Monday, February 23, 2015

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP





** Video clip Lễ Thượng Kỳ đầu năm Ất Mùi 2015, trong tuyết lạnh 
5 độ F (-15 độ C) tại Falls Church, VA ngày 19-02-2015.
** Video clip Hội Chợ Tết Cao Niên 2015..
** Video clip Hội Chợ Tết Cộng Đồng 2015.
** Video clip Hội Chợ Tết của VAA tại Silver Spring, Maryland..
** Hình ảnh Lễ Thượng Kỳ đầu năm Ất Mùi 2015, trong tuyết lạnh 
5 độ F (-15 độ C) tại Falls Church, VA ngày 19-02-2015…. 
Hình ảnh do   Thủ Đức Lê Tiến Dũng   thực hiện…
 You are invited to view Dung Le's photo album: LÊ THƯỢNG KỲ ĐẦU NĂM ẤT MÙI 2015
            
LÊ THƯỢNG KỲ ĐẦU NĂM ẤT MÙI 2015           
Feb 19, 2015 
by Dung Le
Message from Dung Le:
HÔM NAY NGÀY MÙNG MỘT TẾT ẤT MÙI (19-2-2015) CỘNG ĐỒNG VN WASHINGTON,DC,MARYLAND va VIRGINIA PHỐI HỢP VỚI LHCCS Vùng HTD và PC TỔ CHỨC LỂ THƯỢNG KỲ ĐẦU NĂM TẠI TT THƯƠNG MÃI EDEN FAIRFAX VIRGINIA .KHÍ HẬU RẤT LẠNH -15 độ C ,GIÓ RÂT MẠNH .NHƯNG ĐỒNG HƯƠNG và CÁC HỘI ĐOÀN ĐÃ ĐẾN DỰ LỂ RẤT ĐÔNG ĐŨ.SAU KHI KẾT THÚC BUỔI LỂ TẤT CÃ ĐỒNG HƯƠNG ĐÃ DÙNG BỬA CƠM ĐẦU NĂM DO CỘNG ĐỒNG KHOÁN ĐẢI. 
GHI NHẬN 1 SỐ HÌNH ANH XIN KÍNH CHUYỂN ĐẾN QUÝ NT,HT,THÂN HỮU. HÌNH ẢNH DO LÊ TIẾN DŨNG CỰU SVSQ -TB Vùng HTD và PC



** Hình ảnh Lễ Thượng Kỳ đầu năm Ất Mùi 2015, trong tuyết lạnh 
5 độ F (-15 độ C) tại Falls Church, VA ngày 19-02-2015…. Hình ảnh do Thủ Đức / Phóng viên Quân Đội   Trần Bửu Khánh   thực hiện…

Message from phong-vien quan-doi:
You are invited to view phong-vien quan-doi's photo album: LỄ THỰƠNG KỲ ĐẦU NĂM ẤT MÙI 2015.
            
LỄ THỰƠNG KỲ ĐẦU NĂM ẤT MÙI 2015.

KỲ ĐÀI TRUNG TÂM EDEN. -  
Feb 19, 2015 
by  phong-vien quan-doi

LỄ THƯỢNG KỲ ĐẢ ĐƯỢC CỘNG ĐỒNG VN. VÀ LIÊN-HỘI CỰU CSVNCH.VÙNG HTĐ.MD.&VA.THỰC HIỆN RẤT TRỌNG THỂ GIỬA CƠN GIÓ RÉT 18 ĐỘ F./ ALBUM. PHÓNG SỰ DO CỰU PVQĐ.TRẦN BỬU-KHÁNH, TRƯỞNG BAN PHIM ẢNH CỤC TLC/TC.CTCT/QLVNCH. THỰC HIỆN.
THÂN GỬI CH. BMH ĐỂ GIÚP PHỔ BIẾN.  
B. KHÁNH. CỰU PVQĐ.
** Đây là chương trình lần thứ 1187 do Truyền Hình Việt Nam-HTĐ thực hiện, sau phần tin tức và thông báo CĐ là phóng sự của Chợ Tết Maryland 2015, tại Northwood HS, Silver Spring, Maryland. 

Video clip do Anh   Nguyễn Phúc, Bùi Bảo Lân   và Chị   Bạch Mai   thực hiện..
1. Tin Tức và Thông Báo : http://youtu.be/zcP3ovx4N_k
  
** Ba Video clips do Anh   Vũ Doanh , Cô   Lâm Kim Thu   thuộc Truyền hình VietV thực hiện..     
  
** BUỔI HỌP VỀ LỚP VIỆT NGỮ ĐẦU TIÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CỦA QUẬN FAIRFAX, VIRGINIA .  

   
** Hội Chợ Tết 2015 Tại Nhà Thờ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia .  
  
  ** Hội Chợ Tết 2015 tại Silver Spring, Maryland. 
  
 ** Hì nh ảnh Chợ Tết Cộng Đồng tại Falls Church, VA và Chợ Tết Cộng Đồng tại Richmond. Hình ảnh do Chị Từ Hòan (Phụ Nữ Lâm Viên) thực hiện. 

Nô nức trẩy hội mừng chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

Cuộc đời em gái Tổng thống Ngô Đình Diệm

Tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa”

VHNT07262014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
BIA-MAU-305.jpg
Hình bìa Tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa” của nhà báo, nhà văn Phạm Thành.
Hình do nhà văn cung cấp
Cuốn tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa” của nhà báo, nhà văn Phạm Thành vừa mới được nhà văn tự in và chuyền tay tại Việt Nam trong tình trạng nền văn học tiếp tục bị kiểm duyệt đang là đề tài trong các bàn tiệc văn chương trong nước.

Văn học phản kháng

Cũng là chủ nhân trang blog Bà Đầm Xòe, nhà báo Phạm Thành không lạ gì với người đọc yêu văn học phản kháng. Ông đã từng nổi tiếng qua tác phẩm Hậu Chí Phèo được in vào năm 1991 và báo chí cho là bán chạy nhất Việt Nam lúc ấy. Không vì thế mà ông dễ dàng hơn trong việc xuất bản, trái lại nhà báo Phạm Thành gặp khó khăn dồn dập sau khi viết bài chống Trung Quốc vào năm 2007, mất chức Thư ký tòa soạn báo Tiếng nói Việt Nam.
Tiểu thuyết mới nhất của ông ngay cái tựạ cũng làm nhiều người lạ lẫm. Có một điều gì đó vướng mắc trong cấu trúc ngôn ngữ nhưng nếu được nhà văn giải thích có lẽ người chưa đọc tác phẩm này sẽ thích thú hơn. Nhà văn cho biết về cái tựa có tên “Cò hồn xã nghĩa” như sau:
Nhà văn Phạm Thành: “Cò hồn xã nghĩa, thì Xã nghĩa đương nhiên là xã hội chủ nghĩa rồi còn “cò hồn” thì ám chỉ con cò hồn ở Việt Nam mình bây giờ có hai thứ đấy là một con cò người ta dùng làm cò mồi để bẫy những con cò khác. Con cò mồi này bị chọc mù mắt được mang ra bờ ruộng để các con cò khác thấy có một con cò đang ở đây thì sà xuống và sụp bẫy.
Con cò thứ hai nữa là người nông dân mình cũng đan một con cò bộ khung nó bằng tre rồi hóa trang nó thành một con cò rất là cao, cắm trên bờ ruộng cũng là hình thức nhử những con cò khác từ xa, từ trong các rằng tre làng nhìn thấy có con cò ngoài đồng rồi bay ra và sụp bẫy. Đấy là ý nghĩa thứ hai của chữ “cò hồn”.
“Dân chủ triệu lần hơn” và “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Đảng cộng sản lấy hai cái đó làm khẩu hiệu, làm mồi nhử dân Việt Nam cứ tưởng như thế lao theo và cuối cùng sập bẫy cộng sản.
-Nhà văn Phạm Thành
Ý nghĩa thứ ba là ở Việt Nam mình có thứ người ta gọi là bãi cò đậu. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay tuy không được nhắc tới nữa nhưng bản chất nó giống như một bãi cò đậu tan hoang rồi không còn ai để ý, không còn một ý nghĩa hiện sinh gì nữa. “Cò hồn” nó là như vậy.
Tư tưởng của nó là Chủ nghĩa xã hội với hai khẩu hiệu lớn “Dân chủ triệu lần hơn” và “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Đảng cộng sản lấy hai cái đó làm khẩu hiệu, làm mồi nhử dân Việt Nam cứ tưởng như thế lao theo và cuối cùng sập bẫy cộng sản. Thân phận nhân dân cũng như những con cò vậy thôi.”

Một tiểu thuyết đồ sộ

Cò hồn xã nghĩa nhìn theo cách nào đó cũng thấy đây là một tiểu thuyết đồ sộ. Với hơn 800 trang viết đủ các vấn đề đã và đang xảy ra trên mảnh đất mà tác giả đang sống và chứng kiến từ cải cách ruộng đất cho tới năm 2000.
Mục tiêu của tác phẩm là giải thiêng lãnh tụ đảng cùng các vua chúa phong kiến trước đây, mà theo tác giả cho biết đó là một bọn con hoang, phường lục lâm thảo khẩu cai trị nước Việt Nam từ thuở Đinh Tiên Hoàng đến nay.
Hình tượng của tiểu thuyết mà tác giả xây dựng là đảng và lãnh tụ đảng CSVN sau mấy chục năm lãnh đạo nhân dân miền Bắc Việt Nam, đã biến xã hội Việt Nam từ một xã hội có mầm mống văn minh thành một xã hội bầy thú ăn thịt đồng loại, thích tình dục một cách điên cuồng như súc vật.
Khi được hỏi trong hoàn cảnh khó khăn với điều 258 như hiện nay, chỉ vài bài báo như Trương Duy Nhất hay Phạm Viết Đào cũng bị tống giam huống chi nguyên một tiểu thuyết vạch trần bản chất chế độ thì áp lực lại càng cao hơn nữa, đối phó với những áp lực, nghi nan ấy bằng cách nào? Nhà văn Phạm Thành chia sẻ:

pham-thanh-250.jpg
Nhà văn Phạm Thành với tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa”. Photo courtesy of Nguyễn Tường Thụy.
Nhà văn Phạm Thành: “Sách thì vừa in xong cho tới giờ thì chưa ai có ý kiến gì. Mình cũng có gửi cho vài nhà xuất bản rồi như nhà xuất bản Hội Nhà văn, nhà xuất bản Trẻ thế nhưng họ từ chối in. Cho tới nay thì mình đã sửa chữa rất nhiều, mình nghĩ trong cái không khí đổi mới này có lẽ các nhà xuất bản hay kiểm duyệt cứ sợ bóng sợ gió vậy thôi chứ tác phẩm này thật ra nhân vật lãnh tụ, hay những con người này, người kia nó đã tạo ra cảm hứng cho mình viết còn chính quyền có làm khó dễ tới mình hay không thì mình không biết bởi vì trên tinh thần mình xuất bản là để tặng bạn bè chứ không kinh doanh, không bán. Hai nữa đây là cái dạng mình có thể coi như một bản thảo vậy thôi và trong luật pháp Việt Nam không ai cấm được tôi in cái bản thào này và để tặng bạn bè.
Trên thực tế nhà xuất bản tự do tương đối là nhiều. Trong Nam có hàng chục nơi như vậy, thí dụ như Bùi Chát chẳng hạn. Còn ở miền Bắc tôi thấy ông nhà văn Nguyễn Đình Chính ông ấy cũng in mà không cần tờ giấy phép nào. Ông Bùi Tấn “Truyện kể năm 2000” rồi ông nhà văn Trịnh Đình Khôi, một nhân viên cao cấp của Ban tuyên giáo trung ương đầu năm nay ông ấy cũng bỏ tiền ra tự in và gửi tặng bạn bè.”
Chúng tôi xin lược đọc một đoạn mà theo chủ quan chúng tôi cho là rất ấn tượng của tác phẩm:

Chương 38

……
Cậu như thấy mình không còn lý do gì để tiếp tục sống nữa.
Mẹ cậu, lại vì phẫn uất cho mình, phẫn uất cho cậu mà chết dần chết mòn, rồi chết hẳn đã hơn một tháng nay.
Vợ cậu, sau vụ theo nông dân đi cắt trộm lúa của hợp tác xã, cũng trở nên lạnh nhạt ngày ngày với cậu.
Bao nhiêu nỗi đau dồn dập ập đến làm cậu tôi không thể chịu nổi. Rồi những vết thương trong người tái phát liên miên hành hạ cậu tôi, làm cậu tôi đêm đêm không thể nào ngủ được; làm cậu tôi từng bước phẩn trí điên cuồng lên.
Một ngày nắng nóng tháng Tám, sau khi cúng trăm ngày cho mẹ, trong cơn điên loạn, tòan thân cậu trở nên cứng đơ như một khối sắt, rồi bất ngờ cậu gồng mình lên, túm lấy vợ, rồi đưa đôi tay rắn chắc của người lính bóp chặt cổ vợ cho đến khi vợ cậu mềm oặt, không còn thở được nữa, cậu lại dùng lưỡi lê rạch bụng và moi lòng ruột của vợ cậu ra, bới bới, tìm tìm như một nhà khoa học chân chính cố nghiền nát nguyên tử ra, để tìm cho ra, đâu là hạt vật chất cuối cùng nhỏ nhất.
Rồi như không tìm thấy gì, cậu gói gém tất cả thân xác bị băm, xẻo nhừ nhoèn của vợ cậu vào hai cái bao tải, rồi lặng lẽ vác ra sông Cầu Chày, ném tất cả xuống đó.
Kể từ đây, cậu như một kẻ tha lương không nhà.
Dân nước Mynga thường thấy ngày cũng như đêm, cậu thường ngồi im lặng trên bờ sông Cầu Chày, nhìn nước sông đục lờ vào mùa Hạ, trong vắt khi Thu sang.
Chao ôi! Một người lính tàn tật trở về sau chiến tranh với bao niềm háo hức xây dựng quê hương, nay ước muốn chỉ còn là một nỗi u hoài. Đất Mynga không còn là chùm khế ngọt nữa, nó là nỗi niềm uất hận khôn nguôi trong lòng cậu. Nó cũng là nơi mà tội ác của chính quyền, của chính cậu không gì có thể biện minh. Chính quyền đã để dân đói, làm cho dân lầm than, coi nhau như thù như hận trong một cái chuồng trại khổng lồ hợp tác xã. Bản thân cậu để mẹ cậu phải chết trong niềm lo lắng uất hận và chính cậu đã thẳng tay bóp nghẹt đường thở của vợ cậu cho đến chết.
Cậu thường lầm bầm với chính mình:
“Núi Nội ơi! Tại sao mi lại là Núi Nội? Phải chăng trong lòng mi chất chứa xương cốt oan trái của bao lớp người Mynga mà thành?

