc Peter Neumann giải thích rằng mạng Internet và các mạng xã hội gần như bị bỏ rơi cho các lực lượng khủng bố và chính quyền các nước không có biện pháp tương xứng để đối phó.
Một số người cũng lên tiếng phê phán một cuộc họp thượng đỉnh không mang lại một điều gì mới mẻ cho việc hiểu biết về hiện tượng khủng bố. Nhà Trắng đáp lại rằng, đã có nhiều liên hệ được nối kết giữa các quốc gia, để chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Theo những người nắm rõ hồ sơ này, cuộc chiến này sẽ là di sản cho thế hệ tiếp nối. Đây là điểm mà không ai phản bác. » 

Mỹ truy tố một thanh niên can tội hỗ trợ nhóm Nhà nước Hồi giáo

Các công tố viên liên bang của Mỹ hôm thứ Năm đã truy tố một thanh niên ở bang Minnesota về tội cung cấp sự hỗ trợ cho Nhà nước Hồi giáo và khai man với FBI trong một cuộc điều tra khủng bố.

Hamza Naj Ahmed 19 tuổi bị truy tố về ba tội danh tại một tòa án liên bang ở thành phố St. Paul.

Ahmed bị bắt vào tháng 11 năm ngoái khi anh ta và ba nghi phạm khác đi xe buýt từ thành phố Minneapolis tới thành phố New York, nơi mà họ đã tìm cách đáp chuyến bay tới Thổ Nhĩ Kỳ, dường như là trên đường tới Syria.

Ahmed bị buộc tội khai man với đặc vụ liên bang khi anh ta nói không quen biết ba người đồng hành.

Công tố viên liên bang khu vực Minnesota, Andrew Luger, hôm thứ Năm cho biết Ahmed ít nhất là người thứ tư bị truy tố trong một cuộc điều tra đang diễn tiến về những người tìm cách tới Syria để gia nhập một nhóm khủng bố nước ngoài.

Ông cho biết hàng chục người từ thành phố Minneapolis và St. Paul đã bay ra nước ngoài hoặc đã tìm cách hỗ trợ khủng bố.

"Dù văn phòng của tôi sẽ tiếp tục truy tố những người tìm cách cung cấp sự hỗ trợ về vật chất cho Nhà nước Hồi giáo hay bất kỳ tổ chức khủng bố nào khác, chúng tôi vẫn quyết tâm làm việc với những thành viên tận tâm của cộng đồng để chấm dứt chu kỳ này," ông Luger nói.

Những quan chức từ Minneapolis, nơi có đông người gốc gác Somalia, đã tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tòa Bạch Ốc trong tuần này về chủ nghĩa cực đoan, nơi Tổng thống Barack Obama kêu gọi các thành phố giúp hòa nhập những thanh niên chán chường và thất nghiệp, những người có thể bị các nhóm khủng bố chiêu dụ.

Đình công của công nhân cảng đe dọa thương mại Mỹ-châu Á

mediaDân biểu Janice Hahn nói chuyện với một tài xế, sau cuộc họp báo về các biện pháp bồi hoàn cho người lao động bị thất nghiệp ảnh hưởng, California, 18/02/2015.REUTERS/Bob Riha
Phong trào đình công của công nhân cảng ở bờ biển miền Tây Hoa Kỳ đang trở nên trầm trọng hơn, đe dọa đến giao thương giữa Hoa Kỳ với châu Á, đến mức Nhà trắng phải can thiệp để tìm cách giải quyết khủng hoảng.
Từ gần 4 tháng nay, khoảng 20 ngàn công nhân các hải cảng thương mại dọc theo bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ đã đình công để đòi thương lượng lại hợp đồng lao động. Nhiều tàu chở hàng đã không thể cập các bến cảng để bốc dỡ hàng. 
Các doanh nghiệp Mỹ bắt đầu lo ngại về tác động kinh tế của phong trào đình công này, trong khi các nhà sản xuất xe hơi Nhật cho biết họ đã buộc phải chuyển các phụ tùng đến Mỹ qua đường hàng không.
Trước tình hình bế tắc này, chính quyền Obama đã gởi bộ trưởng Lao động Thomas Perez đến làm trung gian hòa giải giữa lãnh đạo các hải cảng với công đoàn. Nhưng đến hôm qua, ngày thứ ba của cuộc đàm phán, hai bên vẫn chưa đạt được tiến bộ này, khiến mọi người lo ngại là tranh chấp lao động này sẽ trầm trọng hơn, làm tê liệt hoàn toàn hoạt động các hải cảng này, hiện chiếm phân nửa trao đổi mậu dịch của Hoa Kỳ.
Thiệt hại tổng cộng đối với nền kinh tế Mỹ chưa thể được ước lượng. Hiện giờ thiệt hại này còn hạn chế do các công ty đã thi hành những biện pháp dự phòng. Nhưng trong tương lai, có nguy cơ là phong trào đình công này sẽ cản trở giao thương giữa Hoa Kỳ với châu Á.

Mỹ: ‘Rõ ràng’ Nga và quân ly khai Ukraine không tuân thủ lệnh ngừng bắn

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc John Earnest
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc John Earnest

Tòa Bạch Ốc hôm thứ Tư nói rằng "rõ ràng" là Nga và thành phần ly khai ở miền đông Ukraine không tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn đã đàm phán vào tuần trước ở Minsk, Belarus, và cảnh báo nằng việc này khiến họ "có nguy cơ đối diện với hậu quả lớn hơn."
"Họ nên lưu tâm điều đó khi cân nhắc những bước kế tiếp của mình," phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc John Earnest nói với các nhà báo. "Chúng tôi vẫn tin rằng cách mà tình hình có thể được giải quyết là quanh bàn đàm phán."
Phát biểu này được đưa ra sau khi quân ly khai chiếm thành phố Debaltseve, một đầu mối đường sắt chiến lược nối liền hai cứ địa ly khai Luhansk và Donetsk, và sau khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ra lệnh cho vài ngàn binh sĩ của mình rút khỏi thành phố.
Tin tức cho biết phiến quân bắt giữ hàng trăm binh sĩ chính phủ và bao vây những binh sĩ mà họ không bắt làm tù nhân, cắt đứt nguồn cung cấp lương thực và nước uống của họ.
Cũng trong ngày thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Washington không xem thỏa thuận Minsk và lệnh ngừng bắn ở Ukraine đã "tiêu tan," nhưng vẫn "hết sức lo ngại" về những tin tức nói rằng quân ly khai đang tiếp tục tấn công Debaltseve và đang vi phạm lệnh ngừng bắn ở những địa điểm khác.
Bà Psaki cho biết Ngoại trưởng Kerry đã nói chuyện với Ngoại trưởng Nga Lavrov hôm thứ Tư và hối thúc ông chấm dứt những cuộc tấn công của quân ly khai và của Nga.
Tổng thống Pháp, người đã giúp đàm phán lệnh ngừng bắn, hôm thứ Tư cũng khẳng định lệnh ngừng bắn chưa tiêu tan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu rằng nhiệm vụ chính là thực thi thỏa thuận ngừng bắn và cứu mạng sống người dân bị mắc kẹt trong chiến sự ở miền đông Ukraine.
Nga khẳng định họ không có vũ khí hay binh sĩ ở miền đông Ukraine, dù có bằng chứng và tin tức từ những người mục kích nói rằng Nga đã đóng vai trò trực tiếp trong chiến sự.

Mỹ “quyết tâm” cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine

08:47 20-02-2015
cung cap vu khi cho quan doi Ukraine
TT Ukraine Poroshenko thị sát xe thiết giáp mới của Anh bán chơ Ukraine

Cuộc chiến ở miền đông Ukraine vẫn tiếp tục diễn ra sau khi thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk làm tăng "quyết tâm" cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine của quốc hội Mỹ "để cung cấp vũ khí sát thương để Ukraine tăng cường phòng thủ", đại sứ Mỹ tại Ukraine John Herbst nói với Sputnik News vào ngày 19.2.

"Không còn nghi ngờ nữa rằng cuộc tấn công đang diễn ra ở miền Đông Ukraine là bởi người Nga, sẽ làm tăng cường hỗ trợ quyết định của Quốc hội để thực hiện điều này (cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine) một cách nhanh chóng", ông Herbst nói.
Ông Herbst là đồng soạn thảo của một dự luật vào đầu tháng 2 trị giá lên đến 3 tỉ USD, theo đó kêu gọi chính quyền Mỹ cung cấp huấn luyện và viện trợ vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine để nước này tăng cường phòng thủ trong ba năm.
Các yêu cầu viện trợ quân sự đã được đưa ra như là một sự luật tại Hạ viện Mỹ vào ngày 10.2. "Chúng tôi đã giới thiệu tóm tắt sơ bộ với nhiều người về báo cáo của chúng tôi, bao gồm cả trên Thượng viện Mỹ", ông Herbst nói.
Khi được phóng viên của Sputnik News hỏi về việc liệu các thành viên của Quốc hội Mỹ có lo ngại về những hậu quả của quyết định cung cấp vũ khí của Mỹ, ông Herbst cho rằng những lập luận chống lại việc vũ trang cho quân đội Ukraine là không mạnh mẽ và "Quốc hội sẽ nói đồng ý với điều đó".
Dự luật, được đồng soạn thảo bởi một cựu chỉ huy NATO và các quan chức chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama, kêu gọi Mỹ viện trợ cho Ukraine tên lửa chống tăng, radar phản pháo, máy bay không người lái, xe bọc thép, và các cuộc đào tạo cần thiết. 
Các tác giả soạn thảo nên dự luật cũng kêu gọi các nước đồng minh NATO khác của Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine thêm vũ khí và trang bị quân dự.
Tuy nhiên một số nước NATO, đặc biệt là Đức cho rằng họ sẽ không cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine. Và làm thế không có lợi ích gì cho tình hình khủng hoảng tại Ukraine.
Nếu Mỹ thông qua việc cung cấp vũ khí có quân đội Ukraine, có thể Mỹ sẽ vi phạm vào nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để bảo vệ thỏa thuận ngừng bắn Minsk đã được thông qua vào ngày 17.2.
          • Thiên Hà (theo Sputnik News)

Anh: Nga là mối nguy ‘thực sự và hiện hữu’ cho các nước Baltic

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nói rằng Nga đề ra 'mối nguy thực sự và hiện hữu' cho an ninh của châu Âu
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nói rằng Nga đề ra 'mối nguy thực sự và hiện hữu' cho an ninh của châu Âu

Anh gọi Nga là mối đe dọa cho các nước vùng Biển Baltic mà giờ đã là thành viên của khối NATO.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon hôm thứ Năm nói rằng Nga đề ra "mối nguy thực sự và hiện hữu" cho an ninh của châu Âu và có thể tìm cách gây bất ổn ở các nước Baltic.

Phát biểu với các nhà báo đi cùng ông tới Sierra Leone, ông Fallon nói rằng ông "lo lắng về áp lực (của ông Putin) đối với các nước Baltic, cách mà ông ta đang thử thách NATO," và gọi nhà lãnh đạo Nga "là mối đe dọa lớn đối với châu Âu cũng như Nhà nước Hồi giáo."

Ông Fallon nói rằng căng thẳng giữa Moscow và NATO đã "nóng lên,'' và NATO phải sẵn sàng đẩy lùi hành động gây hấn đe dọa Estonia, Latvia và Lithuania.
 
Nga đã nhanh chóng phản đối phát biểu của Bộ trưởng Fallon, nói rằng phát biểu này vượt quá "đạo đức ngoại giao."

Phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich, hôm thứ Năm, nói rằng NATO đang dựng lên "một mối đe dọa huyễn tưởng từ Nga mà chưa bao giờ tồn tại."

Trong một bản tin của cơ quan thông tấn Interfax, ông Lukashevich cáo buộc NATO đề ra những mối đe dọa mà Nga đã "phải cân nhắc trong hoạch định quân sự của mình."