Bút pháp dung dị

Dưới bút pháp kể chuyện như người Việt Nam kể chuyện dân gian vậy cho nên ai đọc cũng hiểu được ngay. Người ở trình độ cao thì hiểu ở tầng nấc cao, người có trình độ thấp thì hiểu ở trình độ thấp.
-Nhà văn Phạm Thành
Nhà văn Phạm Thành: “Tiểu thuyết của mình viết trong một văn phong rất dung dị. Dưới bút pháp kể chuyện như người Việt Nam kể chuyện dân gian vậy cho nên ai đọc cũng hiểu được ngay. Người ở trình độ cao thì hiểu ở tầng nấc cao, người có trình độ thấp thì hiểu ở trình độ thấp. Thậm chí những người không biết chữ nghe người khác đọc lại cũng có thể hiểu được nội dung cho nên vê mặt ngữ nghĩa, về mặt bút pháp thì mình đi theo lối đó.
Bên cạnh đó thì nó cũng có điều gửi gấm này gửi gấm kia nhưng đó là tầng sau để dành cho những nhà có nhiều chữ nghĩa hay những nhà quản lý người ta đọc thì đương nhiên họ sẽ thấy những khía cạnh khác. Những người bình thường thì đọc cuốn theo cốt truyện và cứ theo cốt truyện mà thích mà hiểu.
Điều đặc biệt mình muốn nói là toàn bộ tiểu thuyết của mình nó có tới 840 trang nhưng câu chuyện được kể theo dạng châm biếm hài hước cho nên người đọc có thể được cười ngây ngất từ đầu đến cuối sách chứ không phải nặng nề, không phải suy nghĩ nhiều, suy tưởng này suy tưởng kia, nhân vật này nhân vật kia. Thành ra về mặt bút pháp nó rất dung dị, dễ hiểu theo truyền thống kể chuyện dân gian của Việt Nam.”

“Loài người là gì?”

“Cậu Cao Công Thắng thoát khỏi cánh tay của Bạch tuộc định bỏ chạy về phía Núi Nội, bỗng một sợi râu khác của Bạch tuộc lại vung lên, cuốn chặt lấy cậu.
Tiếng quái vật gầm lên như tiếng sấm rền:
“Loài người là gì?”
Cậu Cao Công Thắng:
“Là một loại động vật cao cấp, có bốn chân, nhưng chỉ đi bằng hai chân, giao cấu phải úp mặt vào nhau, biết ngụy trang bằng quần áo, ăn gan uống máu tất cả loài động vật, dã man nhất trong các loại động vật”.
“Nhân dân là gì?”.
“Nhân dân là kẻ nộ lệ, kẻ khốn cùng của bất kỳ xã hội nào. Nó là trâu cày trên đồng, ngựa cưỡi trên đường cái quan”.
Kỳ lạ, cứ mỗi câu cậu tôi trả lời đúng, một cánh tay của Bạch tuộc lại rời ra, run rẩy, bỏ cậu ra, rồi hút ngỉm vào nước sông Cầu Chày. Nó mất tăm giống như nước từ chim người đái vào một cái ống tre dài vậy.
Tôi kêu lên:
“Cậu anh hùng quá. Hãy cứ bình tĩnh trả lời hết các câu hỏi của quái vật đi. Cháu ủng hộ cậu, nhân dân ủng hộ cậu”.
Được tôi động viên, cậu Cao Công Thắng, một tay cầm cái câu liêm chữa cháy như của bác Hà Độ, một tay chống vào hông, đẹp như ông Hồ Chí Minh chỉ huy trận Thất Khê, đánh Pháp, năm Một chín năm mươi.
Tiếng quái vật lai sang sảng:
“Đổi mới là gì?”
“Đổi mới là đổi mới. Là đổi chim, đổi bướm. Đổi cái tã lót của người này sang cho người kia và ngược lại".
Lần nay, có lẽ cậu tôi trả lời chưa đúng hẳn, nên tôi thấy cánh tay của Bạch Tuộc chỉ nới lỏng vòng xiết trên thân thể cậu mà không rã rời tan thành nước rồi chảy về sông Cầu Chày như các lần trước.
Chính vì vậy mà cậu như bực mình cáu lên:
"Hỏi chi, hỏi lắm. Cha tụi bay. Việc người, người làm, việc chó chó biết. Hỏi chi, hỏi lắm".
Ác quỷ như bị cậu trêu tức, lại ra sức xiết cậu chặt hơn. Rồi tôi thấy cậu tôi im lặng, ác quỷ lại xiết chặt thân thể của cậu tôi chặt thêm nữa, đến mức cậu đành phải buông cái câu liêm đang cầm trên tay ra, mặc cho nó rơi xuống đất.
Tôi hét lên:
“Đổi mới của Cộng sản là phết sơn, choàng lụa mỏng lên cái đã cũ. Lấy đâu sa líp của người này đổi cho người kia. Trả lời đi. Cậu Cao Công Thắng, hãy trả lời đi. Cậu hãy đọc to câu thơ này lên:
Ngày xưa chày nhỏ cối to
Bây giờ đổi mới cối to hơn chày.
Hình như cậu tôi không nghe bất kỳ một tiếng nói nào của tôi, nên cậu cứ đứng như trời trồng giữa đồng xanh, lúa xanh trên quê hương gió đang thổi lồng lộng; thổi nghiêng, thổi ngửa những ngọn lá xanh. Tôi có cảm nhận, chừng như cậu tôi đang bị nghẹt thở.
Tôi vội chạy đến, đưa tay lấy cái câu liêm để đưa cho cậu, nhưng cậu lại dẫm chân vào tay tôi, không cho tôi lấy.”
Quý vị vừa theo dõi một trích đoạn trong tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa” của nhà văn Phạm Thành. Tiểu thuyết này đang được lưu hành tuy nhiên không bán ngoài thị trường sách Việt Nam vì không được cấp phép xuất bản. Mặc Lâm một lần nữa trân trọng giới thiệu đến người yêu sách và hy vọng rằng quý vị sẽ tìm ra tác phẩm này qua bạn bè yêu văn học phản kháng.
  

Đi bộ vận động cho Sách hóa nông thôn Việt Nam

VHNT02212015.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
nguyen-quang-thach-622.jpg
Anh Nguyễn Quang Thạch, người đã bỏ công sức trong suốt tám năm qua để xây dựng mạng lưới sách hóa nông thôn.
Courtesy sachlangque.net

Đi bộ từ Hà Nội đến Sài Gòn để vận động

Sáng mùng Một tết năm Ất Mùi 2015, trong lúc cả nước tưng bừng vui xuân đón Tết thì người thành lập chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam lại bắt đầu một chuyện đi bộ từ Hà Nội đến Sài Gòn nhằm vận động người dân tham gia chương trình mang sách về nông thôn. Anh là Nguyễn Quang Thạch người đã bỏ công sức trong suốt tám năm qua để xây dựng mạng lưới sách hóa nông thôn và mạng lưới ấy đang mỗi ngày một năng động hơn, hiệu quả hơn và nhất là được nhiều người hưởng ứng hơn.
Sáng mùng hai Tết, Từ Hà Nội anh Nguyễn Quang Thạch nói với chúng tôi:
“Tôi đã xuất phát vào lúc 11 giờ 20 sáng tại Phố Ngọc Khánh Hà Nội. Trước khi đi tôi có đến nhà cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh để tặng sách cho mọi người và thắp hương cho cụ. Chuyến đi của tôi gồm những mục tiêu như thế này. Sau 18 năm đeo đuổi chương trình sách hóa nông thôn bằng các nghiên cứu lý thuyết cá nhân cũng như đưa ra áp dụng ở thực địa. Sáng hôm qua (mùng một tết) rất nhiều người đội mưa đội nắng đến tiễn tôi. Đặc biệt tối ngày 30 và mùng 1 tết thì tôi có những tình nguyện viên đã đi phát được 700 cuốn sách để phục vụ và lan truyền hình ảnh tặng sách trên mạng xã hội.
Lúc hàng triệu người đang vui vẻ ăn tết thì tôi đi vào ngày mùng một tết để đưa thông điệp cho xã hội rằng chúng ta làm gì thì làm phải coi dân trí là nền tảng phát triển cho quốc gia, phải coi thư viện là xương sống cho sự phát triển của đất nước.
-Anh Nguyễn Quang Thạch
Lúc hàng triệu người đang vui vẻ ăn tết thì tôi đi vào ngày mùng một tết để đưa thông điệp cho xã hội rằng chúng ta làm gì thì làm phải coi dân trí là nền tảng phát triển cho quốc gia, phải coi thư viện là xương sống cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần xây dựng hệ thống thư viện rộng khắp đến từng gia đình, từng dòng họ, từng lớp học để người dân khắp mọi nơi có cơ hội tiếp nhận tri thức.”
Trong không khí mùa xuân, mùa của đâm chồi nảy lộc, chuyến khởi hành vận động sách như một mầm hy vọng toát ra từ ước vọng tri thức lan tỏa khắp làng quê để từ đó mùa xuân dân tộc sẽ thành hình bởi những việc làm tuy nhỏ bé nhưng đầy thách thức: vận động dư luận hướng về cái trí thay vì bao tử như thường thấy. Việc làm đầy tham vọng nhưng thực tiễn nhằm khai tâm cho người dân cùng khổ để họ hiểu ra điều cần làm và đóng góp công sức xây dựng đất nước, quê hương:
“Một ngày tôi đi 20 Km, một tuần tôi nghỉ một lần. Trong quá trình đi tôi cố gắng viết sách, viết báo nữa. Viết sách để góp phần thay đổi tư tưởng người Việt. Chúng ta muốn có một quốc gia cường thịnh thì chúng ta phải trung thực, nhân văn và sáng tạo. Nói thẳng ra sau hàng ngàn năm phong kiến do tác động của nho giáo các ông Tiến sĩ ở Quốc Tử giám cũng chẳng để lại một di sản gì cho nhân loại hết.”
Khi được hỏi động lực nào đã thúc đẩy một thanh niên dám bỏ cả tuổi xuân để dấn thân vào công việc đầy gian nan này, Nguyễn Quang Thạch chia sẻ:
“Cái này thì nó có hai yếu tố. Về mặt truyền thống thì trước những năm 30, em ông nội tôi đã bán ruộng đất để làm trường cho người dân trong xã học. Ông nội tôi đưa những người Tây học bên bà nội về dạy cho họ hàng, xóm làng, con cháu. Thậm chí con nhà cày ruộng là tá điền của ông nhà tôi cũng được đến học ngang hàng với bố tôi. Ông nội tôi quan niệm cho con gái con trai đi học như nhau. Thế hệ cha tôi thì bố tôi dành 20 năm dạy toán miễn phí ở quê và giúp cho rất nhiều học sinh học yếu, học kém trở thành các kỹ sư, cử nhân mà thấp nhất là thành một ông nhân viên nhà hàng rất thường xuyên đọc sách!

nguyen-quang-thach-400.jpg
Anh Nguyễn Quang Thạch (phải) trong một lần biểu tình chống Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông trước đây. Citizen photo.
Thứ nữa trong quá trình sống lăn lộn ngoài đời quá sớm tôi gặp quá nhiều khuyết tật của người Việt mình nói chung, thực ra nó nằm trong tiềm thức cộng đồng rồi. Tiềm thức của dân chúng là vô cảm ưa dối trá, nó thuộc những thành ngữ đã được đúc kết như “buôn gian bán lận” hoặc “dân thì gian quan thì tham”. Những thứ đó nằm trong đời sống văn hóa, nằm trong tiềm thức xã hội quá lâu, tôi nghĩ là chúng ta phải tìm cách thay đổi nó bằng cách đưa tri thức vào. Có một thứ làm cho xã hội ta khó phát triển là chủ nghĩa kinh nghiệm cộng với nho giáo nó ăn vào trong tiềm thức, trong đời sống dân chúng. Chẳng hạn như người ta không thích sự khác biệt, ai mà đưa ra ý tưởng mới khác với đám đông là chỉ trích ngay.
Muốn phá bỏ thực trạng ấy trong xã hội phải tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng sự sáng tạo thì chúng ta phải có tri thức của người Anh người Mỹ, người Pháp, người Đức… để đưa vào tiềm thức cộng đồng nói chung, đưa vào bộ não của cá thể nói riêng để tạo ra một gía trị mới, tinh thần mới, nền tảng mới để kích thích cho một đất nước phát triển mạnh dựa trên sự trung thực, chân chính. Sự giải trình và tinh thần cống hiến phụng sự tổ quốc và nhân loại.”