Phát biểu ​​của ông Fallon được đưa ra giữa lúc chiến sự vẫn tiếp diễn ở miền đông Ukraine, bất chấp những nỗ lực của châu Âu duy trì một lệnh ngừng bắn.

Anh đòi động binh với Nga nếu Baltic có chuyện

08:37 20-02-2015
dong binh voi Nga
Lính Anh trong một cuộc diễu hành

Quan hệ giữa Anh và Nga đang căng thẳng sau khi các Bộ trưởng trong chính phủ Anh tung ra một số cáo buộc và đe dọa động binh với Nga. Hết Bộ trưởng quốc phòng lại đến Bộ trưởng ngoại giao Anh mang quân ra dọa Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon khơi mào trước khi nói Tổng thống Nga Vladimir Putin là một "mối nguy hiểm đang tồn tại" với Estonia, Latvia và Lít va. Đồng thới, ông Fallon khẳng định NATO đã sẵn sàng để đẩy lùi sự xâm lược của Nga.
"Tôi lo lắng về Putin", Fallon nói với báo Times và Daily Telegraph rằng ông sợ Nga sẽ áp dụng chiến thuật ở miền đông Ukraine và Crimea lên các quốc gia ở Baltic vốn cũng có nhiều người dân gốc Nga sinh sống.
Fallon cho biết ông Putin có thể khởi động một chiến dịch bí mật nhằm gắng gây bất ổn cho ba nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (Lít-va, Latvia, Estonia), vốn đang là thành viên của NATO.
Cùng lúc đó, tại Madrid, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond lại lên tiếng cảnh báo Nga cần thường xuyên để ý đến "lằn ranh đỏ" xung quanh các thành viên NATO trong đó có các quốc gia Baltic.  Ông Hammonnd ám chỉ Anh và đồng minh sẵn sàng động binh với Nga theo Điều 5 của NATO (thực hiện quyền phòng vệ tập thể khi một nước trong liên minh bị tấn công).
Tuyên bố của các Bộ trưởng Anh đưa ra trong thời điểm quan hệ giữa hai nước cực kỳ căng thẳng. Vài ngày trước, Anh tuyên bố đã phải đưa máy bay chiến đấu lên giám sát máy bay ném bom Nga ở vùng trời gần nước Anh.
Rồi hôm 17.2 Hải quân Anh  tuyên bố đã cử tàu chiến ra giám sát tàu khu trục Yaroslav Murdy của Nga khi tàu chiến lớp Neustrashimy đang trên đường từ Địa Trung Hải đến quân cảng miền Bắc nước Nga.
Trong các vụ trên, tàu và máy bay Nga chỉ hoạt động trong vùng biển và vùng trời quốc tế nhưng Anh cho rằng đó là các hoạt động khiêu khích đáng lo ngại. Còn Nga cho rằng các hành động gần đây của Anh mới là khiêu khích Nga.
Hồi đầu tháng này, ông Fallon cho biết Anh sẽ điều bốn máy bay chiến đấu Typhoon đến Baltic để giúp NATO trợ uy các nước giáp Nga. Đồng thời, ông hứa hẹn 1.000 quân Anh cũng sẽ tham gia lực lượng phản ứng nhanh của NATO mà mục đích chính là để đối phó với Nga.
Anh Tú (theo Reuters)

Anh chỉ trích châu Âu 'mơ ngủ' về Ukraine

Một ủy ban thuộc Thượng viện Anh lên tiếng chỉ trích châu Âu xử lý cuộc khủng hoảng ở Ukraine như "mơ ngủ".
u2-7800-1424425828.jpg
Các phiến quân miền đông Ukraine xé cờ của chính phủ Kiev tại một khu vực phe ly khai chiếm giữ. Ảnh: The Guardian
Ủy ban về Liên minh châu Âu (EU) thuộc Thượng viện Anh hôm nay cho rằng cả London và châu Âu đều "hiểu sai thê thảm" về ý đồ của Nga trong diễn tiến tình hình ở Ukraine, không nhận ra kế hoạch của Moscow với Kiev nên xử lý như kẻ "mộng du", theo BBC.
Tuyên bố này của ủy ban được đưa ra sau khi Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk kêu gọi Thủ tướng Anh David Cameron thảo luận cùng EU về việc làm sao giải quyết xung đột liên miên ở đông Ukraine. Báo cáo của ủy ban này cho rằng Anh chưa đủ tích cực hoặc sẵn sàng trong việc đối phó với tình hình ở Ukraine.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Anh cho rằng không ai có thể dự báo được quy mô của sự can thiệp "vô lý và bất hợp pháp" của Nga vào miền đông Ukraine. Người này cho rằng nếu Ukraine muốn có mối quan hệ chặt chẽ hơn về xã hội, kinh tế và chính trị với EU thì là do người dân quyết định, "chứ không phải Nga".  
Cả ông Tusk và thủ tướng Anh đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc các phiến quân đông Ukraine tiếp tục tấn công ở thị trấn Debaltseve, đồng tình rằng EU "cần nói rõ với Nga là các phiến quân phải tuân thủ lệnh ngừng bắn". 
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon hôm qua cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin gây nên "mối nguy thực sự và hiện hữu" với ba nước thuộc Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania. Bộ Ngoại giao Nga cho biết những bình luận của ông Fallon là "không thích hợp với nghi thức ngoại giao" và dọa có biện pháp đáp trả.
Các nước phương Tây và Kiev tiếp tục cho rằng Moscow hỗ trợ các phiến quân miền đông trong bối cảnh phe ly khai chiếm giữ thành phố chiến lược Debaltseve khi các bên đang thực thi lệnh ngừng bắn mới. Moscow bác bỏ điều này.
Khánh Lynh



























Lãnh đạo thế giới yêu cầu cho quan sát viên đến miền đông Ukraine

Binh sĩ chính phủ Ukraine rời khỏi thị trấn Debaltseve, ngày 18/2/2015. Tin cho hay hàng ngàn binh sĩ chính phủ Ukraine đã tháo chạy khỏi Debaltseve, trung tâm vận chuyển hỏa xa có tầm quan trọng chiến lược, nối liền hai cứ địa của phe đòi ly khai là Luhansk và Donetsk.
Binh sĩ chính phủ Ukraine rời khỏi thị trấn Debaltseve, ngày 18/2/2015. Tin cho hay hàng ngàn binh sĩ chính phủ Ukraine đã tháo chạy khỏi Debaltseve, trung tâm vận chuyển hỏa xa có tầm quan trọng chiến lược, nối liền hai cứ địa của phe đòi ly khai là Luhansk và Donetsk.

Các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu và NATO yêu cầu Nga ngưng hậu thuẫn cho các phần tử đòi ly khai tại miền đông Ukraine và tôn trọng một thỏa thuận ngưng bắn được ký kết trong tuần qua tại Belarus. Dù có thỏa thuận này, các phiến quân thân Nga tại miền đông Ukraine vẫn tiếp tục tấn công vào các binh sĩ chính phủ đang rút lui và chiếm quyền kiểm soát một thị trấn quan trọng tại miền đông Ukraine. Giao tranh đã có ảnh hưởng khốc liệt lên đời sống của thường dân tại khu vực do phiến quân kiểm soát và nhiều cư dân phải vượt qua biên giới vào Nga.
Cuộc tấn công của phiến quân vào Debaltseve đã giáng một đòn nặng vào cuộc ngưng bắn do Liên hiệp Âu Châu làm trung gian đạt được trong tuần qua tại Minsk trong một nỗ lực chấm dứt các cuộc giao tranh đã làm hơn 5.600 người thiệt mạng trong năm qua.

Hầu hết binh sĩ chính phủ đã rời khỏi thị trấn, mang theo những người chết và bị thương. Một binh sĩ mô tả những cuộc tấn công không ngưng nghỉ trong thời gian họ rút lui.
“Không có từ nào có thể diễn tả được những cuộc tấn công này. Chúng tôi bị tấn công liên tục trên đường rút lui. Chỗ nào có cây cối thì các phiến quân từ đó bắn vào chúng tôi bằng súng máy và súng phóng lựu. Họ sử dụng đủ loại vũ khí. Chúng tôi rời Debaltseve vào khoảng 5 giờ sáng và cho đến ngày hôm nay chúng tôi vẫn không ngớt bị tấn công.”
Các giới chức EU và NATO đã họp tại thủ đô của Latvia ngày hôm qua. Họ gọi cuộc tấn công của phiến quân là vi phạm trắng trợn lệnh ngưng bắn.
Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg nói:
“Chúng ta đã thấy cuộc ngưng bắn này không được tôn trọng, chúng ta đã thấy những phần tử đòi ly khai tại miền đông Ukraine tiến công, đặc biệt là bên trong và chung quanh Debaltseve. Họ sử dụng các loại vũ khí tiên tiến.”
Moscow bị cáo buộc cung cấp những loại vũ khí này. Tuy nhiên các giới chức Nga phủ nhận việc can thiệp tại miền đông Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov ngày hôm qua bênh vực các cuộc tấn công của phiến quân vào binh sĩ chính phủ tại Debaltseve. Họ cho rằng phe đòi ly khai bị Ukraine khiêu khích vì các lực lượng chính phủ tìm cách phá vỡ vòng vây.
Hoa Kỳ thúc giục các phiến quân để cho các quan sát viên quốc tế vào hoạt động trong khu vực có giao tranh ở miền đông Ukraine.

Bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói:
“Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu báo cáo là những phần tử đòi ly khai được Nga hậu thuẫn tiếp tục không cho các quan sát viên vào Debaltseve và cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng cho cư dân trong thị trấn nếu lệnh ngưng bắn không được thi hành.”
Trong khi các lãnh tụ phiến quân tuyên bố thắng lợi tại trung tâm đường ray chính yếu nối liền Luhansk và Donetsk, đời sống của thường dân trong vùng do phiến quân kiểm soát càng ngày càng khó khăn.
Ông Nikolai Vuhlehirsk, một cư dân miền đông Ukraine nói:
“Họ nói với chúng tôi là có ngưng bắn nhưng mỗi ngày đều có súng nổ. Và khi nào thì họ sẽ xây dựng lại? Không có gì còn lại tại đây, cả thị trấn đã bị tàn phá.”
Nhiều người đã vượt biên giới sang Nga. Một số gia đình từ Luhansk đã tới Rostov-on-Don để lánh nạn.
Bà Raisa, một người tị nạn từ vùng Repinsk thuộc Luhansk nói:
“Chúng tôi không có việc làm. Tôi sống tại một căn hộ ở chung cư, nhưng tôi không có tiềnđể trả tiền thuê nhà. Tôi sống tại một căn hộ. Tôi không thể trả nổi nên tôi phải thuê một căn tệ hơn. Ở đó không có than đá, không lương bổng, không thực phẩm, không có gì cả.”
Tuần này, Ukraine kỷ niệm một năm ngày xảy ra các cuộc biểu tình chính trị làm nhiều người thiệt mạng tại Kyiv đưa đến việc lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych.

Ukraine: Giao tranh tiếp diễn, quân ly khai mừng chiến thắng Debaltseve

Phiến quân thân Nga trong thành phố Debaltseve, miền đông Ukraine, 19/2/15
Phiến quân thân Nga trong thành phố Debaltseve, miền đông Ukraine, 19/2/15

Chiến sự mới nổ ra ở miền đông Ukraine hôm thứ Năm ngay cả khi quân ly khai thân Nga ăn mừng chiến trên những ngả đường của thành phố Debaltseve, đầu mối đường sắt mà họ chiếm được từ tay lực lượng Kiev ngày hôm trước.