Có ích cho đời, cho người

Cống hiến nào cũng phát sinh từ một ý tưởng có ích cho đời, cho người. Cống hiến tâm trí, sức lực để mang sách về nông thôn đối với hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay không những là thử thách mà còn là một sự đấu tranh, đấu tranh với cái dốt, cái vô cảm và lề thói xấu xa hình thành từ bao đời nay chung quanh lũy tre làng kín bưng từ phong kiến tới thực dân rồi độc tài toàn trị.
“Chuyến đi này tôi muốn kêu gọi, thứ nhất là kêu gọi tất cả cha mẹ học sinh tại nông thôn, những người xa quê hãy mang sách về từng lớp học để con trẻ nông thôn được đọc sách như trẻ Hà Nội trẻ Sài Gòn và trẻ nước ngoài. Thứ hai nữa tôi mong muốn thầy cô giáo nông thôn hãy hỗ trợ cho con trẻ đọc sách vì tuổi thơ những thầy cô giáo đó không có sách để đọc thì bây giờ phải cố gắng bổ khuyết cho thế hệ trẻ.
Thứ ba nữa, tôi mong muốn Bộ Giáo dục đào tạo ra chủ trương nhân rộng tủ sách phụ huynh trên toàn quốc. Chỉ cần chủ trương thôi, khi có chủ trương rồi thì sẽ xã hội hóa. Những nhóm như của bọn tôi và những nhóm khác người ta sẽ đưa sách về nông thôn và nhà nước không mất một đồng ngân sách nào. Thứ tư, tôi kêu gọi Hội Khuyến học Việt Nam đưa tủ sách vào Hội Khuyến học ở nông thôn để kích thích lượng tủ sách tăng lên nhiều hơn… Thứ năm, tôi kêu gọi Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải nhân rộng tủ sách để tất cả thành viên trong xã hội các tin đồ có sách đọc tạo tác động cho các tôn giáo khác.
Tôi mong muốn 500 nghìn người Việt Nam trong nước và nước ngoài hãy góp cho chương trình chúng tôi mỗi năm khoảng 12 cuốn sách tương đương 240 nghìn đồng để chúng tôi làm được ba việc như sau: thứ nhất chấm dứt tình trạng thiếu sách ở nông thôn vào năm 2017 đã kéo dài quá lâu.
-Anh Nguyễn Quang Thạch
Cuối cùng tôi mong muốn 500 nghìn người Việt Nam trong nước và nước ngoài hãy góp cho chương trình chúng tôi mỗi năm khoảng 12 cuốn sách tương đương 240 nghìn đồng để chúng tôi làm được ba việc như sau: thứ nhất chấm dứt tình trạng thiếu sách ở nông thôn vào năm 2017 đã kéo dài quá lâu. Chúng tôi lập ra các câu lạc bộ khoa học cho cấp I, II và III để nuôi dưỡng tinh thần đam mê khoa học cho nước nhà. Một việc nữa là chúng tôi lập ra câu lạc bộ tiếng Anh ở các trường để cải thiện việc học tiếng Anh ở nông thôn.”
Anh Nguyễn Quang Thạch không chỉ đi mà còn viết, ghi lại những ý tưởng cũ mới để hoàn thiện 5 mô hình sách hóa nông thôn mà nhóm của anh đang theo đuổi, tham vọng đem sách về nông thôn từng bước đang khẳng định sự đúng đắn của nó:
“Cuối chuyến đi này tôi sẽ tài liệu hóa chương trình sách hóa nông thôn với 5 mô hình mà chúng tôi đã áp dụng thành công để chia sẻ với các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế như Ấn độ chẳng hạn, Ấn Độ có 250 triệu trẻ em chưa có sách đọc. Tôi sẵn sàng tới Ấn Độ đi bộ vài ngàn Km để có thể kêu gọi sách cho trẻ như đã từng làm cho tỉnh Thái Bình trong 4 năm nay.
Ở những trường điển hình tại Thái Bình như trường An Dục, Bình Phủ Thái Bình một năm mỗi học sinh đọc 40 đầu sách bằng đúng như học sinh phương Tây. Học sinh phương Tây mỗi năm người ta dành 12 nghìn phút để đọc sách. Các em ở Thái Bình đọc được khoảng 8 nghìn trang sách tương đương 40 đầu sách.”
Nói về chiến lược mời gọi cộng đồng tham gia chương trình anh Thạch cho biết đoạn đường mà anh và những người cộng tác đã trải qua:
“Chiến lược của tôi là đánh thức nguồn lực cộng đồng ở địa phương đưa ra mô hình mà ai ai cũng làm được. Khoảng 100 nghìn cha mẹ học sinh Thái Bình người ta đã góp một năm 50 nghìn để mua sách cho con cái họ đặt trong lớp học. Một người 50 nghìn nhưng con cái họ đọc được 2 triệu tiền sách vì là tập thể. Tôi chỉ mong mỗi người góp 240 nghìn mỗi năm để tạo tinh thần chia sẻ trong đại chúng một cách rộng lớn, trong 3 năm qua làm thí điểm mô hình góp tiền mua sách về nông thôn thì có người góp 40 triệu, người 10 triệu người 5 triệu… hầu hết là doanh nhân và một số công chức nhà nước.
Về mặt chính quyền thì họ ủng hộ bằng cách đưa ra chủ trương nhân rộng ra toàn huyện, chẳng hạn giống như huyện Quỳnh Phụ, Thái Thủy của Thái Bình. Khi chính sách đưa ra thì người ta mới huy động được nguồn lực của người dân để cùng với chính quyền sử dụng hệ thống nhà trường đã có, lớp học đã có và đặt tủ sách vào đấy và học trò lại trở thành những thủ thư rất chuyên nghiệp.
Nói chung sau 8 năm áp dụng thì chương trình sách hóa nông thôn chương trình chúng tôi đã đạt được kết quả rất rõ ràng xã hội thực sự đã có những nhóm người thay đổi. Nhiều trường học tại Hà Nội cha mẹ góp sách cho lớp học để con cái và bạn bè trong lớp chia sẻ với nhau, nó hình thành tinh thần chia sẻ ngay từ lớp học.
Trên mặt toàn cục thì được ủng hộ rất nhiều, cả những người Việt ở nước ngoài như cô Nga Thi đang làm cho Bộ hưu trí Canada, cô đã đi bán bánh mì vào cuối tuần để góp cho chương trình của tôi 40 triệu rồi chị Nguyễn Cẩm Vân ở Hà Lan cũng đã góp cho chương trình 10 triệu đồng.”
Điểm đáng nói ở đây chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam mở ra cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia qua cách đóng góp rất rõ ràng và hợp lý. Nguồn tiền gửi về mặc dù rời rạc và nhỏ lẻ nhưng sẽ tránh được điều tiếng không hay đối với một chương trình to tát đang được định hình:
“Những người Việt ở nước ngoài họ nên gửi thẳng 50 hay 100 đô la về chính làng quê của họ nhờ một người quen nào đó đưa về các trường học, các giáo xứ các nhà chùa hay các gia đình cá thể nào đó sẵn sàng làm tủ sách phục vụ lối xóm họ hàng cộng đồng thì hay hơn. Chiến lược của tôi là mỗi người tự nhân rộng mô hình của tôi và chúng tôi sẽ hỗ trợ kỹ thuật. Gọi điện cho tôi hay e-mail, Facebook.”
Sự e ngại, thành kiến đã in hằn quá sâu trong lòng người xa xứ với rất nhiều lý do không thể phủ nhận sẽ ngăn trở sự góp sức nâng cao dân trí cho người sống ở nông thôn. Biết và thấu hiểu điều này, người sáng lập chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam chia sẻ:
“Tất nhiên tất cả gia đình trong chúng ta đều có nỗi buồn trong quá khứ chẳng hạn như gia đình nhà tôi trong cải cách ruộng đất bị rất nặng. Rồi cũng có những người di cư sang Pháp sang Mỹ hay Thụy Sĩ. Ta nên cố gắng quên đi cái quá khứ đau buồn của đất nước mình để hướng về tương lai. Nắm tay với người Việt trong nước kể cả nắm tay với chính quyền để tạo ra một hệ thống thư viện rộng khắp trên toàn quốc thì dần dần chúng ta sẽ có một sự thay đồi tích cực.
Thông điệp năm nay chúng tôi đưa ra trong sách hóa nông thôn “Vì một Việt Nam nhân văn và sáng tạo”.
Trong nhân văn thì có giá trị bao dung, giá trị hòa giải, giá trị chia sẻ. Trong sáng tạo thì có tinh thần tự do thì mới sáng tạo được. Con người có tố chất nhân văn trong người cộng với năng lực sáng tạo thì sáng tạo phải có trách nhiệm với xã hội, với nhân loại.”
Những nỗ lực của anh Nguyễn Quang Thạch đang được cả nước biết tới thông qua báo chí và ngay cả kênh truyền hình nhà nước. Người thanh niên ấy nay đã từng bước tiến vào tâm điểm ước vọng của mình. Năm nay cũng là năm kỷ niệm 40 tuổi của anh, con người sinh ra vào năm 1975 ấy đã làm được một việc ý nghĩa để có thể hãnh diện là một người mang năm sinh đầy bi kịch của đất nước.

Những lễ hội Xuân cầu tài cầu lộc cầu may dịp Tết


Tháng Giêng là thời điểm có nhiều lễ hội nhất trong năm và cũng là lúc người dân đi lễ để tưởng nhớ cội nguồn, cầu chúc may mắn cho năm mới.

Đi hội Xuân được coi là thú vui và là nét đẹp văn hóa của cha ông từ xưa đến nay. Có những lễ hội để tưởng nhớ cội nguồn, những lễ hội để cầu chúc may mắn, hay đơn giản để gặp gỡ giao duyên. Tất cả đều làm nên sự độc đáo rất riêng của từng địa điểm.
Lễ hội chùa Hương, Hà Nội
Đây được xem là lễ hội có lượng du khách đông nhất và kéo dài nhất của nước ta. Lễ hội chùa Hương bắt đầu diễn ra từ ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch, kéo dài đến tháng 3 âm lịch.
Nhung le hoi Xuan cau tai cau loc cau may dip Tet
Rất đông du khách đến với lễ hội chùa Hương.
Du khách từ mọi miền đất nước nô nức về đây trẩy hội chùa Hương. Ngay từ bến thuyền, hàng ngàn chiếc thuyền đã đợi sẵn, nhẹ nhàng xuôi dòng suối Yến đưa du khách tham quan các thắng cảnh như: động Hương Tích, đền Trình, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn… Các nghi lễ được thực hiện đơn giản nhưng không kém phần trang trọng, khói hương tại các đền thờ nghi ngút không lúc nào ngơi. Những ngày đầu xuân du khách về đây ngoài việc vãn cảnh chùa thì đây còn là nơi để cảm nhận không khí thanh tịnh, yên bình, cầu mong may mắn, an lành cho một năm sắp tới.
Hội chợ Viềng, Nam Định
Phiên chợ chỉ họp mỗi năm một lần, "bán điều rủi, mua sự may" đã trở thành nét văn hóa đẹp của vùng Sơn Nam Hạ (Nam Định). Lỡ một phiên chợ Viềng là lỡ cả một năm. Vì vậy, từ nửa đêm đến tờ mờ sáng, người dân Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng... đổ về chợ Viềng như mắc cửi để mong có lộc cho cả năm.
Nhung le hoi Xuan cau tai cau loc cau may dip Tet
Người dân đến với chợ Viềng để "mua may bán rủi".
Thật ra Viềng không phải là tên riêng một chợ mà có tới 4,5 khu chợ thuộc hai chợ cùng tên Viềng của Nam Định, cùng họp một phiên vào đêm mùng 7 rạng sáng mùng 8 tháng giêng. Đó là hội Viềng Phủ ở Kim Thái, huyện Vụ Bản (là chợ đã nổi tiếng trong sử sách, thi ca) và hội Viềng Chùa tại xã Nam Giang, huyện Nam Trực. Ấy thế là thành chợ Viềng “2 chợ, 1 phiên” cho cả năm.
Theo lời người già giải thích, chợ Viềng Phủ có ý nghĩa như chợ thần tiên trên trời (còn gọi là chợ âm phủ). Đi chợ kết hợp với cúng bái, cầu may ở các đền, phủ. Vì vậy, ngay từ 19h tối mùng 7, các bãi đỗ xe ở Viềng Phủ đã chứa đầy các ô tô, xe máy đến từ Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nội...
Nhung le hoi Xuan khong the bo qua dip Tet Nguyen dan
Việc chen lấn, xô đẩy là một trong những “bệnh nan y” của các mùa lễ hội đầu năm. Những hành động này cũng chứa đựng nhiều ẩn họa khôn lường cho khách thập phương.
Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh
Lễ hội Yên Tử là một lễ hội được tổ chức tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Những năm gần đây, Yên Tử trở thành nơi du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, thu hút du khách trong và ngoài nước đến thường xuyên quanh năm.
Nhung le hoi Xuan cau tai cau loc cau may dip Tet
Lễ hội Yên Tử đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách thập phương.
Lễ hội Yên Tử đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách thập phương, chúng tăng, ni, phật tử ở trong và ngoài nước cùng các quý đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tỉnh, thành trong cả nước về dự, thắp nén Tâm hương dâng lên lễ Phật, tri ân công Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các Tổ Thiền Trúc Lâm, các bậc tiền bối hiền nhân suốt đời phụng đạo, vì nước, vì dân và vãng cảnh non thiêng, sơn thủy hữu tình.
Hệ thống cáp treo 2 chặng từ bến Giải Oan đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên tới khu vực tượng An Kỳ Sinh đã được nâng cấp, đảm bảo việc vận hành trơn tru để phục vụ du khách.
Lễ hội đền Gióng, Hà Nội
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nhung le hoi Xuan cau tai cau loc cau may dip Tet
Lễ khai hội Gióng diễn ra tại Khu di tích đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, Tượng đài thánh Gióng, chùa Non nước và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.
Hội Lim, Bắc Ninh
Đã đi vào rất nhiều tác phẩm thơ ca, Hội Lim luôn là điểm chú ý của du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Nhung le hoi Xuan cau tai cau loc cau may dip Tet
Lễ hội Lim đã trở nên quen thuộc và gần gũi đối với rất nhiều người dân từ khắp các tỉnh thành.
Vào 8h sáng, hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần cây số. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.
Se thanh tra dot xuat truoc va trong mua le hoi 2015
Thanh tra Bộ VH-TT&DL duy trì công tác thanh, kiểm tra việc tổ chức, quản lý lễ hội ở các địa phương trong mùa lễ hội 2015.
Lễ hội đền Trần, Nam Định
Lễ hội ở đền Trần hay còn gọi là lễ Khai ấn đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Nhung le hoi Xuan cau tai cau loc cau may dip Tet
Lễ hội khai ấn đền Trần.
Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm). Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin/mua được tờ ấn với mong ước sẽ được thăng tiến trong nghề nghiệp.
Lễ hội Bà chúa Kho, Bắc Ninh
Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay Bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Đền Bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.
Nhung le hoi Xuan cau tai cau loc cau may dip Tet
Rất nhiều người đổ về xin lộc Bà Chúa Kho, với hi vọng một năm mới sẽ làm ăn thuận lợi may mắn.
Theo truyền thuyết, Bà chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, mộ của bà được đưa về thôn Quả Cảm (xã Hòa Long, TP Bắc Ninh) nơi bà sinh ra.
Oscar cho "Citizenfour " : Vinh dự tối cao cho những người bất khuất