Các nhà lãnh đạo của Ukraine, Đức, Pháp và Nga đã nhắc lại sự ủng hộ của họ đối với thỏa thuận ngừng bắn đang đổ vỡ mà họ đã thương lượng một tuần trước đây, nhưng tiếng pháo kích có thể nghe thấy ở một số nơi trong khu vực đang diễn ra chiến sự.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã kêu gọi đưa lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tới miền đông Ukraine. Nhưng phiến quân và Moscow đã bác bỏ đề nghị của ông và nói rằng điều này sẽ vi phạm những điều khoản của lệnh ngừng bắn mà các bên đã nhất trí ở Minsk, thủ đô Belarus.

Quân ly khai tại Debaltseve cười và ôm nhau chụp hình sau khi chiếm được đầu mối đường sắt nối liền hai cứ địa chính của phiến quân ở Donetsk và Luhansk.

Quân đội Ukraine cho biết họ chịu thương vong nặng nề khi binh lính rút khỏi thành phố theo lệnh của ông Poroshenko. Kiev cho biết 13 quân nhân đã thiệt mạng và 157 người bị thương, cùng với thêm 82 người mất tích và 93 tù binh bị bắt giữ.

Ông Poroshenko nói việc phiến quân chiếm Debaltseve là vi phạm lệnh ngừng bắn. Trong những tuần giao tranh, quân ly khai đã gần như bao vây thành phố trước khi nhà lãnh đạo Ukraine ra lệnh rút quân.
Trong cuộc điện đàm hôm thứ Năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp François Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và ông Poroshenko đã thảo luận về những vi phạm lệnh ngừng bắn hồi gần đây, theo Paris. Một tuyên bố cũng cho biết các nhà lãnh đạo kêu gọi thực hiện "gói những biện pháp đã nhất trí ở Minsk," bao gồm một lệnh ngừng bắn đầy đủ, rút vũ khí hạng nặng, và phóng thích tù nhân.
h tham gia  chống IS do Mỹ dẫn đầu". 
Chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS
MIT lên tiếng cảnh báo cảnh sát nước sở tại, những phần tử thánh chiến của IS bị đẩy lùi khỏi thị trấn Kobani của người Kurd ở Syria đang tìm cách vượt qua biên giới nước này. Ngoài ra, tờ báo Hurriyet cũng bổ sung thêm, hôm 3/2, MIT đã gửi một cảnh báo đến sở cảnh sát địa phương, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn dòng chảy của những kẻ khủng bố.
Hiện chưa rõ số lượng phần tử thánh chiến đã xâm nhập biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng MIT cho biết, một số đã được che chở an toàn ở phía nam của đất nước. Bên cạnh đó, báo cáo của MIT cũng cho thấy, một nhóm phần tử khủng bố gồm nam giới trong độ tuổi 17-25 đến từ Palestine và Syria có ý định xâm nhập Bulgaria, vào từ đó tiếp tục di chuyển vào các nước thuộc khối EU.
Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, 3.000 người sinh sống tại nước này có liên quan đến phong trào Sunni cực đoan. Quốc gia này đã trục xuất hơn 1.000 người và ban hành lệnh cấm hơn 7.800 người khác nhập cảnh.

Các chiến binh IS đã kiểm soát nhiều điểm thuộc biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara nhiều lần bị tố cáo không có hành động nhằm ngăn chặn dòng chảy của những kẻ cực đoan đang tìm cách gia nhập lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria. Bên cạnh đó, Damascus cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ hậu cần cho các chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Syria.
Phản ứng trước lời kêu gọi của Giám đốc tình báo nội địa Đức Hans-Georg Maassen về việc gia tăng hành động nhằm ngăn chặn chiến binh thánh chiến xâm nhập Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu lên tiếng: “Liệu có phải lỗi của Thổ Nhĩ Kỳ khi có chung đường biên giới với Syria? Trước tiên, chúng tôi cần phải có được thông tin tình báo để tiến hành theo dõi người nhập cảnh và xuất cảnh".

Gần đây, IS tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu ngoài các khu vực xung đột ở Iraq và Syria. 
Một số cuộc tấn công diễn ra tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ bị tình nghi do lực lượng này tiến hành, vụ việc mới nhất diễn ra vào tuần trước, khi một chiếc xe cài bom phát nổ tại một trạm kiểm soát của cảnh sát.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.
Phương Lâm (lược dịch)

Tàn quân Ukraine cướp bóc tràn lan sau khi tháo chạy

13:28 20-02-2015
tan quan Ukraine
Tàn quân Ukraine giải khuây

Sau những ngày giao tranh tại Debaltseve, Ukraine quyết định triệt thoái lực lượng ra khỏi thị trấn mà họ gọi là “rút lui chiến lược”. Đám tàn quân Ukraine đã tạo thêm hình ảnh xấu sau khi rời địa ngục Debaltseve bằng việc cướp bóc.
Tờ New York Times của Mỹ cho biết sau khi thoát khỏi Debaltseve, tàn quân Ukraine đổ về các thành phố lân cận do chính phủ kiếm soát và bắt đầu uống rượu đập phá. Lý do là sau nhiều ngày bị giam hãm, tù túng, đám tàn quân này cần phải tẩy trần để hoàn hồn. Dù sao họ cũng may mắn hơn 3.000 đồng đội phải bỏ xác ở địa ngục Debaltseve.
Phóng viên New York Times ghi nhận rất nhiều tàn quân, những người đã thoát khỏi Debaltseve sau nhiều tuần pháo kích, bắt đầu uống rượu thả phanh. Một số lính đứng, lắc lư, trên vỉa hè vừa đi vừa lẩm bẩm. Những người khác vẫy xe taxi đi mà không thèm thanh toán. Một nhóm đứng co ro, run rẩy trên một đường phố... Nhìn chung là rất thảm hại.
Tại Biblios, một nhà hàng cao cấp, những người lính bại trận tràn vào phòng ăn, gọi các loại rượu hảo hạng dù họ không đủ khả năng thanh toán. Thậm chí, họ bắn súng chỉ thiên khiến các thực khách khác phải cuốn xéo cho yên chuyện. Tất nhiên, chủ quán muốn yên thì phải mang rượu ngon vật lạ ra hầu hạ ‘anh em binh sĩ’, nhất là khi họ có súng trong tay.
Trước đó, lãnh đạo phe ly khai Denis Pushilin đã nói rằng có hàng ngàn lính Ukraine đã bị hạ trong trận chiến tại Debaltseve. Debaltseve là một thị trấn chiến lược là đầu mối đường sắt quan trọng với cả 2 phe nên dù có thỏa thuận ngừng bắn thì giao tranh vẫn diễn ra ác liệt tại đây.
Ông Pushilin khẳng định sự thờ ơ và ảo tưởng của chính phủ Ukraine khiến hàng ngàn lính phải bỏ mạng. Có lẽ binh sĩ Ukraine cũng ý thức được việc này nên họ càng tỏ ra bất mãn và có tư tưởng đập phá, tẩy trần sau khi thoát chết.
Điều xấu hổ của đám tàn quân Ukraine mà một tờ báo Mỹ vạch ra cũng thể hiện năng lực điều hành yếu kém của chính quyền Kiev. Trước đó, các binh sĩ trong tiểu đoàn trừng giới vì bất mãn với chính phủ nên đã bao vây cả phủ Tổng thống lẫn Bộ quốc phòng Ukraine.
Anh Tú (theo New York Times)

Phe ly khai thân Nga đối mặt với khủng hoảng y tế

Phiến quân đòi ly khai thân Nga nấu thức ăn bên cạnh một trạm kiểm soát ở Donetsk, ngày 18/11/2014.
Phiến quân đòi ly khai thân Nga nấu thức ăn bên cạnh một trạm kiểm soát ở Donetsk, ngày 18/11/2014.
bởi Jamie Dettmer

Chính phủ Ukraine dọa sẽ ngưng cấp ngân khoản cho các bệnh viện và các dịch vụ y tế tại các khu vực miền đông Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của các phần tử ly khai được Moscow hậu thuẫn. Sự kiện này khiến các phần tử nổi dậy gấp rút tìm cách bù đắp cho sự thiếu hụt giữa lúc có những dấu hiệu cho thấy một số dân địa phương muốn quay trở lại tình trạng bình thường. Từ Donetsk, thông tín viên Jamie Dettmer gửi về bài tường trình sau đây.
Bộ trưởng y tế của nước tự xưng là Cộng hoà Nhân dân Donetsk, bác sĩ chuyên khoa thận Victor Kuchkovoy, đang nắm trong tay phần lớn số phận của cuộc nổi dậy thân Nga.
Chính phủ Ukraine nay cho biết sẽ đình chỉ việc cấp ngân khoản cho các bệnh viện và các bác sĩ ở các vùng do quân nổi dậy chiếm đóng ở miền đông. Và nếu các phần tử nổi dậy được Nga hậu thuẫn không duy trì được các dịch vụ y tế cũng như các dịch vụ công cộng khác bị cắt ngân sách thì họ sẽ có nguy cơ đứng trước phản ứng gay gắt của cư dân trong vùng Donbas, và đó chính là điều Kyiv hy vọng sẽ xảy ra.
Bộ trưởng y tế ở Donetsk nói phe nổi dậy đã sẵn sàng trước vụ bị cắt ngân sách và đang tìm cách tối ưu hoá các nguồn lực của mình. Ông nói họ theo dõi 193 cơ sở y tế nằm dưới sự kiểm soát của họ và đưa viện trợ nhân đạo nhận được chủ yếu của Nga đến những nơi cần thiết nhất. Họ vốn đã có 15.000 bệnh nhân có khả năng ứng phó với 20.000 người bệnh.
Bộ trưởng y tế Kuchkovoy nói ngay cả trước khi Kyiv đưa ra thông báo cắt ngân khoản hồi cuối tuần, chính phủ Ukraine đã giảm thiểu việc hỗ trợ cho miền đông. Nhiều bác sĩ và y tá trong những khu vực do phe nổi dậy chiếm đóng đã không được lãnh lương nhiều tháng và ngân khoản của chính phủ trung ương không đều đặn, gây ảnh hưởng đến việc chữa trị cho các bệnh nhân bị ung thư, lao và AIDS.
Tuần này, có các dấu hiệu cho thấy một số cư dân của vùng Donbas bất mãn về vụ giằng co giữa Kyiv và các phần tử đòi ly khai. Các vụ biểu tình nhỏ chống ly khai chủ yếu do phụ nữ và những người về hưu tổ chức đã xuất hiện. Các cuộc biểu tình gọi là “chống đói” chủ yếu nổi lên ở các thị trấn nhỏ.
Tại Sverdlovsk hôm thứ hai, khoảng 2.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình chống ly khai và giơ cao các biểu ngữ ủng hộ Ukraine. Họ yêu cầu binh sĩ Nga - mà các chiến binh nói là các ‘tình nguyện viên - rời khỏi thị trấn.
​​Thủ tướng Ukraine Arsenyi Yatsenyuk hôm nay bênh vực quyết định của chính phủ Ukraine cắt ngân sách dành cho các dịch vụ công cộng. Trong một bài đăng trên trang Facebook của ông, ông lập luận rằng Nga là người chịu trách nhiệm về mọi đau khổ bởi vì họ xúi giục cuộc nổi dậy bắt đầu ngay sau vụ lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych mùa đông năm ngoái.
Ông Yatsenyuk viết: “Điện Kremlin chịu trách nhiệm về tai họa nhân đạo đang đe doạ xảy tới cho các vùng Donetsk và Luhansk. Ngay khi binh sĩ Nga rời khỏi lãnh thổ Ukraine – sinh hoạt bình thường sẽ trở lại vùng Donbas.”
Hơn 4.000 người đã chết trong vụ xung đột ở miền đông Ukraine, theo Liên Hiệp Quốc. Hơn 10.000 người đã bị thương.
Chưa rõ liệu phe nổi dậy, mà ở Donetsk dường như tổ chức tốt hơn so với Luhansk kế cận, có khả năng ứng phó với những thách thức nhân đạo trong những tuần lễ sắp tới hay không.
Đứng xếp hàng nhận đồ cứu trợ tại một trung tâm được một nhà tài phiệt địa phương tài trợ, bà Yulia, 40 tuổi nói các ngân hàng cứu trợ do phe ly khai ở Donetsk điều hành không tốt và phân phát ít thực phẩm hơn.

Đại sứ Nga: EU không nên can thiệp vào quan hệ Nga - Ấn

Ngày đăng : 20/02/15 16:33
Liên minh châu Âu (EU) không nên can thiệp vào mối quan hệ giữa Moscow và New Delhi; hãy tìm kiếm các nguồn vốn để trả tiền khí đốt cho Ukraine và cứu rỗi nền kinh tế của họ.
Theo RIA Novosti, Đại sứ quán Nga tại Ấn Độ đã ban hành một tuyên bố trong đó yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) không nên can thiệp vào mối quan hệ giữa Moscow và New Delhi; hãy tìm kiếm các nguồn vốn để trả tiền khí đốt cho Ukraine và cứu rỗi nền kinh tế của nước này.
"EU nên nghĩ đến cách làm thế nào để trả tiền khí đốt cho đất nước này (Ukraine) cũng như cứu giúp nền kinh tế Ukraine đang trên bờ vực thẳm và không nên cố gắng can thiệp vào mối quan hệ giữa Nga và Ấn Độ”, tuyên bố nêu rõ.
Trước đó, ngày 18/2, Đại sứ EU tại Ấn Độ cho rằng nước này nên gây ảnh hưởng đến Nga và bày tỏ quan ngại về tình hình ở Ukraine.
"EU nên có một cái nhìn và suy nghĩ  lại chính mình thay vì cố gắng “sử dụng” Ấn Độ để thuyết phục Nga làm một cái gì đó," tuyên bố nhấn mạnh.
Nga và Ấn Độ có quan hệ đối tác quy mô lớn trong các lĩnh vực hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật. Hơn 70% số vũ khí và thiết bị quân sự dành cho Không quân và Hải quân của nước này do Nga và Liên Xô sản xuất.
Đào Cảnh

Iraq sắp tấn công giành lại thành phố lớn nhất bị IS chiếm đóng

Một lực lượng gồm khoảng hơn 20.000 lính Iraq và binh sĩ người Kurd đang chuẩn bị để tái chiếm Mosul, thành phố lớn nhất hiện nằm trong tay quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
islamicstate-1718483346-6097-1-6768-3453
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) hiện chiếm đóng một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía bắc và tây Iraq. Ảnh: AFP
Chiến dịch tấn công nhằm giành lại Mosul sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5, Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ hôm qua cho biết.
Theo quan chức này, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) hiện kiểm soát Mosul với khoảng 1.000 đến 2.000 tay súng. Chưa rõ Mỹ sẽ điều động bao nhiêu cố vấn quân sự tác chiến trên bộ để hỗ trợ nhiệm vụ không kích khủng bố.
Lực lượng tấn công chủ đạo cho chiến dịch sẽ bao gồm 5 lữ đoan quân đội Iraq. Ba đơn vị quy mô nhỏ hơn đóng vai trò quân dự bị. Ba lữ đoàn chiến binh người Kurd sẽ tấn công thành phố từ phía bắc, cô lập IS với các tay súng thuộc tổ chức ở phía tây.
Một lữ đoàn tạm gọi là quân Mosul, bao gồm các cựu cảnh sát của thành phố và các chiến binh từ bộ lạc, cũng đang tập hợp. Ngoài ra, một lữ đoàn đặc nhiệm chống khủng bố có thể sẽ tham gia trong nhiệm vụ lần này. Có tổng cộng khoảng 20.000 đến 25.000 quân được điều động. Chiến dịch kéo dài trong bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của quân đội Iraq, quan chức Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho hay.
Mosul, có dân số hơn một triệu người, bị IS chiếm đóng từ tháng 6 năm ngoái, là thành phố lớn nhất mà phiến quân giành được tính đến nay.
Vũ Hoàng































Hé lộ thêm thông tin về thủ lĩnh tối cao của IS

Tài liệu quân sự tiết lộ thủ lĩnh tối cao của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) từng bị giam giữ gần một năm trong nhà tù Mỹ ở Iraq với tư cách là "tù nhân dân sự", đồng thời cung cấp một số thông tin cá nhân về kẻ cầm đầu bí ẩn này.
baghdadi-6331-1424336539.jpg
Bức ảnh của Abu Bakr al-Baghdadi trong hồ sơ tù nhân có liên quan đến thời gian hắn bị giam giữ trong nhà tù Mỹ năm 2004. Ảnh: Business Insider
Hồ sơ tù nhân do Business Insider thu thập tiết lộ thông tin mới về thủ lĩnh tối cao của IS, Abu Bakr al-Baghdadi. Trong tài liệu, hắn được gọi bằng tên khai sinh Ibrahim Awad Ibrahim Al Badry.
Những tài liệu này xác định hắn bị Mỹ bắt vào ngày 4/2/2004 và được trả tự do vào ngày 8/12 cùng năm. Trước đó đã có những thông tin mâu thuẫn về thời gian Baghdadi bị giam giữ trong nhà tù của Mỹ.
Trong cuốn sách "ISIS: Bên trong lực lượng khủng bố", Michael Weiss và Hassan Hassan công bố lời kể về vụ bắt giữ Baghdadi từ chuyên gia IS, Tiến sĩ Hisham al-Hashimi. Trong cuộc phỏng vấn, al-Hashimi nói rằng Baghdadi bị tình báo quân sự Mỹ bắt khi đến thăm một người bạn ở Fallujah có tên Nessayif Numan Nessayif.
"Baghdadi không phải là mục tiêu vào thời điểm đó, vụ bắt giữ nhằm vào Nessayif", al-Hashimi, cố vấn cho chính phủ Iraq và tuyên bố từng gặp thủ lĩnh IS trong những năm 1990 nói.
Hồ sơ của Baghdadi xác định hắn là một "tù nhân dân sự", có nghĩa là hắn không thuộc lực lượng vũ trang nước ngoài hay dân quân, nhưng vẫn bị giam giữ vì lý do an ninh. "Nghề nghiệp dân sự" của hắn đã được xác định là "công việc hành chính (thư ký)". Mặc dù ngày sinh của Baghdadi không được công bố, tài liệu đề năm 2014 viết rằng hắn 43 tuổi. Nơi sinh của Baghdadi được xác định là Fallujah.
Tài liệu còn cung cấp một số thông tin chi tiết về gia đình Baghdadi. Hắn được xác định là đã kết hôn và người thân gần nhất của hắn là một người chú. Tên các thành viên trong gia đình Baghdadi không được công bố trong hồ sơ.
hh-1403-1424336539.jpg
Một phần trong các tài liệu mới công bố về thủ lĩnh IS, Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh:Business Insider.
Phương Vũ

Thái Lan rung chuyển vì hai vụ nổ bom liên tiếp

Ngày đăng : 20/02/15 16:28
Hôm thứ Sáu (20/2), 2 vụ nổ bom liên tiếp xảy ra tại tỉnh Naratiwat, phía nam của Thái Lan khiến 13 người bị thương và 20 tòa nhà bị hư hại.
Theo chỉ huy trung tâm điều hành cảnh sát các tỉnh biên giới phía nam Thái Lan, Thiếu tướng cảnh sát ThiAnurut Kritsanakaraket, vụ nổ đầu tiên phát ra từ một chiếc xe nhồi thuốc nổ đậu bên ngoài một nhà hàng trên đường chính gần ngã tư có showroom Isuzu, lúc 13 giờ 06 (giờ Thái Lan).
Một nhiếp ảnh gia tiếp cận hiện trường vụ nổ bom cài trên ô tô và giúp đỡ người bị nạn
Ông này cũng cho biết thêm, quả bom được kích nổ bằng sóng vô tuyến trong lúc nhân viên của công ty xe hơi đang khởi động chiếc xe này. Khoảng 20 cửa hàng thực phẩm và quầy bar karaoke bị hư hại do sức ép từ vụ nổ.
Thư ký thường trực Ban Yế, trực thuộc Bộ Y tế công cộng Thái Lan Narong Sahametapat cho hay không có trường hợp tử vong, nhưng Bộ đã nhận được báo cáo 13 người bị thương, trong đó 4 người bị thương nặng, những người còn lại chỉ bị thương nhẹ. Tất cả nạn nhân đều trong tình trạng ổn định hoặc đã được xuất viện.

Các nhà chức trách cũng bổ sung thêm, quả bom thứ hai được đặt bên trong một chiếc xe máy đã phát nổ 46 phút sau đó, tại vị trí phía trước ngôi đền Guan Yin trên đường Na Nakhon, vào lúc 13h50’ (giờ Thái Lan), cách hiện trường vụ nổ đầu tiên khoảng 300m. Báo cáo cho biết vụ nổ này không gây thương vong.
Cùng ngày, ngay trước khi 2 vụ đánh bom xảy ra, nhà chức trách tỉnh Narathiwat đã trao tổng cộng 15 triệu baht bồi thường cho 52 người bị ảnh hưởng bởi bạo lực trên địa bàn tỉnh.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin the Bangkok Post, một nhật báo phát hành bằng tiếng Anh của Thái Lan. Nhật báo này đã được xuất bản hơn 60 năm, cung cấp một cái nhìn toàn diện về tình hình trong nước Thái Lan cũng như quốc tế, đồng thời đăng tải những bài bình luận chuyên sâu về những vấn đề nổi cộm.
Phương Lâm (lược dịch)
Quân đội Miến Điện tiếp tục tấn công phiến quân Kokang
mediaNgười Kokang từ Laukkai đến tu viện Lashio tỵ nạn, 19/02/2015.REUTERS/Soe Zeya Tun
Báo chí Miến Điện hôm nay, 20/02/2015, loan tin quân đội nước này tiếp tục tấn công để đánh bật phiến quân tại các khu vực chung quanh một thị trấn ở miền Đông Bắc giáp với Trung Quốc. Giao tranh bước sang ngày thứ 11 và đã khiến hàng ngàn người dân phải tản cư.
Chiến sự đã bùng phát kể từ ngày 09/02 khi phiến quân sắc tộc Kokang hạ sát gần 50 binh lính Miến Điện trong các cuộc tấn công vào thị trấn Laukkai, nơi mà ít nhất 30 ngàn người dân đã chạy sang Trung Quốc lánh nạn, khiến Bắc Kinh đã phải lên tiếng kêu gọi chấm dứt giao tranh.
Một con số gần bằng như thế được cho là cũng đã tản cư bên trong bang Shan, nhưng rất khó đưa ra thẩm định chính xác, bởi vì các tổ chức cứu trợ địa phương đã hạn chế hoạt động sau vụ một đoàn xe của hội Hồng thập tự bị tấn công hôm thứ ba vừa qua. Hiện chưa rõ là ai đã nổ súng vào đoàn xe này. Đại sứ quán Mỹ hôm nay đã lên án vụ tấn công đó, xem đây là hành động « không thể chấp nhận được ».
Xung đột tại Laukkai khiến người ta lại nghi ngờ về khả năng của chính phủ Miến Điện đạt đến một lệnh ngưng bắn trên toàn quốc tại một quốc gia các sắc tộc thiểu số vẫn thường nổi dậy chống chính quyền trung ương.
Phiến quân sắc tộc Kokang, bao gồm chủ yếu những người nói tiếng Hoa, đã tiếp tục phục kích các đoàn xe của quân đội, mặc dù đã bị thiệt hại hàng chục người khi quân chính phủ phản công. Các lực lượng phiến quân khác, như Quân đội Giải phóng Dân tộc Ta’ang và Quân đội Độc lập Kachin, nay đã hợp lực với phiến quân Kokang, đe dọa nền hòa bình tại Miến Điện, vào lúc nước này đang mở cửa và chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử năm nay.