mediaĐoàn làm phim "Citizenfour" nhận giải thưởng Oscar cho bộ phim tài liệu hay nhất.REUTERS/Lucy Nicholson
Như vậy là giải Oscar 2015 trong thể loại phim tài liệu đã được trao vào tối hôm qua, 22/02/2015 cho bộ phim Citizenfour nói về cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, và tiết lộ động trời về các hoạt động mờ ám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA. Giải điện ảnh cao quý nhất này là vinh dự mới nhất dành cho các nhà báo đã dũng cảm tiếp tục làm việc với Snowden vì quyền tự do thông tin, bất chấp sức ép cực kỳ dữ dội của chính quyền Mỹ.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, việc tuyên bố bộ phim Citizenfour đoạt giải Oscar là một trong những đỉnh cao của buổi lễ trao giải hôm qua. Nữ đạo diễn kiêm giám chế của bộ phim Laura Poitras cùng với nhà báo Glenn Greenwald, một tác nhân quan trọng trong vụ Snowden, đã cùng nhau lên bục nhận giải.
Phát biểu với cử tọa, Laura Poitras khẳng định : « Những tiết lộ của Edward Snowden đã vạch trần các mối đe dọa không chỉ đối với đời tư của chúng ta, mà còn đối với nền dân chủ. Các quyết định có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống của chúng ta đã được thực hiện trong sự bí mật dày đặc nhất ».
Ngay sau khi kết quả được công bố, từ nơi anh đang sống lưu vong tại Nga, Edward Snowden đã nhận định : « Tôi hy vọng là giải thưởng này sẽ khuyến khích nhiều người đi xem phim và các khán giả sẽ tâm đắc với thông điệp của bộ phim : Nếu sát cánh bên nhau, người dân bình thường có thể thay đổi thế giới ».
Tựa của bộ phim rất có ý nghĩa : Citizenfour – dịch nôm na là « Công dân thứ tư » - nên được hiểu là công dân hành xử đệ tứ quyền, tiếng Pháp là « Quatrième pouvoir », chỉ quyền thông tin của giới báo chí và truyền thông, thường được xem là đối trọng với ba quyền lực truyền thống là hành pháp, lập pháp và tư pháp. 
Khởi điểm của bộ phim tài liệu là một khách sạn ở Hồng Kông vào tháng Sáu năm 2013. Khi nhận lời mời đến gặp của Edward Snowden, nữ đạo diễn Laura Poitras, và hai ký giả Glenn Greenwald và Ewen MacAskill của tờ báo Anh The Guardian đều không ngờ rằng họ sẽ là những người làm rúng động thế giới. Chính ở bên trong căn phòng khách sạn nơi Snowden ở mà nhà nữ đạo diễn, trong nhiều ngày ròng rã, đã ghi lại trên phim những khoảnh khắc đặc biệt của chàng thanh niên Snowden khi nhân vật này, bằng những tiết lộ của mình đã trở thành nổi tiếng trên thế giới. 
Trước ống kính của Laura Poitras, cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ cho biết chi tiết về cách thức chính quyền Mỹ bí mật theo dõi các thông tin liên lạc trên thế giới, kể cả tại Hoa Kỳ, với hàng ngàn tài liệu để chứng minh điều đó. Những tiết lộ đã ngay lập tức gây chấn động hành tinh, và biến Laura Poitras và Glenn Greenwald thành những người nổi tiếng trên thế giới nhưng lại bị các chính quyền Mỹ và Anh căm giận.
Từ sau khi được hoàn thành vào năm ngoái, Citizenfour đã gây được nhiều tiếng vang trên thế giới. Trước khi đoạt giải Oscar, bộ phim này đã giành được giải Bafta (tức là giải Oscar của Anh Quốc), nhiều giải thưởng khác tại Mỹ, trong đó có giải Directors Guild of America, Giải của Hiệp hội Quốc gia các nhà phê bình phim và giải Spirit Award giành cho các bộ phim độc lập. Riêng hai tờ báo The Guardian của Anh và Washington Post của Mỹ thì đã chia sẻ một giải thưởng Pulitzer, giải cao quý nhất của báo giới, trong lúc Glenn Greenwald cũng được trao giải thưởng uy tín George Polk trong thể loại an ninh quốc gia.
Cộng tác với Snowden, một người bị chính quyền Mỹ chính thức truy tố về tội làm gián điệp chắc chắn không phải là một điều dễ dàng, và sức ép trong thời gian qua trên các nhà báo, nhà điện ảnh có liên quan không phải là không có, nhưng rõ ràng là họ không chịu khuất phục. Giải Oscar cho bộ phim Citizenfour hôm qua có thể nói là đã vinh danh những con người bất khuất vì quyền tự do thông tin. Ngoài ra, đó có thể là một lá chắn bảo vệ tác giả bộ phim trước những ngón đòn của chính quyền Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng tin Pháp AFP, chính nữ đạo diễn Laura Poitras từng bày tỏ hy vọng rằng chiến thắng tại giải Oscar « có thể bảo vệ tôi phần nào trong trường hợp chính phủ (...) buộc tôi phải làm chứng chống lại Snowden hay giao nộp những đoạn phim chưa công bố ».

Hai sinh viên Thái Lan bị tuyên án tù về tội nhạo báng nhà vua

Sinh viên Patiwat Saraiyaem, 23 tuổi (trái), và Porntip Mankong, 26 tuổi, bị tuyên án hai năm rưỡi tù vì dính líu tới một vở kịch chính trị năm 2013 mà vị thẩm phán cho là phỉ báng Hoàng tộc Thái Lan
Sinh viên Patiwat Saraiyaem, 23 tuổi (trái), và Porntip Mankong, 26 tuổi, bị tuyên án hai năm rưỡi tù vì dính líu tới một vở kịch chính trị năm 2013 mà vị thẩm phán cho là phỉ báng Hoàng tộc Thái Lan


Tại Thái Lan, các tổ chức nhân quyền và những nhân vật tranh đấu đã mạnh mẽ chỉ trích việc hai sinh viên bị tuyên án tù vì một vở kịch năm 2013 mà quan tòa nói là xúc phạm hoàng gia. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA tại Bangkok, tổ chức Human Rights Watch ở New York gọi bản án này là “một cú đấm đối với tự do ngôn luận ở Thái Lan.”
Tòa án hình sự Thái Lan hôm nay tuyên án hai năm rưỡi tù cho hai sinh viên vì dính líu tới một vở kịch chính trị năm 2013 mà vị thẩm phán cho là phỉ báng Hoàng tộc Thái Lan.
Vị thẩm phán lúc đầu tuyên án 5 năm tù, nhưng sau đó đã quyết định giảm xuống còn hai năm rưỡi, sau khi hai nhà tranh đấu trẻ tuổi này nhận tội.
Trong pháp đình chật kín người, những người trong gia đình của hai bị cáo đã bật khóc sau khi bản án được tuyên cho sinh viên Patiwat Saraiyaem, 23 tuổi, và Porntip Mankong, 26 tuổi, vì vai trò của họ trong vở kịch “Cô Dâu Sói”, một vở kích châm biếm trong bối cảnh của một vương quốc hư cấu.
Vở kịch này là một phần trong một loạt các sự kiện được tổ chức để đánh dấu kỷ niệm năm thứ 40 cuộc nổi dậy của sinh viên chống lại chính quyền quân nhân độc tài khi đó.
Cả hai bị cáo đã xin tòa khoan hồng và nói rằng trước đây họ chưa hề phạm tội.
Ông Ayakarn Saralyaem, cha của anh Patiwat, cho biết ông từng hy vọng là tòa án sẽ nhẹ tay.
Ông Ayakarm nói rằng ông bất mãn đối với bản án vì hai bị cáo này không có tiền án và không hề có ý định xúc phạm hoàng gia.
Một nhóm nhỏ những sinh viên ủng hộ cho hai bị cáo đã tụ tập ở bên ngoài pháp đình và rủ nhau hát vang những bài hát tranh đấu.
Tổ chức Human Rights Watch, trụ sở đặt tại New York, hôm nay đưa ra một thông cáo để chỉ trích bản án. Họ nói rằng bản án này “là một cú đấm mạnh khác nữa đối với quyền tự do ngôn luận ở Thái Lan” và là “một vết nhơ” đối với tiếng tăm vốn đã bị hoen ố của Thái Lan trên trường quốc tế.
Hai sinh viên này bị truy tố dựa theo luật chống khi quân rất hà khắc của Thái Lan. Luật này nhắm tới việc bảo vệ các thành viên cấp cao trong Hoàng gia khỏi bị phỉ báng, mạ lỵ, hoặc đe dọa. Những người phạm luật này có thể bị tuyên những án tù lên tới 15 năm hoặc lâu hơn nữa.
Bangladesh : 69 người chết trong vụ đắm phà
mediaMột chiếc phà chở quá tải ở Bangladesh.Reuters
Thiệt hại về người trong vụ đắm phà MV Mostofa xảy ra hôm qua trên sông Padma, gần thủ đô Dacca, Bangladesh thêm nặng nề. Hôm nay, 23/02/2015, cảnh sát nước này cho biết tìm được 69 người chết trong vụ tai nạn.
Chính quyền đã phải huy động các trang thiết bị của hải quân vào việc tìm kiếm nạn nhân. Đội cứu hộ đến hôm nay đã tìm thêm hàng chục thi thể hành khách mất tích. Một quan chức cảnh sát Bangladesh cho biết phần lớn các thi thể mới tìm được nằm kẹt trong khoang phà vừa được trục vớt đưa vào bờ. Như vậy đến giờ số nạn nhân thiệt mạng của vụ đắm phà này là 69 người.
Tuy nhiên chính quyền Bangladesh không nắm được chính xác phà MV Mostofa chở bao nhiêu người khi gặp nạn. Theo những người sống sót thì trên phà có khoảng 150 người lúc bị đắm ở cách Dacca 70 km về phía tây bắc. Khoảng 50 người đã bơi được vào bờ hoặc được các tàu thuyền khác cứu. Thuyền trưởng và hai thành viên tổ lái phà đã bị bắt. Chính phủ ra lệnh mở điều tra về vụ tai nạn. Theo Bộ trưởng Giao thông đường thủy Bangladesh, ông Shahjahan Khan, chiếc tàu vận tải này đã “chạy đua” với các tàu khác và có thể vì thế đã dẫn đến tai nạn..
Bangladesh là một trong những nước nghèo nhất Châu Á. Với hơn 230 con sông lớn nhỏ, giao thông đường thủy là phương tiện di chuyển chính của người dân nước này, đặc biệt ở vùng phía nam và phía đông bắc đất nước. Các vụ đám tàu phà cùng với những thiệt hại nhân mạng nặng nề vẫn thường xuyên xảy ra ở Bangladesh. Chính quyền đánh giá 95% trong số hàng trăm nghìn phương tiện giao thông trên sông các loại ở Bangladesh không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn tối thiểu.

Bộ trưởng An ninh Nội địa kêu gọi dân Mỹ cảnh giác về khủng bố

Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson.
bởi Victor Beattie


Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson kêu gọi công chúng cảnh giác, sau khi một đoạn băng video, được cho là do nhóm khủng bố al-Shabab ở Somalia phổ biến, hô hào cho việc thực hiện những vụ tấn công tại các thương xá ở các quốc gia Tây phương. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, Bộ trưởng Johnson nói rằng video này nêu bật sự kiện là đe dọa khủng bố toàn cầu đã tiến vào một giai đoạn mới.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết họ không có thông tin về một âm mưu cụ thể nhắm vào Mall of America, một thương xá khổng lồ ở tiểu bang Minnesota, hay bất kỳ trung tâm  thương mại nào ở nước Mỹ.
Thông báo đó được đưa ra sau khi một đoạn video phổ biến trên mạng hồi tối thứ bảy, được cho là của nhóm khủng bố al-Shabab ở Somalia, hô hào cho việc tấn công các thương xá ở các quốc gia Tây phương. Al-Shabab chính là nhóm đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công hồi tháng 9 năm 2013 tại thương xá Westgate ở thủ đô Nairobi của Kenya, giết chết 67 người. Kẻ bịt mặt trong đoạn video phát biểu như sau.
"Chỉ có một nhóm nhỏ các chiến binh thánh chiến mà đã có thể làm cho Kenya hoàn toàn bị tê liệt trong gần một tuần lễ, thế thì chúng ta hãy tưởng tượng điều gì mà một chiến binh thánh chiến tận tâm có thể làm đối với những thương xá của Mỹ hoặc của người Do Thái trên khắp thế giới. Nếu một vụ tấn công như vậy xảy ra ở Mall of America ở Minnesota thì sao? Hay West Edmonton Mall ở Canada? Hay ở Phố Oxford của London? Hay ở bất kỳ thương xá nào trong số khoảng 100 thương xá do người Do Thái làm chủ tại các nước phương Tây?"
Kẻ bịt mặt cảnh báo về những vụ tấn công khác nữa ở Kenya sau khi quân đội nước này thực hiện những cuộc hành quân chống al-Shabab ở Somalia. Tính xác thực của đoạn video này chưa được kiểm chứng độc lập.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson, khi xuất hiện trên chương trình Meet the Press của đài NBC hôm chủ nhật, nói rằng những nhóm khủng bố mới như nhóm Nhà nước Hồi giáo đang noi theo al-Qaida trong việc sử dụng video, sách vở, truyền thông xã hội và internet để thâm nhập các cộng đồng ở những nước khác và xúi giục những người không thuộc các nhóm khủng bố thực hiện những hành vi bạo động.
"Chúng ta phải cảnh giác. Cho nên chúng tôi đã tăng cường an ninh. Có một lời hô hào cho một vụ tấn công tại các địa điểm ở Canada và Âu châu. Và do đó, để ứng phó với việc đó, tôi đã ra lệnh tăng cường sự hiện diện của nhân viên Bảo vệ An ninh Liên bang tại các tòa nhà của chính phủ liên bang cách nay vài tháng. Tôi tin chắc là an ninh tại thương xá này sẽ được tăng cường theo những cách thức có thể trông thấy và không thể trông thấy. Tuy nhiên, công chúng cần phải cảnh giác và lưu ý. “Nếu thấy điều gì khả nghi, hãy báo ngay cho nhà chức trách”. Đó không phải là một khẩu hiệu thông thường."
​ ​Mall of America, nằm gần một cộng đồng có khá đông người gốc Somalia, cho biết họ đã thực hiện các biện pháp an ninh bổ sung sau khi đoạn video đó được phổ biến.
Cảnh sát Canada hôm chủ nhật cho biết cuộc điều tra của họ không phát giác mối đe dọa cụ thể nào của al-Shabab. Phó Cảnh sát trưởng thành phố Edmonton, ông Brian Simpsom nói rằng Thương xá West Edmonton có một hệ thống an ninh rất tốt. Ông cũng cho biết cảnh sát đang làm việc chặt chẽ với các cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng người Somalia để phát hiện và ngăn chận những mối đe dọa.
"Cách tốt nhất để ứng phó với những mối đe dọa loại này là tìm kiếm sự hợp tác của các cộng đồng, nhất là đối với những kẻ tội phạm hành động một mình, cộng đồng có thể giúp đỡ rất nhiều cho chúng tôi qua việc nhận dạng những hành vi cực đoan. Đó là cơ hội tốt nhất và nhanh nhất để có thể can thiệp kịp thời."
Ông Luke Howle, một nhà phân tích khủng bố của Đại học Monash ở Australia, nói rằng các thương xá là những mục tiêu dễ dàng đối với những phần tử khủng bố vì ở đó không có chốt kiểm tra an ninh. Ông cho rằng cần phải ứng phó với mối đe dọa mới nhất này một cách nghiêm túc.
"Một nhóm như al-Shabab, họ phổ biến video để tuyên truyền và tìm cách xúi giục một người thuộc kiểu một con sói đơn độc, một người đang ngồi trước máy vi tính, bị tuyên truyền để trở thành một kẻ cực đoan và muốn hành động. Do đó, khả năng tuyên truyền của một đoạn video như vậy cần phải xem xét một cách nghiêm túc."
Tuy chưa có thông tin tình báo về một mối đe dọa cụ thể và cấp thời, nhưng một đoạn video như đoạn video của al-Shabab hay của bất kỳ tổ chức nào cũng đều có thể gây ra nhiều xáo trộn nếu họ có những kẻ đồng tình ở một nơi chốn cá biệt.
Giáo sư Howie nói rằng trong thời gian đầu al-Shabab muốn nổi tiếng qua việc chiếm cứ đất đai, nhưng giờ đây, cũng giống như các tổ chức khủng bố khác, họ biết được giá trị tuyên truyền của việc sử dụng truyền thông xã hội để phát đi các thông điệp và có được một vị thế giống như một kẻ nổi tiếng.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Johnson nói rằng các tổ chức của người Hồi giáo ở Mỹ nói với ông rằng các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo đang tìm cách cưỡng chiếm đạo Hồi. Ông nói rằng nếu chúng ta gọi những tay khủng bố đó là những phần tử Hồi giáo cực đoan thì chúng ta đã vô tình mang lại cho chúng một chỗ đứng trong đạo Hồi mà chúng không xứng đáng để có.

Tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thề đánh bại IS

Ngày 23/2, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã thề "chắc chắn đánh bại" nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khi ông triệu tập các tướng lĩnh và các nhà ngoại giao hàng đầu tới Kuwait để xem xét nỗ lực chiến đấu chống nhóm thánh chiến này.

Chỉ vài ngày sau khi tiếp quản nhiệm vụ, ông Carter đã triệu tập cuộc họp bất thường gồm hơn 20 sĩ quan quân sự cấp cao, đại sứ, quan chức tình báo tại trại Arifjan của quân đội Mỹ. Phát biểu với các binh sĩ Mỹ tại căn cứ trước khi nhóm họp, Bộ trưởng Carter cho biết liên minh do Mỹ cầm đầu đang "bóp nghẹt" IS "một cách dễ dàng ở Kuwait và những nơi khác. Chúng ta sẽ chắc chắn đánh bại chúng".
Theo ông, mục đích của cuộc họp này là để "bàn thảo về tất cả các quy mô của chiến dịch". Cuộc họp sẽ không chỉ bàn về cuộc chiến ở Iraq và Syria - nơi các máy bay của Mỹ và liên minh đang hàng ngày oanh kích IS - mà còn bàn cách mở rộng cuộc chiến trong khu vực chống IS.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (Ảnh: AFP)
Cùng ngày, một nguồn tin an ninh cho biết 6 công dân Pháp đã bị tịch thu hộ chiếu sau khi bị cáo buộc có kế hoạch tới Syria. Đây là lần đầu tiên Pháp áp dụng biện pháp này.
Nguồn tin trên cho biết hộ chiếu của 6 công dân Pháp này bị tịch thu trong 6 tháng sau đó, lệnh này có thể được nối lại.
Quyền tịch thu hộ chiếu đã được tuyên bố tại Pháp như một phần trong hàng loạt đạo luật mới chống khủng bố được đưa ra hồi tháng 11/2014 nhằm hạn chế số lượng công dân Pháp rời bỏ đất nước để gia nhập các nhóm thánh chiến ở Trung Đông.
Khi được hỏi về vụ việc này, cùng ngày, Thủ tướng Pháp Manuel Valls khẳng định rằng "sẽ có thêm nhiều" (trường hợp tương tự). Ông chỉ rõ khoảng 1.400 người sinh sống ở Pháp hoặc là đã gia nhập thánh chiến ở Syria và Iraq hoặc đang có kế hoạch làm như vậy.
Theo T.N (theo AFP)

Pháp đưa tàu sân bay tới vùng Vịnh để chống các phần tử IS

AFP đưa tin một quan chức Bộ Quốc phòng Pháp cho biết ngày 23/2, nước này đã triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle tới vùng Vịnh như một phần trong chiến dịch quân sự do Mỹ cầm đầu nhằm chống lại nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq.
 >> IS nhốt chiến binh người Kurd trong lồng sắt, mang diễu phố
 >> Ai Cập trấn an người dân sau vụ IS hành quyết 21 con tin tại Libya

Pháp đưa tàu sân bay tới vùng Vịnh để chống các phần tử IS
Máy bay chiến đấu Rafale chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay Charles De Gaulle trong một cuộc tập trận của quân đội Pháp (Nguồn: AFP/TTXVN)
Quan chức trên thuộc nhóm nhân viên của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã xác nhận thông tin trên khi tùy tùng của ông tới chỗ tàu sân bay trên.
Quan chức này nói: "Từ sáng nay (23/2), tàu sân bay Charles de Gaulle sẽ bắt đầu tham gia tác chiến... (ở Iraq)."
Máy bay tiêm kích Rafale đầu tiên sáng cùng ngày đã cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle khi tàu này còn ở cách bờ biển phía Bắc Bahrain khoảng 200km về hướng Iraq.
Việc triển khai tàu chiến này sẽ cắt giảm một nửa thời gian cho các máy bay từ căn cứ ở Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) tới Iraq để oanh kích chống IS./.
Thái tử Nhật Bản : Cần nhìn có cái nhìn « đúng đắn » về lịch sử
mediaHoàng thái tử Naruhito cùng vợ và con gái.REUTERS/Imperial Household Agency of Japan
Thái tử Naruhito gián tiếp chỉ trích Thủ tướng Shinzo Abe đòi cải tổ bản Hiến pháp chủ hòa của Nhật Bản. Họp báo nhân ngày lễ sinh nhật 55 tuổi, Thái tử Naruhito cho rằng người Nhật cần có một cái nhìn « khiêm tốn về quá khứ », cần truyền đạt cho các thế hệ mai sau một cách « đúng đắn » về vai trò của Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh.
« Nước Nhật được xây dựng và phát triển trên nền tảng của một bản Hiến pháp chủ hòa ». Trong cương vị một người sẽ lên kế vị vua cha, Hoàng đế Haruhito, Hoàng thái tử Naruhuto mong muốn nước Nhật phải gắn bó với những giá trị hòa bình. Thái tử Nhật quan niệm « nhìn thẳng vào quá khứ lịch sử một cách khiêm tốn là điều quan trọng (…). Thời kỳ đen tối mà nước Nhật đã trải qua cần được truyền đạt lại một cách đúng đắn cho những thế hệ không trải qua chiến tranh».
Tuyên bố nói trên được coi như một lời chỉ trích gián tiếp nhắm vào Thủ tướng Shinzo Abe vào lúc Tokyo chuẩn bị kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc chiến tranh. Thủ tướng Nhật Bản nhìn nhận những sai lầm của quân đội Nhật hoàng trong thời kỳ chiến tranh, quá khứ nhạy cảm với hai nước láng giềng là Trung Quốc và Hàn Quốc, đặc biệt là trên hồ sơ 200.00 gái giải sầu cho lính Nhật. Thế nhưng ông Abe cũng chủ trương rằng, Nhật Bản không nhất thiết phải luôn luôn quỳ gối trước quá khứ đó.
Thủ tướng Abe đang vận động để cải tổ bản Hiến pháp chủ hòa đã được áp dụng từ sau Đệ nhị Thế chiến. Sự kiện hai công dân Nhật Bản Haruna Yukawa và Kenji Goto bị quân thánh chiến sát hại tại Trung Đông gần đây tạo đà cho chính phủ Nhật Bản thúc đẩy tiến trình sửa đổi Hiến Pháp nói trên.
Nhật hoàng cũng như các thành viên trong hoàng tộc Nhật Bản không đóng một vai trò chính trị chính yếu nhưng những phát biểu từ hoàng cung đều mang ý nghĩa quan trọng đối với công luận trên xứ hoa anh đào.

Pháp tịch thu hộ chiếu 6 công dân định bay sang Syria

Sân bay quốc tế Charles de Gaulle tại Roissy, gần Paris.
Sân bay quốc tế Charles de Gaulle tại Roissy, gần Paris.


Nhà chức trách Pháp loan báo vừa ngăn chặn 6 công dân sắp bay sang Syria, không cho họ xuất cảnh, theo một đạo luật chống khủng bố mới được ban hành để ngăn làn sóng những tay súng ngoại quốc gia nhập các nhóm chủ chiến ở nước ngoài.
Bộ Nội vụ Pháp cho hay hộ chiếu của nhóm này đã bị tịch thu và đang chuẩn bị thêm 40 lệnh cấm hành chính khác nữa.

Theo luật mới, hộ chiếu và chứng minh thư của các công dân này sẽ bị cầm giữ trong nửa năm và chính phủ có quyền gia hạn lệnh giữ giấy tờ của họ lâu hơn.
Người ta tin rằng hàng trăm công dân Pháp đang chiến đấu cùng các nhóm chủ chiến ở Syria, kể cả nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Bộ Nội vụ Pháp lưu ý rằng đường dây nóng mở ra từ tháng 4 năm ngoái để các gia đình báo cáo những nghi ngại về chủ nghĩa cực đoan và tôn giáo cực đoan đã nhận được chừng 1.000 trường hợp báo cáo.
Cũng trong ngày hôm nay, tàu chiến hàng đầu của Pháp, hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle, chính thức gia nhập liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Iraq tiếp theo cam kết của chính phủ Pháp hồi tháng rồi sau vụ thảm sát Charlie Hebdo ở Paris, nhằm tăng cường sự tham gia của Pháp vào cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo.