TQ xây đảo làm bàn đạp ở Biển Đông

  • 5 giờ trước
Chia sẻ
Trung Quốc đang gấp rút xây dựng cải tạo các đảo trên Biển Đông
Hãng tin Anh quốc Reuters vừa có bài phân tích về chiến lược phát triển đảo nhân tạo và tham vọng ở Biển Đông của Trung Quốc.
Hãng này nói việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc diễn ra nhanh chóng nhằm tạo bàn đạp cho Bắc Kinh mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân, không quân, tuần duyên và ngư nghiệp, gây quan ngại cho các nước xung quanh.
Theo các bức hình mà Philippines mới công bố, Trung Quốc đã xây dựng và cải tạo khá nhiều trên sáu đảo nhỏ và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, đồng thời bắt đầu công việc trên đảo thứ bảy.
Một điểm gây quan ngại nhất là việc phát triển các hải cảng và điểm tiếp dầu, cộng thêm các đường băng khiến Bắc Kinh có thể uy hiếp toàn bộ Biển Đông.
Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao phương Tây nói: "Các công trình này lớn và tham vọng hơn chúng ta từng nghĩ. Về nhiều khía cạnh, khi kế hoạch này tiếp tục được phát triển thì sẽ đặc biệt khó khăn [cho các nước] trong việc đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông".
Các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với các đảo ở Biển Đông. Trừ Brunei, các nước kia đều cho củng cố cơ sở của mình trên các đảo mà họ kiểm soát.

Quan ngại từ 2014

Bắt đầu từ giữa năm 2014, Philippines bày tỏ quan ngại về các công trình của Trung Quốc, nhất là việc xây dựng đường băng trên bãi Gạc Ma.
Tuần rồi tạp chí Janes's Defence của Anh có đăng tải phân tích dựa trên hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Hughes Reef, cũng thuộc Trường Sa, mà Việt Nam gọi là Đá Tư Nghĩa.
Janes's Defence nói đây là một công trình lớn, được xây dựng trên diện tích 75.000 mét vuông mà Trung Quốc dùng cát kiến tạo từ tháng Tám năm ngoái.
Các công trình ở Biển Đông sẽ mang sức mạnh mới cho hải quân Trung Quốc
Bên cạnh đó, tạp chí này đăng hình ảnh Bãi Chữ thập mà Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo có độ dài hơn 3km để xây đường băng.
Tất nhiên, ngoài việc sử dụng các cơ sở hạ tầng nói trên cho mục đích chiến lược và an ninh, Trung Quốc có thể dùng để tiếp vậ́n cho tàu cá hay tàu tuần tra biển của mình.
Reuters nói từ tháng Bảy rằng nhà chức trách Trung Quốc đã khuyến khích ngư dân ra đánh bắt xa bờ ở Trường Sa.
Tuy nhiên, mục tiêu trước nhất vẫn là nhằm kiểm soát Biển Đông và kiềm chế các đối thủ, như Việt Nam, quốc gia đang nắm giữ nhiều đảo và bãi cạn ở Trường Sa.
Zhang Baohui, chuyên gia về quốc phòng Trung Quốc tại Đại học Lingnan, Hong Kong, nói các kế hoạch cải tạo phát triển của Trung Quốc đều nhắm tới khía cạnh an ninh.
Trung Quốc đã thấm thía sự thiếu vắng các cơ sở xa bờ của mình vào hồi năm ngoái, khi trợ giúp Malaysia tìm kiếm máy bay MH370 mất tích ở Ấn Độ Dương.
Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc, theo Reuters, biết rằng nước này cần gấp rút xây dựng các cơ sở ở biển khơi nếu muốn trở thành cường quốc đại dương, tức có khả năng hoạt động xa bờ, trước năm 2050.

Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?

Cũng có suy luận rằng tất cả các động thái nói trên sẽ dẫn tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Trung Quốc đã lập ADIZ ở Biển Hoa Đông năm 2013 nhưng cho tới nay chưa thấy loan báo gì về kế hoạch nào khác.
Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Philippines, nói vào đầu năm 2016 các công trình cải tạo ở Biển Đông của Trung Quốc có lẽ sẽ gần hoàn tất và Bắc Kinh sẽ công bố việc thiết lập ADIZ tại đây trong vòng ba năm tới.
Reuters dẫn lời ông nói: "Họ đang làm dần từng bước. Họ đang thực sự nỗ lực."

Trung Quốc dùng đảo nhân tạo để thể hiện sức mạnh ở Biển Đông

Nghệ sĩ và là nhà sử học Carlos Celdran cầm một biểu ngữ viết tay yêu cầu Trung Quốc rút lui, trong cuộc biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila phản đối hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại Bãi đá Johnson South, người dân địa phương gọi là Mabini Reef, trong vùng biển Nam Trung Hoa, ngày 12 tháng 6, 2014
Nghệ sĩ và là nhà sử học Carlos Celdran cầm một biểu ngữ viết tay yêu cầu Trung Quốc rút lui, trong cuộc biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila phản đối hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại Bãi đá Johnson South, người dân địa phương gọi là Mabini Reef, trong vùng biển Nam Trung Hoa, ngày 12 tháng 6, 2014

HONG KONG – Việc Trung Quốc tạo ra những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông diễn ra với tốc độ nhanh tới mức Bắc Kinh sẽ sớm có thể mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân, không quân, cảnh sát biển và đội tàu đánh cá, trước sự lo lắng của các bên có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp.
Công tác cải tạo cũng tiến triển đáng kể trên 6 bãi đá ở quần đảo Trường Sa, theo hình ảnh vệ tinh được các quan chức Philippines công bố hồi gần đây. Ngoài ra, Manila cho biết trong tháng này rằng những tàu nạo vét của Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo đảo thứ bảy.
Dù đảo mới sẽ không lật đổ ưu thế quân sự của Mỹ trong khu vực, công nhân Trung Quốc đang xây dựng những hải cảng và những kho chứa nhiên liệu, và có thể là hai đường băng mà các chuyên gia nói rằng sẽ cho phép Bắc Kinh thể hiện sức mạnh vào sâu trung tâm hàng hải của khu vực Đông Nam Á.
“Những hoạt động cải tạo này lớn hơn và nhiều tham vọng hơn tất cả chúng tôi từng nghĩ,” một nhà ngoại giao phương Tây nói. “Ở nhiều cấp độ khác nhau, việc đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ hết sức khó khăn khi tình hình này phát triển.”
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng Biển Đông giàu năng lượng tiềm năng, nơi mà 5.000 tỉ đôla thương mại tàu thuyền  đi qua mỗi năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền chồng chéo.
Tất cả các nước ngoại trừ Brunei đã củng cố căn cứ ở quần đảo Trường Sa, cách lục địa Trung Quốc khoảng 1.300 km nhưng gần các nước tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á hơn.
Bắc Kinh đã bác bỏ kháng nghị ngoại giao của Manila và Hà Nội và chỉ trích từ Washington về hoạt động cải tạo đất, nói rằng việc này "nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc."
Đặc biệt Philippines đã bắt đầu bày tỏ lo ngại ngày càng tăng vào giữa năm 2014, cáo buộc Bắc Kinh xây dựng một đường băng trên Bãi đá Johnson South.
Phân tích hình ảnh vệ tinh mà tạp chí quốc phòng IHS Jane’s công bố tuần này cho thấy một cơ sở mới được xây dựng trên Bãi Hughes. Tạp chí này mô tả đó là một "cơ sở lớn" được xây dựng trên 75.000 mét vuông cát được cải tạo từ tháng 8 năm ngoái.
IHS Jane’s cũng công bố những hình ảnh của Bãi đá Chữ Thập, giờ bao gồm một hòn đảo được cải tạo có chiều dài hơn 3 km mà các chuyên gia nói rằng có nhiều khả năng sẽ trở thành một đường băng.
Công tác cải tạo cũng tiến triển đáng kể trên Bãi đá Gaven, Châu Viên và Eldad, với việc nạo vét mới đang diễn ra trên Bãi đá Vành khăn.
Hỗ trợ ngư dân
Dù viễn cảnh Trung Quốc sử dụng những đảo nhân tạo này để tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu trong bất kỳ cuộc xung đột nào là một khả năng, một số chuyên gia nêu bật những lợi ích phi quân sự đáng kể.
Trung Quốc có thể giúp các đội tàu đánh cá và cảnh sát biển của mình làm việc trong khu vực Đông Nam Á có hiệu quả hơn, theo ông Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra. Những người thăm dò dầu hỏa sẽ được hưởng lợi tương tự.
Hãng tin Reuters hồi tháng 7 năm ngoái loan tin chính quyền Trung Quốc khi đó đang khuyến khích ngư dân ra quần đảo Trường Sa, thường xuyên cung cấp những khoản trợ cấp nhiên liệu để giúp đỡ.
Trước khi cải tạo đất, những cơ sở của Trung Quốc chỉ là những tòa nhà thấp lè tè và những vòm radar được xây dựng trên những mỏm đá, với bến cập tàu và cơ sở lưu trữ hạn chế, trái ngược với những hòn đảo tự nhiên do Đài Loan và Philippines chiếm đóng.
"Ngay cả trước khi xét tới những vấn đề quân sự, việc mở rộng những đội tàu đánh cá và cảnh sát biển của Trung Quốc sẽ là một sự dịch chuyển chiến lược mà sẽ rất khó cho bất cứ ai ngăn chặn," ông Thayer nói. "Rồi sau đó lực lượng hải quân dần dần xuất hiện."
Ông Thayer ghi nhận rằng dù không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp nào có thể được mở rộng từ một hòn đảo nhân tạo, Trung Quốc thực tế sẽ có hành động buộc các nước tranh chấp rời khỏi vùng biển xung quanh.
Các nhà phân tích chiến lược của Trung Quốc cho biết nỗ lực tăng cường sự hiện diện đã được thúc đẩy bởi điều Bắc Kinh coi là những mối đe dọa an ninh, đặc biệt là sự cần thiết phải kiềm chế Việt Nam, nước kiểm soát nhiều đảo nhất trong quần đảo Trường Sa tính tới nay, với 25 căn cứ trên các bãi ngầm và bãi đá. Việt Nam cũng đang âm thầm xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình chống lại Trung Quốc.
Hai nước láng giềng do Đảng Cộng sản cai trị đã đối đầu trên biển vào năm 1988 khi Trung Quốc chiếm đảo đầu tiên trong những đảo mà họ kiểm soát ở Trường Sa, bao gồm Bãi đá Chữ Thập, từ tay Việt Nam.
Một số tùy viên quân sự khu vực tin rằng Trung Quốc cuối cùng có thể sử dụng những cơ sở trực thăng trên những đảo mới để điều hành hoạt động chống tàu ngầm.
"Việc này có ít ý nghĩa về mặt chính trị và pháp lý hơn là về an ninh, nhìn từ quan điểm của Trung Quốc", ông Trương Bảo Huy, một chuyên gia về quốc phòng đại lục tại Đại học Lĩnh Nam của Hong Kong, cho biết.
Lỗ hổng chiến lược
Gary Li, một nhà phân tích anh ninh độc lập ở Bắc Kinh, cho biết ông tin rằng bất kỳ lợi ích quân sự nào có được từ những hòn đảo mới này sẽ là tương đối nhỏ, do cách xa Trung Quốc đại lục.
"Tôi ngờ là những hoạt động cải tạo này sẽ chỉ có khả năng sử dụng mang tính chiến thuật được bản địa hoá về mặt quân sự," ông Li nói.
Sự thiếu thốn những căn cứ quân sự ở ngoài khơi và những hải cảng thân hữu của Trung Quốc hiện rõ vào năm ngoái khi những tàu tiếp liệu của hải quân Trung Quốc tới Australia để tiếp tế cho những tàu chiến giúp tìm kiếm máy bay của Malaysia mất tích ở Ấn Độ Dương.
Nhà hoạch định hải quân biết họ sẽ phải trám lỗ hổng chiến lược này để đáp ứng mong muốn của Trung Quốc có được lực lượng Hải quân hoạt động đầy đủ ở vùng biển nước sâu trước năm 2050.
Gần hiện tại hơn, một số nhà phân tích nói họ tin rằng những hòn đảo này sẽ cho Trung Quốc tầm với để tạo ra và kiểm soát một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Trung Quốc đã bị Nhật Bản và Mỹ lên án khi áp đặt một vùng nhận dạng phòng không, nơi mà máy bay phải xác minh về mình với chính quyền Trung Quốc, ở Biển Hoa Đông vào cuối năm 2013. Trung Quốc đã bác bỏ đồn đoán rằng họ sẽ tiếp tục làm vậy ở Biển Đông.
Ông Roilo Golez, một cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, dự đoán Trung Quốc sẽ hoàn thành công tác cải tạo đất của mình vào đầu năm tới và công bố vùng nhận dạng phòng không trong vòng ba năm.
"Họ đang nối những dấu chấm lại với nhau. Họ đang dốc sức vào việc này," ông Golez nói.
Nguồn: Reuters

Thị Trường Phá Chính Trường

02182015-cn-mrk-forc-again-poli.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 Files photos
Tuần qua, báo chí chuyên đề về tài chính của quốc tế lại nói đến khó khăn của lãnh đạo kinh tế Trung Quốc vì nguy cơ giảm phát và sức ép trên giá trị của đồng Nhân dân tệ Renminbi. Nhiều trung tâm nghiên cứu còn dự báo là Bắc Kinh sẽ phải bất ngờ phá giá đồng bạc chứ không thể duy trì tỷ giá với đồng đô la Mỹ như hiện nay. Sử thể ấy là thế nào? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu qua phần phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Xin quý thính giả theo dõi cách nêu vấn đề của Gia Minh.
Gia Minh: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, phát đi từ Hong Kong, hệ thống thông tin tài chính MarketWatch tại Hoa Kỳ có bài nhận định vào chiều Thứ Hai rằng ngược với chủ trương chính thức, Bắc Kinh có thể bất ngờ phá giá đồng bạc vì sức ép quá nặng trên đồng Nhân dân tệ Renminbi hay đồng Nguyên của họ. Thường xuyên theo dõi những tin tức này, ông nghĩ sao về nhận định nói trên?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho rằng vào những ngày đầu tiên của năm Ất Mùi này, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều biến động thật ra được báo trước từ lâu mà nhiều người không để ý. Mình sẽ phải lần lượt đi vào bối cảnh của sự việc thì may ra có thể hiểu và dự báo được tình hình.
- Trước hết, ta nên liên tưởng đến thành ngữ, là "Chẳng nên tin vào điều gì cho đến khi Bắc Kinh phủ nhận!" Nghĩa là khi Bắc Kinh nói là không làm thì họ sẽ làm. Thí dụ như họ vừa khẳng định là sẽ giữ tỷ giá đồng bạc so với tiền Mỹ thì họ sẽ phá giá. Chúng ta sẽ sớm thấy chuyện này.
- Thứ hai, thế giới lầm tưởng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, gọi là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, People's Bank of China, là định chế có ít nhiều thẩm quyền về chính sách dù chưa được độc lập với Chính phủ như các Ngân hàng Trung ương tiên tiến khác. Điều ấy sai. Định chế này không độc lập, cũng chẳng nằm trong hệ thống chính phủ mà là công cụ của đảng Cộng sản Trung Quốc. Tin tức, phát biểu hay tín hiệu họ đưa ra thị trường đều có dụng ý chính trị, sau đó mới nhắm vào việc gây tác động cho thị trường.
- Thí dụ như từ ba năm nay, ta nghe báo chí quốc tế ca ngợi Thống đốc Chu Tiểu Xuyên là người tài ba nên được lưu dung sau Đại hội 18 dù không được vào Trung ương đảng. Ông ta am hiểu thị trường quốc tế và được quốc tế biết tới nên ngồi lại ở vị trí đó để thuyết phục hoặc đánh lừa thế giới về tính chất chuyên nghiệp và nỗ lực cải cách của xứ này. Khi tìm hiểu hay dự đoán là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ làm gì thì nhiều khi ta chỉ thấy cái ngọn, như ở trên sân khấu, chứ khó thấy bàn tay của các đạo diễn sau hậu trường. Sau cùng, chuyện đáng nói ở đây là ta nên chờ đợi cái hậu trường đó có loạn và cái gọi là "giấc mơ Trung Quốc" sẽ là cái bóng vỡ.
"Chẳng nên tin vào điều gì cho đến khi Bắc Kinh phủ nhận!" Nghĩa là khi Bắc Kinh nói là không làm thì họ sẽ làm. Thí dụ như họ vừa khẳng định là sẽ giữ tỷ giá đồng bạc so với tiền Mỹ thì họ sẽ phá giá. Chúng ta sẽ sớm thấy chuyện này
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Gia Minh: Thính giả của chúng ta đã quen với cách nêu vấn đề rất đặc biệt của ông, nên xin ông đi từng bước trong chuỗi phân tích này để hiểu ra thế nào là "hậu trường có loạn".
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lãnh đạo Bắc Kinh có tham vọng rất lớn lao và sâu xa là từng bước đưa Trung Quốc lên hàng siêu cường, không phải là bằng mà sẽ còn vượt Hoa Kỳ về mọi mặt, từ kinh tế đến quân sự. Thời khoảng chạy đua và vượt mặt này là nhiều thập niên chứ chẳng là dăm ba năm. Trong khi đó, các nước dân chủ thì hai ba năm lại có bầu cử và yêu cầu tranh cử khiến họ có thể thay đổi chính sách hàng năm để được lòng dân. Còn doanh nghiệp quốc tế thì tính toán kinh doanh theo từng quý, là mỗi ba tháng, và truyền thông thì bắt tin hàng ngày, hàng giờ nên tác động ngược vào thị trường. Khác biệt về thời gian đó là điều phải chú ý, cho nên chương trình chuyên đề của chúng ta thường khởi sự với phần bối cảnh để ta thấy ra toàn cảnh.
- Một thí dụ cụ thể ở đây là Bắc Kinh muốn đồng Nguyên sẽ thành ngoại tệ giao hoán cũng có giá trị như đồng Mỹ kim và khi Trung Quốc lên hàng lãnh đạo thế giới thì đồng bạc sẽ là số một. Giữa cơn mê đó thì họ phải phá giá đồng bạc vì bị đứt neo khi tiền Mỹ lên giá.
Gia Minh: Hình như ông ám chỉ hai chuyện, thứ nhất là thực tế, thứ hai là ấn tượng. Thực tế thì lãnh đạo Bắc Kinh có tầm nhìn xa là vài chục năm và có tham vọng rất cao là dẫn đầu thế giới. Trong khi người ta lại có ấn tượng là thị trường thế giới và chính trường của các nước dân chủ lại chú trọng đến yếu tố ngắn hạn. Phải chăng vì vậy mà ta không nên chạy theo tin ngắn hạn mà nhìn vào trường kỳ? Nếu như vậy, chuyện Bắc Kinh phá giá sẽ là gì? Xa hơn thế, làm sao Trung Quốc có thể trở thành số một nếu họ bị nguy cơ giảm phát khi đang cần cải cách?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ở đây, ta có hai ba chuyện cần nhắc lại cho thính giả.
- Xuất phát từ lịch sử và mặc cảm lụn bại của vài trăm năm qua, lãnh đạo Trung Quốc vẫn duy trì tinh thần tôi xin tạm gọi là "đấu tranh". Họ tính toán về kinh tế, chính trị hay quân sự theo kiểu đấu tranh, dù cả thế giới và nhất là các nước có tự do dân chủ thì sống và suy nghĩ theo kiểu làm sao có hòa bình và thịnh vượng cho người dân được hưởng. Về thế giới quan thì như vậy.
- Về chiến lược thì sau nhiều thế kỷ lạc hậu, Trung Quốc mới chỉ bước vào thời phát triển theo chủ trương "trọng thương" hay mercantilism của Âu Châu từ thế kỷ 16-18. Tức là nhà nước giữ vị trí chủ chốt, lấy thương mại và tiền tài làm sức đẩy cho thế lực quốc gia. Với tinh thần đấu tranh thì đấy là chính sách gọi là "lý tài", nhà nước nắm tiền và làm gì thì cũng chỉ nghĩ đến tiền, tưởng là nhờ đó vận dụng được mọi chuyện và mọi người nhờ độc tài chính trị. Nhưng nay đường lối trọng thương nay lâm vào bế tắc và phải chuyển hướng mà óc lý tài của ách độc tài tất đẻ ra tham nhũng. Bây giờ, nạn tham nhũng cản trở việc chuyển hướng!
Trung Quốc dồc tiền đạt mức tăng trưởng cao nhờ đầu tư quá nhiều và cứ sản xuất ra thì đem bán lấy ngoại tệ về cho nhà nước. Khi bơm tiền thì tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước, với điều kiện ưu đãi các tập đoàn quốc doanh, có lợi cho đảng viên cán bộ
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Trong khi đó lái có thực tế kia. Chủ nghĩa tư bản và nguyên tắc dân chủ có đặc tính tuyệt vời là thường xuyên thay đổi. Chẳng có gì là vĩnh cửu mà mọi thắng bại hay lời lỗ đều chỉ là tạm thời. Đại tổ hợp kinh doanh vẫn có thể tiêu vong và thay thế bởi doanh nghiệp mới, anh hùng dân tộc gì thì vẫn có thể thất cử đi về. Ngày nay, ta đang chứng kiến sự va chạm, thậm chí xung đột, giữa hai quan điểm đó của thế giới, với kết quả là nạn giảm phát và phá giá bên Tầu!
Gia Minh: Ông trình bày sự việc kinh tế cũng hấp dẫn như truyện trinh thám vậy! Thưa ông, về cụ thể thì sự việc diễn tiến ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc dồc tiền đạt mức tăng trưởng cao nhờ đầu tư quá nhiều và cứ sản xuất ra thì đem bán lấy ngoại tệ về cho nhà nước. Khi bơm tiền thì tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước, với điều kiện ưu đãi các tập đoàn quốc doanh, có lợi cho đảng viên cán bộ, mà ngược đãi người dân và giới tiết kiệm vì tiền lãi quá thấp. Nhà nước có vẻ giàu mạnh mà tham nhũng còn giàu mạnh hơn nên mởi cản trở nỗ lực cải cách và chuyển hướng qua tiêu thụ với tác động lớn hơn của quy luật thị trường thay vì nghị quyết của nhà nước. Nay muốn cải cách kinh tế thì phải diệt trừ tham nhũng, tức là đánh vào bộ máy nhân sự đang điều hành kinh tế.
- Khi lãnh đạo Trung Quốc còn phân vân với hậu quả của nạn duy ý chí thì thị trường bên ngoài đã có xoay chuyển lớn, là nhiều nước phải ào ạt bơm tiền kích thích kinh tế nên lảm giảm tỷ giá của đồng bạc theo lối người ta gọi là "trận chiến về ngoại tệ". Trong khi đó, Mỹ kim lại tăng giá vùn vụt mà vì muốn đồng Nguyên trở thành ngoại tệ mạnh, Bắc Kinh có chính sách ngoại hối là giàng đồng bạc vào tiền Mỹ. Khi đô la lên giá, các ngoại tệ khác sụt giá mà đồng Nguyên lại tăng giá theo Mỹ kim thì Trung Quốc mắc kẹt vì khó cạnh tranh được với các xứ khác.
- Hai áp lực trái chiều trong bối cảnh tham nhũng dẫn đến hiện tượng tẩu tán tài sản. Các đại gia làm giàu nhờ nền kinh tế trọng thương, thực chất là bóc lột, muốn rút tiền ra ngoài cho an toàn về tài chính lẫn chính trị, trước khi bị truy tố vì tham nhũng. Phương pháp của họ có thể là đẩy tiền qua Macao và rửa tiền nhờ các sòng bạc, hoặc nguy trang thành đầu tư ra nước ngoài. Còn bãi đáp của họ là các thị trường Mỹ, Anh, Úc. Lãnh đạo Bắc Kinh có thấy và muốn chặn dòng tiền này bằng cách kiểm soát chuyển ngân và nền kinh tế đầy tính chất đầu cơ mà tôi gọi là "tư bản sòng bạc" đang canh cửa các sòng bạc của Macao.
Gia Minh: Nhưng ông giải thích thế nào về sự kiện là Tháng Giêng vừa qua, kinh tế xứ này nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn nhiều hơn trước?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Dù có chính xác, là chuyện đáng ngờ, thì Thống kê của một tháng từ Bộ Thương Mãi Bắc Kinh không có giá trị tiêu biểu cao cho những chuyển động trường kỳ. Đã vậy, từ mấy năm nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước được lệnh thành lập ra doanh nghiệp quốc tế và đầu tư ra ngoài để xây dựng ảnh hưởng và bảo đảm nguồn tiếp liệu cho kinh tế Trung Quốc. Nay các doanh nghiệp ấy có thể đầu tư vào khu vực dịch vụ bên trong để vớt lấy mẻ chót khi kinh tế chuyển hướng từ đầu tư qua tiêu thụ và từ chế biến qua dịch vụ.
Bắc Kinh có thể tung tiền bán đô la và mua đồng Nguyên để giữ giá đồng bạc trước khi phải phá giá. Họ cũng có thể hạ lãi suất và bơm thêm tiền vào kinh tế. Nhưng càng làm như vậy là các đẩy dòng tiền tháo chạy nhiều hơn ra ngoài
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Nhưng thực tế cứng đầu vẫn là thế này: Lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, từ các cơ chế hữu trách về cải cách kinh tế và chính sách ngoại hối muốn duy trì một tỷ giá nhất định của đồng bạc so với đô la, tức là không muốn phá giá đồng Nguyên với một tỷ giá thấp hơn hiện nay. Trong khi đó, vì sức ép của thị trường bên ngoài qua hiện tượng gọi là "trận chiến ngoại tệ" và vì yêu cầu bơm tiền kích thích kinh tế khi cho giảm mức dự trữ pháp định như họ vừa quyết định, lại dẫn tới hậu quả là đồng Nguyên bị mất thực giá, nghĩa là cái neo giàng đồng bạc vào đô la bị kéo quá căng. Và có thể bứt.
Gia Minh: Bắc Kinh hiện có khối dự trữ ngoại tệ trị giá gần một ngàn bốn trăm tỷ đô la và lãi suất của họ vẫn còn ở khoảng 6,5% trước khi đụng tới số không như nhiều nước khác. Thưa ông, với nguồn vốn về ngoại tệ và chính sách tín dụng thì liệu họ có cầm cự được không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Câu hỏi của ông rất hay. Bắc Kinh có thể tung tiền bán đô la và mua đồng Nguyên để giữ giá đồng bạc trước khi phải phá giá. Họ cũng có thể hạ lãi suất và bơm thêm tiền vào kinh tế. Nhưng càng làm như vậy là các đẩy dòng tiền tháo chạy nhiều hơn ra ngoài. Cũng như càng giăng lưới bắt tham nhũng từ ruồi đến cọp thì càng gây xáo trộn kinh tế và càng khiến những kẻ có tiền tìm cách tẩu tán tài sản. Sẽ có ngày mà đảng thấy không thể cưỡng nổi sức ép của thị trường thì phải quyết định phá giá dù ngay hôm trước Ngân hàng Trung ương tại Bắc Kinh cứ bảo rằng không!
- Chúng ta có thể thấy tái diễn một vụ khủng hoảng ngoại hối và tài chính dẫn tới khủng hoảng kimh tế như trong các năm 1997-1998, nhưng lần này thì với tầm vóc vĩ đại của Trung Quốc. Kết luận ở đây là thị trường đang đe dọa chính trường của một xứ độc tái, chuyện này đã từng xảy ra và Trung Quốc không là ngoại lệ!
Gia Minh: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi lý thú này.