Australia ra luật mới chống chủ nghĩa cực đoan

Thủ tướng Tony Abbott nói về chiến lược chống chủ nghĩa cực đoan mới của Úc tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra, ngày 23/2/2015.
Thủ tướng Tony Abbott nói về chiến lược chống chủ nghĩa cực đoan mới của Úc tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra, ngày 23/2/2015.
bởi Phil Mercer


Australia dự định siết chặt luật di trú và quốc tịch, và trấn áp những nhóm xúi giục hận thù sắc tộc hoặc tôn giáo. Theo tường thuật của thông tín viên Phil Mercer của đài VOA ở Sydney, Thủ tướng Tony Abbott đã trình bày kế hoạch này trong lúc tìm cách tăng cường chiến lược chống khủng bố của Australia.
Một cuộc duyệt xét an ninh quốc gia của Australia mới đây đã kết luận rằng quốc gia này “đã tiến vào một giai đoạn mới và lâu dài của mối đe dọa tăng cao của chủ nghĩa khủng bố.”
Theo ước tính, khoảng 90 người Australia đang chiến đấu bên cạnh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq, trong lúc hơn 140 người khác ở Australia đang “chủ động hỗ trợ” cho các phần tử cực đoan.
Canberra, một đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố, đã nâng cảnh báo khủng bố trong nước từ mức trung bình lên mức cao hồi tháng 9 năm ngoái.
Chính phủ của Thủ tướng Abbott cho biết mối đe dọa trong nước đang mỗi lúc một nghiêm trọng hơn, với việc các cơ quan an ninh thực hiện hơn 400 vụ điều tra ưu tiên cao để chống khủng bố – cao hơn gấp đôi con số của năm ngoái.
Hồi đầu tháng này, hai người đàn ông bị truy tố ở Sydney sau khi cảnh sát tịch thu một lá cờ Nhà nước Hồi giáo, một thanh mã tấu và một cuốn video nói tiếng Ả Rập đề cập tới một âm mưu giết hại những người dân bình thường.
Khi loan báo về kế hoạch trấn áp chủ nghĩa cực đoan có nguồn gốc trong nước, Thủ tướng Abbott cho biết chính phủ dự định không cấp tiền trợ cấp xã hội cho những ai bị xem là có thể tạo ra những mối đe dọa, thu hồi hộ chiếu của những người có quốc tịch đôi và hạn chế những hoạt động du hành ra nước ngoài của những người bị tình nghi.
"Chính phủ sẽ soạn thảo những điều khoản tu chính cho Luật Quốc tịch Australia ngõ hầu chúng tôi có thể thu hồi, hoặc thu hồi tạm, quốc tịch trong trường hợp của các công dân song tịch. Lâu nay mọi người đều biết là những người chống lại Australia từ bỏ quốc tịch của họ, cho nên những người Australia nào cầm súng trong hàng ngũ các nhóm khủng bố, nhất là khi nhân viên quân đội Australia đang tham chiến ở Afghanistan và Iraq, là những người đã về phe chống lại đất nước chúng ta và họ cần phải được đối xử theo những cách thức phù hợp."
Luật mới cũng sẽ nhắm tới những người gọi là “những kẻ rao giảng hận thù”, kể cả nhóm Hizb-ut-Tahir, là nhóm Hồi giáo quá khích nhưng có chủ trương bất bạo động.
Tuy nhiên, một lãnh tụ của phe đối lập nói rằng những biện pháp mới này là một mưu toan của một nhà lãnh đạo mà ông mô tả là “thất bại và tuyệt vọng” nhằm tranh thủ sự ủng hộ của người dân bằng cách gây ra những mối lo âu, sợ hãi trong công chúng. Hồi đầu tháng này, Thủ tướng Abbot đã vượt qua được một cuộc biểu quyết bất tín nhiệm của các đồng sự của ông thuộc đảng Tự do đương quyền.

Báo Nga dự định cho đăng tài liệu liên quan đến vụ xâm lăng Ukraine

Nhật báo Novaya Gazeta
Nhật báo Novaya Gazeta


Biên tập viên của một nhật báo độc lập hàng đầu của Nga nói rằng ông dự định sẽ ấn hành bài báo được cho là văn kiện chiến lược chính thức của Điện Kremli phác thảo cuộc xâm lăng Ukraine năm 2014.
Biên tập viên Dmitri Muratov của báo Novaya Gazeta nói rằng tài liệu này dường như đã được chuẩn bị mấy tuần trước khi tổng thống thân Nga Victor Yanukovych bị mất chức hồi tháng 2 năm 2014 tiếp sau các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tuần lễ trong thủ đô Kyiv.
Ông Muratov tiết lộ tin này trong một cuộc phỏng vấn do đài phát thanh Ekho Moskvy của Moscow thực hiện. Ông không cho biết làm thế nào ông có được tài liệu này, nhưng nói ông tin rằng đây là văn kiện xác thật.

Ông Muratov trích dẫn tài liệu năm 2014 nói rằng Moscow buộc phải can thiệp ở Ukraine để bảo vệ việc có thể bị mất thị trường khí đốt của Nga ở Ukraine. Ông nói tài liệu cũng ghi nhận những rủi ro đối với kinh tế Nga và các giới tiêu dùng Tây Âu, nếu Nga mất các đường ống dẫn khí đốt xuyên qua Ukraine đến các thị trường phương Tây.
Ông cũng nói rằng các bằng chứng cho thấy văn kiện chiến lược này được chuẩn bị trong thời gian giữa ngày 4 tháng 2 và 15 tháng 2 năm 2014. Đến 22 tháng 2 ông Yanukovych mới từ bỏ chức vụ tổng thống và chạy trốn sang Nga.

Báo Novaya Gazeta, do nhà cựu lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev sáng lập, nổi tiếng với các vụ điều tra năng nổ về tình trạng tham nhũng trong điện Kremli và đã được đề cử Giải Nobel Hòa bình năm 2015. Từ 2001 đến nay đã có 6 ký giả của báo này bị giết, trong số này có bà Anna Politskovskaya, một người lên tiếng chỉ trích điện Kremli. Bà bị bắn chết ở cự ly gần vào năm 2006 sau khi cho đăng các bài báo chỉ trích điện Kremli về các hành động của quân đội Nga ở Chechnya.

Israel ký hợp đồng mua thêm máy bay F-35 của Mỹ

Bộ Quốc phòng Israel ngày 22/2 cho biết nước này đã ký thỏa thuận mua thêm 14 máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ với tổng trị giá khoảng 3 tỷ USD.
F-35  là một trong những dòng máy bay chiến đấu hiện đại nhất hiện nay (Ảnh:
F-35  là một trong những dòng máy bay chiến đấu hiện đại nhất hiện nay (Ảnh: Telegraph)
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Israel khẳng định thỏa thuận mua thêm 14 máy bay được ký cuối tuần qua.
Theo hợp đồng,  hai chiếc F-35 đầu tiên sẽ tới Israel trước cuối năm 2016 và việc chuyển giao toàn bộ số máy bay còn lại sẽ được hoàn tất rải rác từ sau năm 2016 tới năm 2021.
Trước đó, năm 2010, Israel từng mua 19 chiếc F-35 của Mỹ. Đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ tư với nhiều tính năng và công nghệ được cải tiến hiện đại so với các thế hệ trước. Máy bay do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất.
Hiện tại, Lockheed Martin đã bắt đầu chuyển sang chế tạo máy bay F-35 thế hệ 5 với tên gọi “Thần sấm II”, được lắp công nghệ tàng hình trước mọi radar của đối phương.
Theo thông báo của Lầu Năm Góc, Israel là quốc gia cuối cùng ở Trung Đông có “đặc quyền” được mua loại máy này của Mỹ trong thời gian ngắn và trung hạn trước mắt.
“Tôi không được thông tin về bất kỳ hợp đồng mua bán máy bay F-35 nào ở vùng Vịnh trong thời gian trước mắt. Có rất nhiều lý do cần phải cân nhắc khi quyết định bán loại máy bay này”, ông Frank Kendall, một quan chức Lầu Năm Góc, cho biết.
Vài năm trở lại đây, các quốc gia vùng Vịnh đua nhau mua sắm các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới. Ngay đầu tháng này, Ai Cập đã đặt hàng mua 24 máy bay chiến đấu phản lực Rafale của Pháp. Tuần trước, Qatar cũng đã tiến hành các cuộc đàm phán đầu tiên về việc mua 36 chiếc Rafale. Ngoài ra, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đang tìm kiếm hợp đồng mua máy bay Typhoon do Đức, Anh, Ý và Tây Ban Nha  sản xuất.
Vũ Anh

EC đe dọa trừng phạt Hungary vì " bắt tay" với Nga

Ngày đăng : 23/02/15 16:33
Ủy ban châu Âu (EC) đang điều tra thoả thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân giữa Hungary-Nga, trong đó Budapest có thể phải đối mặt với một "sự phủ quyết hoặc lệnh phạt"
Hôm thứ Hai (23/2), theo báo cáo từ tờ Financial Times, Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét tính hợp pháp của hợp đồng ký được kết giữa Hungary với Nga về việc xây dựng các tổ máy thuộc nhà máy điện hạt nhân Paks ở miền trung Hungary.
Thoả thuận được ký kết giữa Hungary - Nga về việc xây dựng các tổ máy thuộc nhà máy điện hạt nhân Paks ở miền trung Hungary đang vấp phải sự phản đối của EC
Hôm 9/12/2014, Moscow và Budapest đã ký một hợp đồng xây dựng 2 tổ máy phát điện, thuộc nhà máy điện hạt nhân Paks công suất 1.200 megawatt.
Tuần trước, ông Sergei Kirienko, Giám đốc điều hành Rosatom, cơ quan năng lượng nguyên tử của Nga, cho biết công trình đã vượt tiến độ và việc khảo sát thực địa dự kiến bắt đầu vào mùa xuân này.
Tuy nhiên, tờ Financial Times đưa tin, Budapest có thể phải đối mặt với một "sự phủ quyết hoặc lệnh phạt" từ Liên minh châu Âu do 2 vấn đề.
Vấn đề đầu tiên là tính hợp pháp của dự án năng lượng điện nhà nước trợ cấp và hợp đồng được kí kết trực tiếp với Rosatom mà không kêu gọi bỏ thầu. Thứ hai là quyết định của Thủ tướng Hungary Viktor Orban bị cáo buộc nhằm che giấu một số chi tiết của hợp đồng có liên quan đến an ninh quốc gia.

Ủy ban châu Âu (EC) đã cho phép thực thi thỏa thuận giữa Nga - Hungary khi thoả thuận này được ký kết hồi tháng 1/2014.

Brussels đang cố gắng ngăn chặn một dự án năng lượng lớn khác của Nga, với tên gọi Dòng chảy phương Nam, vốn được lên kế hoạch để cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Biển Đen. Vào cuối năm 2014, Moscow hủy bỏ dự án, với lý do lập trường của Liên minh châu Âu EU "không mang tính xây dựng".
Paks là nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Hungary, tạo ra hơn 50% sản lượng điện quốc gia của Hungary vào năm 2013.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã kêu gọi EU xem xét lại lệnh trừng phạt nhắm mục tiêu vào các ngành công nghiệp quốc phòng, ngân hàng, năng lượng của Nga do cáo buộc Moscow giữ vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng Ukraine; đồng thời, ông kêu gọi cải thiện quan hệ giữa Moscow và EU.

Cùng với ông Orban, một số chính trị gia châu Âu cao cấp, bao gồm Tổng thống Czech Milos Zeman và Thủ tướng Slovakia Robert Fico cũng lên tiếng kêu gọi Brussels dỡ bỏ lệnh trừng phạt hoặc không thực thi các biện pháp mới nhằm vào Nga.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh thị trường truyền thông thế giới. Sputnik sẽ chính thức thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Phương Lâm (lược dịch)

Lính Nga nhận AK-12 và AK-103 mới, phương Tây bắt đầu..."rét"

Ngày đăng : 23/02/15 06:16
Giới chuyên gia cho rằng việc Nga trang bị 2 mẫu súng trường AK mới đã đánh dấu nỗ lực không ngừng của nước này trong tiến trình hiện đại hóa quân sự nhưng cũng làm lộ ra những điểm yếu lâu nay.
Những quan ngại về khả năng Nga dấn sâu can thiệp vào cuộc chiến tại miền đông Ukraine và hoạt động mở rộng tầm ảnh hưởng ngày càng lớn tại Đông Âu, đã khiến phương Tây theo dõi sát sao mọi động thái tăng cường sức mạnh quân đội của Moscow.
Trang bị 2 mẫu AK mới
Hồi tháng Một năm nay, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông Yuriy Borisov cho biết quân đội nước này đã quyết định chọn 2 súng trường tiến công là AK-12 và AK-103-4 do Tập đoàn Kalashnikov Concern (tiền thân là Nhà máy Izhmash) sản xuất, làm súng bộ binh cơ bản mới nằm trong bộ trang bị cá nhân Ratnik.
Binh sĩ Nga sử dụng súng trường AK-12. 
Theo tờ Washington Post, quyết định chọn súng trường AK-12 bắn đạn cỡ 5,45x39 mm và AK-103-4 bắn đạn cỡ 7,62x39 mm, sẽ là cơ hội giúp binh sĩ Nga tăng khả năng chiến đấu hiệu quả.
Thậm chí, Bộ Quốc phòng Nga cũng quyết định tăng số lượng bộ đồ Ratnik từ 50.000 đơn vị lên thành 70.000 đơn vị. Bộ trang bị Ratnik của Nga dùng để bảo đảm hiệu quả chiến đấu của binh sĩ trên chiến trường bao gồm gần 50 thành phần khác nhau như súng bộ binh, các máy ngắm, phương tiện bảo vệ, thiết bị liên lạc và định vị. Trong đó, một số loại vũ khí mới ra mắt nằm trong bộ Ratnik đã được quân đội Nga sử dụng khi tiến vào bán đảo Crimea hồi đầu năm 2014.
AK-12 trông khá giống với người tiền nhiệm AK-74M và cả hai có một số thành phần chung. Giá thành dự kiến của AK-12 ước tính chỉ nhỉnh hơn AK-74M khoảng 25%.
Súng trường AK-12 thuộc lớp súng AK thế hệ thứ 5, có nhiều cải tiến về khả năng hoạt động như độ xung giật nhỏ hơn AK-74M. Công việc thiết kế AK-12 được bắt đầu vào tháng 8/2011 và phiên bản đầu tiên ra mắt vào ngày 24/1/2012. Súng dùng hộp đạn 30 viên như AK-74 nhưng cũng có thể dùng các hộp đạn 60 - 95 viên. Trong khi đó, AK-103-4 là biến thể mới nhất của AK-47 sử dụng cỡ đạn 7,62 mm.
Súng AK-103-4. 
Để trang bị cho bộ Ratnik, Nga đã cho thử nghiệm 4 loại súng trường tiến công: 2 loại bắn đạn 5,45х39 mm và 2 loại bắn đạn 7,62х39 mm là АK-12 và АK-103-4 của Tập đoàn Kalashnikov, cùng А-545 và А-762 của Nhà máy Degryarev ở Kovrov. Theo đó, А-545 và А-762 là các biến thể cải tiến của súng AEK-971/973 được phát triển vào đầu thập niên 1980 cho chương trình thay thế AK-74М.
Phương Tây nên dè chừng Nga?
Theo biên tập viên của tạp chí quân sự uy tín IHS Jane's Defence Weekly tại Anh, ông Nick de Larrinaga, "Nga nên cải thiện kỹ năng sử dụng những vũ khí nằm trong bộ Ratnik cho các binh sĩ nước này".
Còn Washington Post thì cho rằng Nga đang cố gắng vực dậy khả năng sẵn sàng chiến đấu và kỷ luật của quân đội nước này, vốn bị xuống dốc trong giai đoạn đầu thập niên 1990 và 2000. Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ đã đạt được, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra nghi ngờ về năng lực của quân đội Nga.
Chuyên gia quân sự Nga kiêm Phó Tổng biên tập tờ YezhednevnyZhurnal, ông Alexander Goltz nhận định Tổng thống Vladimir Putin đang cố gắng tiếp cận "mọi công tác" nhằm giúp mở rộng năng lực sản xuất vũ khí của quốc gia này.
Tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ, ông Vincent Stewart cho rằng hiện đại hóa quân sự là ưu tiên hàng đầu của Nga. 
"Mục tiêu của quân đội Nga không chỉ là cho ra đời các mẫu súng trường Kalashnikov mới mà còn cả những loại vũ khí phục vụ tham vọng hạt nhân của Tổng thống Putin", chuyên gia Golts nói.
Tuy nhiên, theo ông Golts, "Nga muốn sản xuất dàn trải tất cả hệ thống quân sự từ những loại súng cỡ nhỏ cho tới tên lửa Topol. Điều đó đồng nghĩa với việc không một chương trình quân sự nào của Nga được hỗ trợ đầy đủ về nguồn tài chính".
Nhận định của ông Golts được đưa ra trong bối cảnh, quân đội Nga đang phải tiếp tục nỗ lực giảm thiểu tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu liên quan tới những cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine. Nhưng thực tế, rất ít bằng chứng cho thấy lệnh trừng phạt của phương Tây có thể khiến Nga giảm bớt quyết tâm trên con đường hiện đại hóa quân sự.
"Bất chấp giá dầu giảm, đồng rúp rớt giá và cả lệnh trừng phạt, hiện đại hóa quân sự vẫn là ưu tiên chiến lược hàng đầu của Nga", Tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ, ông Vincent Stewart nhận định.
"Tôi cho rằng trong thời gian ngắn tới, không một tác động nào từ lệnh trừng phạt hay nền kinh tế có thể làm thay đổi tham vọng xây dựng các lực lượng chiến lược hùng mạnh của Nga, nhằm đối phó với những nỗ lực trên toàn cầu của chúng ta", Tướng Stewart nói thêm.
Còn theo giới chuyên gia, cam kết hiện đại hóa quân sự của chính phủ Nga là bằng chứng rõ nhất về việc Moscow sẵn sàng chi một khoản tiền lớn. Nhưng điều đó không có nghĩa là các lệnh trừng phạt và sự cô lập của thế giới không tác động tới tham vọng quân sự của Nga, theo chuyên gia quốc phòng Colby Howard.
Điển hình, hồi năm ngoái, Pháp đã từ chối chuyển cho Hải quân Nga hai chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral. Ngay cả, những hợp đồng quân sự quy mô nhỏ hơn với phương Tây của Nga cũng bị hủy bỏ hoặc trì hoãn.
Những dự án này bao gồm việc cung cấp các động cơ diesel cho ngành đóng tàu Nga do công ty MTU Friedrichshafen GmbH của Đức đảm nhận hay tổ hợp huấn luyện bộ binh trị giá 100 triệu USD được một công ty khác của Đức là Rheinmetall chịu trách nhiệm thi công.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Washington Post, nhật báo lớn nhất và là lâu đời nhất tại Washington D.C, Mỹ. Bên cạnh những tờ báo lớn khác như The New York Times, The Wall Street Journal và Los Angeles Times, The Washington Post thường đăng tải các phóng sự về Nhà Trắng, Quốc hội và những khía cạnh khác của chính phủ Mỹ.
MINH THU (lược dịch)

Phương Tây “phát hoảng” vì sức mạnh quân sự của Nga

08:41 23-02-2015
suc manh quan su cua Nga
Sức mạnh quân sự của Nga khiến phương Tây "lo ngại"

Hiện tại quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức thấp nhất sau thời chiến tranh lạnh, thấp đến mức nhiều quan chức phương Tây đã nghĩ ra một kịch bản xung đột quân sự với Nga, tuy nhiên khi nhìn lại lực lượng quân sự của Nga các quan chức phương Tây phải "phát hoảng" vì sức mạnh quân sự của Nga.

Quan chức EU tỏ ra "phát hoảng" nặng nhất trong những người "bị sốc vì sức mạnh của Nga" là người đã từng đứng đầu không quân Anh quốc ông Michael Graydon. Theo ông Graydon với các lợi thế quân sự mạnh mẽ của quân đội Nga thì quân đội Anh sẽ bị "tàn sát" nếu phiêu lưu vào một cuộc đối đầu quân sự với Nga và nước Anh sẽ không thể trụ quá một tuần nếu cuộc chiến đó thật sự xảy ra.
Trước đó trong cuộc khủng hoảng tìm kiếm một "tàu ngầm lạ", Tướng Sverker Goranson của Thụy Điển đã thừa nhận rằng lực lượng quân sự của nước ông đang "trong tình trạng rất nghèo nàn". Ông cũng nói thêm rằng nước ông sẽ không bao giờ đứng lên để chống lại "Liên Xô hoặc Nga" trừ khi có hỗ trợ quân sự từ những nước đồng minh khác.
Tư lệnh NATO ở châu Âu ông Philip Breedlove cũng đã đặt câu hỏi về khả năng thực sự của liên minh NATO có thể "đáp ứng hợp lý" các mối đe dọa quân sự lớn tiềm năng. Ông cũng đặt câu hỏi về sự thiếu linh hoạt và khả năng thật sự của NATO để nhanh chóng đưa ra phản ứng với các mối đe dọa đang nổi lên, làm cho ông thấy "thiếu tự tin" về hiệu quả thật sự của NATO.
Cựu Tổng thư ký NATO ông Anders Fogh Rasmussen thì không ngần ngại bày tỏ nghi ngờ rằng châu Âu sẽ không thể chống trả lại sức mạnh quân sự của Nga. Những nước ở châu Âu đã cắt giảm chi tiêu quân sự của họ trong nhiều năm qua, vì vậy họ sẽ chẳng thể bảo vệ mình trước Nga mà không có sự trợ giúp của quân đội Mỹ.
Vừa qua, Tướng Ben Hodges của Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí "The Wall Street Jounal" hồi đầu tháng 2.2015, đã lo ngại rằng Nga đang sở hữu quá nhiều vũ khí vượt trội cũng như tốc độ tăng cường sức mạnh quốc phòng của Nga ngày càng được gia tăng, trong khi khả năng quân sự của phương Tây đã giảm đáng kể sau vài năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Thiên Hà (theo RIA)

Ba giấc mơ của EU đã biến thành ác mộng

Những nỗ lực chưa có kết quả về vấn đề ở Ukraine và Hy Lạp không những cho thấy những hạn chế của EU mà còn chứng minh rằng, những gì mà tổ chức này đang đại diện đang dần vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Có ba tin tức chính về EU mà ai cũng quan tâm. Thứ nhất là những lộn xộn trong việc giải quyết xung đột tại Ukraine. Thứ hai là những vấn đề của Hy Lạp và đồng euro. Thứ ba là dòng người tị nạn từ châu Phi và Trung Đông ngày càng tăng lên, làm đủ mọi cách để thoát hiểm sang châu Âu.
Lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đang bắn đạn súng cối ở bên ngoài làng Sanzharivka.
Về Ukraine, có thể nói rằng các nhà lãnh đạo của các nước phương Tây đã mắc sai lầm nghiêm trọng. Chúng ta đã nghe rất nhiều lần rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin bị so sánh với Hitler hay Stalin, chính phủ cũng nói rằng khủng hoảng hiện tại bắt nguồn từ “chủ nghĩa bành trướng” của Nga. Nhưng ngòi nổ thực sự của vấn đề này chính là việc EU liên tục mở rộng lãnh thổ của mình, tiến đến sát nước Nga. Như Thủ tướng Anh David Cameron đã từng phát biểu, đó sẽ là một “châu Âu” trải dài từ Đại Tây Dương cho đến dãy Ural của Nga.
Nguyên nhân ở đây không phải là mong muốn chào đón người Nga tại Crimea trở về đất nước quê hương của ông Putin, hay là để hỗ trợ người Nga ở miền Đông Ukraine trong những nỗ lực không bị lôi kéo bởi chính phủ hiện tại của Kiev để đến với EU và NATO. Thực tế, đó là vì một tổ chức được thành lập dựa trên lòng tin rằng nó có thể xóa bỏ chủ nghĩa dân tộc, nhưng lại gặp phải lòng tự tôn mạnh mẽ đến mức nó không thể bị xóa bỏ. EU đã chọc con gấu và nó đã phản ứng lại một cách đương nhiên.
Bên cạnh đó, EU đã tin rằng họ có thể hàn gắn toàn châu Âu bằng cách sử dụng đồng tiền chung. Đây đơn thuần là giấc mơ chính trị và chưa bao giờ bắt nguồn từ kinh tế thực tiễn. Hy Lạp, với việc cuộc sống của người dân và nền kinh tế đã bị tàn phá, cuối cùng cũng đã bầu cử lập ra một chính phủ đã hứa sẽ kết thúc tất cả những nỗi khổ trên, nhưng cùng lúc đó vẫn phải bám lấy chính thứ đã gây ra tình trạng này để đảm bảo an toàn. Cũng giống như Ukraine, lãnh đạo của các nước EU quyết tâm giữ vững lòng tin của mình, ngay cả khi nó đang gặp phải một vấn đề không có cách giải quyết rõ ràng.
Giấc mơ tiếp theo của EU giờ đây đang gặp những thách thức lớn, đó là chính sách tị nạn của họ. Theo Công ước Lisbon, các nước thành viên EU luôn chào đón những người tị nạn. Nhưng theo một số điều luật, trách nhiệm pháp lý của họ thuộc về đất nước đầu tiên mà họ đặt chân đến EU, mà với những nước đang phá sản như Ý và Hy Lạp điều đó là không thể.
Để chống lại luật lệ này, họ đã cố gắng điều phối dòng người tị nạn sang các nước phương Bắc giàu hơn như Đức, Thụy Điển và Anh, và thực tế đó là những nước mà phần lớn người di cư cũng hi vọng được đến. Chính sách nửa vời này đã khiến các nước châu Âu không muốn đi đến ngọn nguồn của sự việc, và giống như Ukraine và đồng euro, nó dường như trở thành một vấn đề không thể vượt qua.
Ba giấc mộng trên đang dần sụp đổ trước những diễn biến mà EU từ lâu đã bỏ qua. Từ giấc mơ cho đến sự bức xúc và cuối cùng là ác mộng, EU đang đi qua chuỗi sự kiện điển hình để thoát khỏi một ảo tưởng. Mặc dù vẫn chưa đến mức toàn bộ mọi thứ đều sụp đổ, nhưng họ đang ngày một gần nó hơn.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang điện tử của tờ Telegraph (Anh), một nhật báo khổ rộng phát hành buổi sáng hàng ngày tại Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác.
Anh Tuấn (lược dịch)