Hành trình trên 'Nóc nhà Thế giới'

Audrey Scott và Daniel Noll
  • 19 tháng 2 2015
Chia sẻ
Xa lộ Pamir Highway, có tên gọi chính thức là đường M41, kéo dài 1.252 km từ thị trấn Osh miền nam Kyrgyzstan, qua Dãy núi Pamir, hay còn được gọi là “Nóc nhà Thế giới”, và dọc biên giới với Afghanistan cho tới điểm cuối tại Dushanbe, thủ đô của Tajikistan.
Thuở ban đầu là một phần của tuyến buôn bán Con đường Tơ lụa, Xa lộ Pamir đã được dùng gần 2.000 năm qua.
Marco Polo, thương gia nổi tiếng người Venice của Ý, đã đi dọc đường này khi tới Trung Quốc hồi thế kỷ 13. Nhưng không có mấy lữ khách chọn đi ngả này. (Hình Audrey Scott)

Lên lịch trình

Phương tiện giao thông công cộng dọc Pamir Highway thì không có, hoặc có thì không thường xuyên. Những sườn núi dốc đá và việc bảo dưỡng duy tu không được đầu tư khiến xe cộ chạy trên đường cứ xóc tung người.
Bởi vậy, người ta thường khởi hành từ Osh, chọn thuê một tài xế địa phương dùng xe UAZ, loại xe của Nga chuyên để chạy trên những địa hình hiểm trở. (Hình: Daniel Noll)

Cột biên cô độc

Chừng 220km về phía nam Osh, có một bức tượng chú cừu của Marco Polo, một loài động vật rất được quý ở nơi này, đánh dấu cột mốc biên giới chính chức và hoang vắng giữa Kyrgyzstan và Tajikistan ở độ cao 4.282m của hẻm núi Kyzylart Pass.
Công viên Quốc gia Tajik nằm bao quanh hầu hết Dãy núi Pamir đã được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của Unesco hồi 2013. Đây là một lời nhắc nhở đáng quý cho ta biết những nơi đẹp đẽ nhất thế giới cũng là những nơi khó đến nhất. (Hình: Audrey Scott)

Quán cà phê hoang vắng trên cao

Thị trấn Murghab của Tajikistan phủ đầy bụi bặm, hoang vắng trên cao, nằm cách điểm đánh dấu đường biên chừng 190 km về phía nam là nơi đầu tiên chúng tôi dừng chân nghỉ qua đêm.
Nằm gần nơi các con đường chính giao nhau, thị trấn này theo lẽ tự nhiên trở thành tiền đồn thương mại giữa Tajikistan, Kyrgyzstan và Trung Quốc. Bởi vậy, khu chợ Murghab chất đầy các thùng container chở hàng dùng cho tàu hỏa và tàu biển. Trong hình là một công-te-nơ đã được cải tạo để làm quán cà phê tạm.
Bởi Murghab nằm ở trên cao, độ cao 3.560m, việc trồng hoa màu hay chăn nuôi gia súc là rất khó khăn. Hầu hết các loại rau cỏ, ngũ cốc đều khó trồng trọt được, và người ta chỉ nuôi được duy nhất loài bò lông dài và lừa, những loài gia súc có tim khỏe, chịu được áp suất trên cao. (Hình: Audrey Scott)

Một thoáng văn hóa địa phương

Trên đường từ Murghab tới làng Langar của Tajikistan, chúng tôi dừng lại ăn trưa ở một lữ quán vắng vẻ trên cao của hai phụ nữ Kyrgyzstan.
Đa số người dân sống ở các khu vực phía đông của Dãy núi Pamir là người dân tộc Kyrgyz nói tiếng Thổ, khác với các láng giềng sống ở phía tây Pamir dùng một loại thổ ngữ của Iran.
Trước khi Liên bang Xô-viết được thành lập, vùng này của Tajikistan được công nhận là Kyrgyztan. Tuy nhiên, khi nhà lãnh đạo Xô-viết khi đó, Joseph Stalin đã vẽ đường biên của Cộng hòa Xô viết Tajik vào 1929, ông đã tùy tiện phân chia dân số địa phương và tạo ra các điểm sinh sống của các sắc tộc thiểu số khác nhau. (Hình: Audrey Scott)

Về nhà ban đêm

Chúng tôi theo một đàn lừa nhỏ cõng đầy gỗ củi và những người chủ của chúng trở về làng Langar.
Trông ra những đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng của dãy núi Hindu Kush của Pakistan xa xa là những gì trong tầm mắt khi chúng tôi bắt đầu xuôi xuống Thung lũng Wakhan của Tajikistan.
Tuy sông Panj là biên giới tự nhiên giữa Tajikistan và Afghanistan, nhưng các cư dân Pamir sống hai bên bờ sông dùng chung một ngôn ngữ, có chung tôn giáo và có lối sống giống nhau. (Hình: Daniel Noll)

Bữa sáng trong gia đình Pamir

Chẳng hề có khách sạn nào trong những ngôi làng nhỏ bé dọc theo thung lũng Wakhan Valley.
Thay vào đó, những người đi đường ở lại các gia đình Pamir, mà một số gia đình như vậy ta có thể tìm thấy nhờ thông tin từ các mạng lưới cho ở ké (homestay) kiểu tổ chức phi lợi nhuận, như Murghab Ecotours Association hay Pamirs Eco-Cultural Tourism Association.
Căn nhà truyền thống của người Pamir, được gọi là huneuni chid, có gắn những biểu tượng của Hồi giáo Shia Ismaili, là phái tôn giáo được đa số người Pamir theo. Từ bên ngoài, các căn nhà trông giống như một khối đã được ốp gỗ đơn giản và được trát vữa sơ sài, nhưng bầu không khí bên trong rất ấm cúng, hiếu khách.
Tại căn nhà ‘homestay’ của chúng tôi ở Langar, chúng tôi được đãi bữa sáng gồm bánh mỳ tự làm và trà sữa.
Nổi tiếng là hiếu khách từ hàng trăm năm nay, một số gia đình Pamir đã mời chúng tôi ghé nhà khi chúng tôi đi qua các ngôi làng của họ.
Chúng tôi luôn được họ mời uống trà, ngay cả khi bản thân gia chủ cũng không có gì nhiều cho chính họ. (Hình: Audrey Scott)

Dọn đồng ruộng cho mùa đông

Thung lũng Wakhan Valley chủ yếu làm nông nghiệp, bởi nó ở độ cao khá thấp so với xung quanh, khiến rau cỏ hoa màu có thể phát triển được.
Các gia đình thường có những mảnh đất nhỏ để trồng khoai tây, lúa mạch hay lúa mì.
Người dân địa phương cũng chăn nuôi bò, dê và cừu, nhưng chỉ ăn thịt trong dịp đặc biệt hay trong ngày lễ.
Trong các bữa ăn của chúng tôi với các gia đình Pamir, chúng tôi ăn bánh mỳ, khoai tây, cháo và món lúa mạch hầm.
Quan sát các gia đình chuẩn bị cho mùa đông mới thấy hết mức độ khó khăn của cuộc sống nơi xa xôi hẻo lánh này, khi mà họ phải thuận theo nhịp thay đổi của thời tiết. (Hình: Audrey Scott)

Chào đón bên triền đồi

Khi chúng tôi tới thăm làng Vrang, một nhóm trẻ em địa phương đã dẫn chúng tôi tới tham quan một cụm tháp Phật giáo nằm ở rìa làng.
Truyền thuyết nơi này kể rằng những ai là người Pamir nhưng có da sáng hơn và có mắt xanh đều là hậu duệ của các nhà thám hiểm Macedonia, những người đã tới định cư tại vùng này sau các cuộc chinh chiến của Alexander Đại Đế hồi năm 300 trước Công nguyên.
Các em nhỏ thường nói bằng hàng loạt thứ ngôn ngữ đầy ấn tượng, tiếng Nga và tiếng Anh bên cạnh thứ thổ ngữ Pamir của mình.
Aga Khan, lãnh tụ tinh thần của người Hồi giáo Ismaili, đã đầu tư mạnh vào các trường học địa phương và đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các bé gái và của việc học ngoại ngữ. (Hình: Daniel Noll)

Đống đổ nát từ thế kỷ thứ ba, pháo đài Yamchun

Được các thương gia xây trên vách đá nhìn xuống thung lũng Wakhan, pháo đài Yamchun là một tiền đồn trên Con đường Tơ lụa có từ hồi thế kỷ thứ ba.
Nằm cách đường R-45 5km và cách Khorog khoảng 180 km về phía đông nam, đây là một trong số các pháo đài ở khu vực được xây dựng nhằm đảm bảo quyền kiểm soát đối với các tuyến đường buôn bán từ Trung Quốc sang phía tây, tới Iran và xuống phía nam, tới Ấn Độ.
Các cấu trúc như tòa pháo đài này giúp củng cố vai trò của xa lộ cổ, Pamir Highway, vốn được tăng sức mạnh nhờ hoạt động thương mại và cư dân địa phương chính là bằng chứng về sự giao thoa văn hóa.
Ngày nay, không mấy người đi lại tới vùng hẻo lánh này. Những ai tới thì đều được tưởng thưởng bằng những cảnh tượng cực kỳ ấn tượng, bằng sự hiếu khách của người Pamir, và bằng một hành trình hứa hẹn đầy chất sử thi. (Hình: Daniel Noll)

‘Mánh’ chơi bài ở Las Vegas

Lindsey Galloway
  • 5 giờ trước
Chia sẻ
Với khẩu hiệu ‘Cái gì xảy ra ở Vegas thì ở lại Vegas’, không có gì ngạc nhiên khi Thành phố Tội lỗi này có nhiều bí mật nhất về việc làm thế nào để thắng trên các sòng bạc. Trên trang mạng hỏi đáp Quora, một số người sành sỏi đã phá vỡ quy luật im lặng và chia sẻ một số điều mà các sòng bạc ở Las Vegas không cho bạn biết.
Uống rượu thì chắc chắn sẽ thua bạc
Mặc dù nhiều du khách đến chơi bài ở Vegas có thể nghĩ rằng được uống miễn phí là quyền lợi nhưng việc tiếp bia rượu cho khách là một chiến thuật rất rõ ràng của các sòng bài. “Trừ phi anh có tửu lượng cao, nếu không rượu vào sẽ làm giảm khả năng phán đoán và cảm nhận của anh,” ông Jon Mixon, người lớn lên ở Nevada, nói, “Nếu anh muốn thắng bạc, anh cần phải không đụng tới giọt rượu nào.”
Sòng bạc có lợi thế trong bất cứ trò nào
Những người góp ý trên Quora đều nhắc đi nhắc lại các sòng bạc có lợi thế đối với tất cả các trò chơi của họ nhưng lợi thế này thay đổi tùy trò. Ilya Veygman, một kỹ sư phần mềm ở California, và Jenn Tseng, vốn làm việc trong ngành điều hành khách sạn ở Las Vegas, đồng ý rằng bàn quay roulette là trò có tỷ lệ thắng ít nhất trong các trò chơi trên bàn được ưa thích.
Trò chơi có tỷ lệ thắng cao nhất, theo Don Dawson, một cư dân Las Vegas, là bài xì tố. “Trò nào cũng có lợi cho chủ sòng. Chỉ có bài xì tố là sòng không lấy tiền trực tiếp của người chơi,” ông nói, “Bạn muốn ăn hay thua bao nhiêu là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn và tài chơi bài của bạn.”
Phải đặt tiền tối đa khi chơi máy đánh bạc (slots) để thắng lớn
“Nếu bạn chơi trò slots, không có lý do gì đặt tiền thấp nhất,” Tseng nói. “Đặt tiền nhiều nhất thì mới ăn nhiều nhất.” Số tiền đặt tối đa thường là gấp hai hay ba lần giá đưa ra, ví dụ, số tiền đặt cược tối đa đối với máy 25 cent thường là 50 hay 75 cent.
Các sòng bạc được thiết kế để làm bạn mất phương hướng
Tìm đường đi ra khỏi sòng bạc không phải là điều dễ dàng một khi bạn đã bước vào. “Các sòng bạc đều được thiết kế theo kiểu mê cung,” Veygman nói, “Bạn sẽ lạc vì người ta muốn bạn như thế. Sau đó bạn chụp lấy một chiếc ghế tại một máy đánh bạc hay một sòng xì dzách và rồi xong. Bạn sẽ mất một số tiền vì đánh bạc.
Cũng chính vì lý do đó, bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy chiếc đồng hồ nào ở trong các sòng bạc. “Họ không muốn bạn nói rằng: ‘Muộn rồi. Đến lúc về rồi.’,” Garrick Saito, một người sống ở Los Angeles, nói. “Bạn chơi lâu chừng nào thì bạn càng có khả năng thua nhiều chừng đó.”
Thắng rồi đi ngay
Theo tất cả các ý kiến thì cách thực tế duy nhất có thể ăn được tiền tươi từ các sòng bài ở Vegas là biết dừng lại khi bạn đang thắng. “Bạn chỉ có thể thắng được một hai lần trong suốt thời gian chơi,” Mixon nói, “Và khi bạn thắng thì hãy đứng dậy và đi về. Nếu bạn không về thì bạn sẽ thua hết số tiền đã thắng và còn thua nhiều hơn số đó.”

Trẻ em châu Á dâng hương lễ chùa ngày đầu năm

Không chỉ người lớn, mà trẻ em tại châu Á cũng tới dâng hương và cầu nguyện tại chùa trong sáng ngày đầu năm Ất Mùi.
Trẻ em châu Á dâng hương lễ chùa ngày đầu năm
Một cậu bé cầm bó hương và cầu nguyện tại chùa Dharma Bhakti, thủ đô Jakarta của Indonesia trong sáng ngày đầu năm 2015 theo âm lịch.
Một em nhỏ chắp tay và cầu nguyện trước Đức Phật tại chùa Hong San Ko Tee ở Surabaya, Indonesia.
Một em nhỏ chắp tay và cầu nguyện trước Đức Phật tại chùa Hong San Ko Tee thuộc thành phố Surabaya, Indonesia.
Nhiều người lớn thường dẫn con em mình tới chùa trong dịp năm mới. Họ hy vọng những thế hệ
Nhiều người lớn thường dẫn con em mình tới chùa trong dịp năm mới. Tết âm lịch tại Indonesia có tên gọi là Imlek. Đây là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa bởi cư dân Jakarta từ những người nhập cư Trung Quốc.
Trẻ em châu Á dâng hương lễ chùa ngày đầu năm
Người dân Indonesia từ già tới trẻ chắp tay và cầu nguyện những điều tốt đẹp trong năm mới tại chùa Hong San Ko Tee. Như nhiều quốc gia châu Á, người Indoneisa gốc Hoa tin rằng, dâng hương lễ Phật vào ngày mùng 1 sẽ đem lại may mắn cho họ suốt cả năm.
Một người đàn ông Philippines thắp nến tại một ngôi chùa Phật giáo tại Manila trong sáng mùng 1 Tết âm lịch.
Một người đàn ông Philippines thắp nến tại ngôi chùa Phật giáo ở Manila trong sáng mùng 1 Tết âm lịch.
Người Philippines gốc Hoa dâng hương và cầu nguyện tại đền Seng Guan, Manila, sáng ngày 19/2.
Người Philippines gốc Hoa dâng hương và cầu nguyện tại đền Seng Guan, Manila, sáng ngày 19/2. Người gốc Hoa chiếm 20% dân số Philippines.
Người Trung Quốc châm hương
Người Trung Quốc châm hương trước khi khấn Phật tại chùa Yonghe trong sáng mùng 1 Tết.
Khói hương nghi ngút tại đền Yonghegong Lama, Bắc Kinh, Trung Quốc. Tết cổ truyền tại quốc gia đông dân nhất thế giới bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm âm lịch và kết thúc bằng lễ hội đèn lồng vào ngày thứ 15 của tháng Giêng.
Khói hương nghi ngút tại đền Yonghegong Lama, Bắc Kinh, Trung Quốc. Tết cổ truyền tại quốc gia đông dân nhất thế giới bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm âm lịch và kết thúc bằng lễ hội đèn lồng vào ngày thứ 15 của tháng Giêng.
Người dân Hong Kong chen nhau để thắp hương tại một ngôi chùa,
Người dân Hong Kong chen nhau để thắp hương tại chùa Wong Tai 

Người Trung Quốc đổ xô đi lễ chùa đầu năm

Từ Bắc Kinh đến Hong Kong, người dân khắp Trung Quốc đổ xô đi lễ chùa với hy vọng cầu mong một năm mới an lành.
Người Trung Quốc có thói quen đi lễ chùa sau đêm giao thừa và ngày đầu năm mới. Trong ảnh là người dân đi lễ chùa Báo Quốc, núi Nga Mi, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc sau đêm giao thừa. Ảnh; China News.
 
Đối với người dân Trung Quốc, cây hương đầu tiên trong năm mới có ý nghĩa rất quan trọng. Cây hương tượng trưng cho một năm mới vạn sự như ý, bình an mạnh khỏe. Ảnh: China News.
 
Ngày đầu năm, chùa Báo Quốc ở tỉnh Tứ Xuyên đón hàng triệu lượt người đi lễ. Nhiều chiếc lư trong chùa bị đốt nóng hàng giờ liền, có nguy cơ xảy ra cháy nổ, khiến lính cứu hỏa phải phun nước hạ nhiệt. Ảnh: China News.
 
Trong ảnh là chùa Long Hưng, tỉnh An Huy, nơi hoàng đế đầu tiên của nhà Minh là Chu Nguyên Chương xuất gia theo Phật. Hàng trăm nghìn người dân tranh nhau đốt "cây hương đầu tiên" trong thời khắc đầu tiên của năm mới để cầu phúc. Ảnh: News.163
 
Trong ảnh là người dân đốt hương cầu phúc ở chùa Kim Sơn, thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc trong đêm giao thừa. Ảnh: News.163
 
Ở Hong Kong, người dân cũng đi lễ chùa sau thời khắc giao thừa để chào đón năm mới. Trong ảnh là người dân Hong Kong đang thắp hương ở đền Wong Tai Sin. Ảnh:  News.163
 
Trong tiếng Trung Quốc, cừu và dê là hai từ đồng âm. Do đó, năm dê còn được gọi là năm cừu. Trong ảnh là hai người dân Hong Kong đội mũ trang trí hình con cừu ngộ nghĩnh đang thắp hương ở đền Wong Tai Sin. Ảnh: News.163
 
Sáng sớm mồng 1, nhiều người dân thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy cũng đến thắp hương cầu an ở chùa Tư Phúc. Ảnh: News.163
 
Tại thủ đô Bắc Kinh, hàng trăm nghìn người dân phải xếp hàng từ sớm tinh mơ để vào chùa thắp hương. Trong ảnh là người dân đang cầu nguyện ở Ung Hòa Cung, một trong những chùa Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng thế giới. Ảnh: QQ
 
Ung Hòa Cung rộng hơn 60.000 m2, có hơn một nghìn ngôi điện. Đây là nơi người dân Bắc Kinh thường xuyên đến lễ bái mỗi dịp Tết đến. Ảnh: News.163.
 

No comments:

Post a Comment