Học giả, nhà báo Mỹ-Nhật bênh Nga, đòi “xử” Mỹ vụ Ukraine

Mới đây, một học giả Nhật và một nhà báo Mỹ đã lên tiếng tố cáo Washington và đòi điều tra về những hành động nước này đã tiến hành ở Ukraine.
Học giả Nhật khẳng định Mỹ gây ra thảm họa cho Ukraine
Mới đây, học giả kiêm nhà văn nổi tiếng của Nhật Bản là ông Toshihiko Siobara đã đưa ra tuyên bố rằng, người Nhật đang nhầm lẫn về Nga và Hoa Kỳ. Trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, không phải Moscow mà chính Washington mới là người có lỗi.
Kết luận cũng được ông trình bày trong cuốn sách “Ukraine-gate: Essence of Crisis”, được phát hành tại Nhật Bản vào cuối năm ngoái. Mấy hôm trước, tác giả đã chia sẻ quan điểm của ông với phóng viên Andrei Ivanov của đài phát thanh Sputnik về các sự kiện bên trong và xung quanh Ukraine.
“Cuốn sách được in một nghìn bản viết về một Hoa Kỳ ‘không tốt’. Nhưng dù sách đã bán gần hết, vẫn rất ít người biết về một nước Mỹ như vậy, bởi các phương tiện truyền thông phương Tây không sẵn sàng góp phần chuyển tải, đưa ý tưởng này tới nhiều người đọc”.
“Tôi là thành viên Câu lạc bộ Valdai và đã nhiều lần dùng bữa với Tổng thống Putin. Như thế không có nghĩa là tôi chỉ viết những điều tốt đẹp về ông. Tôi đã nghiên cứu nước Nga hơn 10 năm và tôi cũng viết về những vấn đề của ông Putin” - nhà văn Nhật chia sẻ.
Ông Toshihiko Siobara nhấn mạnh rằng, bản thân ông làm điều này không vì ông Putin, mà với cương vị là một nhà khoa học và nghiên cứu những sự kiện thực tế, ông khẳng định sự thật là cuộc khủng hoảng của Ukraine không phải do Nga mà là Mỹ tạo nên, bởi thế Washington mới là kẻ gây ra thảm họa cho đất nước này.
Ông đưa ra dẫn chứng là sự kiện diễn ra từ tháng 11 năm 2013, đặc biệt là cuộc trò chuyện tai tiếng của Thứ trưởng Ngoại giao Nuland với Đại sứ Mỹ tại Ukraine ngày 11-2-2014. Điều này khẳng định là tình hình Ukraine hiện nay là do Mỹ gây nên, nhưng hầu hết dân chúng phương Tây tin rằng, Nga có lỗi.
Trong cuốn sách của mình, vị học giả Nhật trình bày, Hoa Kỳ thực hiện một chính sách được gọi là chủ nghĩa tân bảo thủ hoặc chủ nghĩa tân tự do. Trong đó, thị trường chiếm lĩnh vai trò rất lớn. Để điều khiển thế giới, Mỹ đang dần làm cho thị trường càng tự do hơn và nhờ đó gia tăng sự hùng mạnh của nước Mỹ.
OSCE khẳng định không có quân Nga ở miền Đông Ukraine
OSCE khẳng định không có quân Nga ở miền Đông Ukraine
Khi ông Obama lên nắm quyền, nhiều người nghĩ Hoa Kỳ đã thay đổi. Nhưng đấy là sự nhầm lẫn. Quyền lực ở Mỹ thuộc về giới quân sự, các nhà công nghiệp, bộ máy quan chức, những nhân vật không hề bị thay đổi. Vì vậy, dưới thời ông Obama chính sách của Mỹ cũng không chuyển biến đáng kể.
Trong giai đoạn tháng 11 và 12 năm 2013, khi Tổng thống Viktor Yanukovych lưỡng lự trước quyết định liên kết với EU, Hoa Kỳ đã tăng cường hành động xúi giục các nhân vật dân tộc chủ nghĩa trong chính quyền Ukraine, dùng họ như một lực lượng đối lập chống ông Yanukovych.
Thông qua các mạng xã hội, truyền hình cáp, Twitter, các phương tiện truyền thông mà chính phủ không kiểm soát, khai thác đúng mô hình đã thành công trong "Mùa xuân Ả Rập", người Mỹ đã khơi dậy ở Ukraine các lực lượng và công cụ chống chính phủ, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Cuộc khủng hoảng chính là kết quả của thực tế nước Mỹ đã xúi giục được các phần tử dân tộc chủ nghĩa lật đổ Tổng thống Yanukovych. Tuy nhiên, những chính trị gia Mỹ có lương tâm đã thừa nhận rằng, cựu Tổng thống Yanukovych được bầu một cách dân chủ, vì vậy ngay cả những cáo buộc tham nhũng cũng không thể biện minh cho việc lật đổ ông bằng cuộc cách mạng bạo lực.
Nếu tìm hiểu việc tiếp đến Crimea đã sáp nhập với Nga, có thể nhận ra ở đây là hệ quả của cuộc đảo chính ở Kiev. Người Ukraine không muốn hiểu những người Nga sống ở Crimea, nhưng rõ ràng nếu bán đảo này không sáp nhập với Nga thì có thể có hàng chục ngàn người đã bị giết hại như ở Lugansk và Donetsk.
“Ai cứu người dân Crimea? Là ông Putin. Không lẽ điều đó là xấu? Không, điều xấu là nước Mỹ đã tạo ra tiền lệ cho những hành động như vậy, kích động chủ nghĩa dân tộc. Nói gì thì nói, Mỹ là kẻ đã gây ra điều đó nhưng các phương tiện truyền thông phương Tây chẳng thể nào lên tiếng chỉ trích Mỹ” - ông Toshihiko Siobara viết.
OSCE cũng tuyên bố, lệnh ngừng bắn được thực hiện nghiêm chỉnh
OSCE cũng tuyên bố, lệnh ngừng bắn được thực hiện nghiêm chỉnh
Học giả Mỹ đòi điều tra vai trò của Washington trong cuộc đảo chính ở Ukraine
Sau khi thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 có hiệu lực, các chuyên viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE đã tiến hành cuộc thanh tra tại khu vực Rostov (Liên bang Nga), theo điều khoản của Hiệp ước Vienna năm 2011, nhưng không tìm thấy “dấu vết chiến đấu” của quân đội Nga ở sát gần Ukraine
Một nhóm các chuyên viên quân sự đến từ Hà Lan, Đan Mạch và Đức đã rà xét một khu vực rất rộng với tổng diện tích 13.000 km vuông sát gần biên giới Ukraine. Các chuyên viên quân sự châu Âu đã quan sát khu vực lựa chọn không chỉ trên mặt đất, mà cả từ máy bay trực thăng.
Các thanh tra viên quân sự Hà Lan, Đan Mạch và Đức cũng như các đồng nghiệp của họ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine  trong chuyến thanh sát trước đó, đã không hề phát hiện thấy có hoạt động quân sự nào của quân đội Nga trong khu vực Rostov giáp biên giới với Ukraine.
Đồng thời, các toán giám sát của OSCE, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch OSCE là Bộ trưởng Ngoại giao Serbia Ivitsa Dachich, cũng ghi nhận một thực tế là hầu khắp khu vực miền đông Ukraine đã tuân thủ chặt chẽ Thỏa thuận ngừng bắn, trừ điểm nóng Debaltsevo.
Tuy việc tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận ngừng bắn được thể hiện trong báo cáo hàng ngày và được công khai trên các trang web của phái đoàn OSCE nhưng ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, nước này và EU vẫn tiếp tục xem xét khả năng trừng phạt Liên bang Nga10:24
Ông tuyên bố là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đang có "sự thảo luận nghiêm túc" về triển vọng áp đặt lệnh trừng phạt mới chống Nga.  Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, ông tin rằng các nước đồng minh phương Tây sẽ có biện pháp bổ sung trong trường hợp lệnh ngừng bắn ở Ukraine bị vi phạm.
Đồng thời, ông Kerry một lần nữa xác nhận việc Washington tiếp tục nghiên cứu những khả năng cung cấp vũ khí cho Kiev.
Đoàn xe của OSCE được lực lượng an ninh Ukraine hộ tống
Đoàn xe của OSCE được lực lượng an ninh Ukraine hộ tống
Trong bối cảnh đó, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra là việc nhà báo Mỹ Robert Perry đã tuyên bố rằng, Quốc hội Hoa Kỳ nên tiến hành các cuộc điều tra độc lập và đánh giá nghiêm túc hơn về các khẳng định của Bộ Ngoại giao nước này đối với Ukraine.
Ví dụ, các nghị sĩ có thể làm rõ vai trò của trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Victoria Nuland và đại sứ Mỹ Jeffrey Payette trong việc dàn dựng cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, lật đổ tổng thống hợp hiến Viktor Yanukovych bằng bạo lực.
Ông Robert Perry cũng cho rằng, sẽ không hề thừa nếu Quốc hội Mỹ đề nghị các cơ quan tình báo cung cấp thông tin về các phần tử phát xít mới ở Maidan, về những tay súng bắn tỉa bí ẩn đã làm cho tình hình trở nên trầm trọng, mà Mỹ và phương Tây đổ cho là người của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych.
Theo lời nhà báo Mỹ, Quốc hội còn cần làm rõ vai trò của chính phủ Mỹ tại thời điểm Ba Lan, Pháp và Đức đàm phán để ông Yanukovych chấp nhận các yêu sách của Maidan, ngay sau đó diễn ra sự lật đổ chế độ và xuất hiện chính phủ mới thân phương Tây được Hoa Kỳ công nhận ngay lập tức.
Trong một động thái có liên quan, Thượng nghị sĩ Crimea Olga Kovitidi đã đề nghị lập tòa án quốc tế về Ukraine. Ông đã kiến nghị Hội đồng Liên bang Nga trình lên Liên Hợp Quốc thực thi sáng kiến ​​lập một tòa án quốc tế xét xử tội phạm giết hại dân thường ở Ukraine.
Theo quan điểm của vị thượng nghị sĩ, tất cả những ai đã phái binh sĩ đến Donbass cần phải ra trước vành móng ngựa trong tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc. Nếu tội ác chiến tranh không bị xét xử và trừng phạt, điều đó sẽ đặt ra tiền lệ để tái diễn các sự kiện tương tự trong tương lai.
Sáng kiến ​​của thượng nghị sĩ Kovitidi nhận được sự ủng hộ của một thượng nghị sĩ khác cũng từ Crimea, thành viên Ủy ban đối ngoại Sergey Tsekov. Tuy nhiên ông đề nghị thành lập tòa án không phải thuộc Liên Hợp Quốc mà là thuộc Liên minh Á-Âu, mới đảm bảo “khách quan trong những đánh giá và phán quyết”.
Theo Huy Bình

Quân đội Úc triển khai dọn dẹp bão

Queensland, ÚcCác cơn bão gây ra mưa lớn và gió mạnh, làm cô lập nhiều khu vực bị ảnh hưởng.
Đông đảo binh lính Úc đã được triển khai ở Queensland để giúp dọn dẹp sau khi một cơn bão nhiệt đới mạnh gây thiệt hại trên diện rộng ở các khu vực duyên hải.
Ước tính 1.500 ngôi nhà bị hư hại và 100 gia đình mất nhà cửa sau khi bão lốc Marcia xảy ra vào hôm thứ Sáu.
Khoảng 50.000 hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn còn bị mất điện tại các thị trấn Rockhampton và Yeppoon.
Trong khi đó, tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố ở Northern Territory sau cơn bão Lam hôm thứ Sáu.
Cơn bão này gây gió mạnh hơn 200km/h và mưa lớn làm cô lập các cộng đồng ở Top End, mạn bắc của bang.

Các thị trấn nhỏ ở các vùng xa xôi hẻo lánh có thể còn phải mất thời gian lâu hơn nữa để điện được phục hồi Mark Bailey, Bộ trưởng Năng lượng Queensland
Chưa có tin về bất kỳ thương vong nghiêm trọng nào ở Queensland lẫn Northern Territory.
Tuy nhiên, phí tổn của việc sửa chữa, khắc phục hậu quả có thể lên tới hàng tỷ đô la, theo tường trình của phóng viên BBC Phil Mercer từ Sydney.

Xếp hàng dài

Hàng trăm binh sĩ và kỹ sư quân đội đang có mặt ở Queensland vào lúc chiến dịch dọn dẹp bắt đầu.
Đã có lũ trên diện rộng ở trong vùng và ở mạn nam cũng như nội địa, với nhiều cầu, đường bị lũ quét trôi.
Một số thị trấn nhỏ và các trung tâm trong vùng bước vào ngày thứ tư không có điện.
QueenslandLũ lớn xảy ra đã cuốn trôi nhiều cầu, đường trên đường đi, trong lúc mạng điện bị cắt đứt ở nhiều nơi.
Các nỗ lực khẩn cấp vẫn đang được tiến hành để khôi phục điện cho các dịch vụ quan trọng như bệnh viện và nhà máy nước thải.
Xếp hàng dài diễn ra tại các trạm xăng dầu trong suốt cuối tuần qua, trong khi máy phát điện được lắp đặt để giữ cho đèn giao thông vận hành.
Chính phủ Queensland nói nhiều trường học công bị đóng cửa vào hôm thứ Sáu sẽ được mở cửa trở lại vào ngày thứ Hai.
Bộ trưởng Năng lượng bang Queensland, ông Mark Bailey nói có thể phải mất ít nhất một tuần "nếu không phải là lâu hơn" để khôi phục cung cấp điện cho các hộ gia đình và doanh nghiệp do mức độ thiệt hại xảy ra với mạng lưới điện.
"Các thị trấn nhỏ ở các vùng xa xôi hẻo lánh có thể còn phải mất thời gian lâu hơn nữa để điện được phục hồi", ông Bailey nói.

Âm mưu ‘thay màu da trên xác chết tại Ukraine’ rất nguy hiểm

07:23 23-02-2015
thay mau da tren xac chet

Sau khi Debaltseve thất thủ với cuộc triệt thoái quân đầy chết chóc, chính quyền Ukraine đã có liên tiếp hai động thái nhằm mục đích cuối cùng là ‘thay màu da trên xác chết’ nhưng đây là điều hết sức nguy hiểm.
Động thái thứ nhất tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã yêu cầu quân mũ nồi xanh - một lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đến Ukraine để giám sát và đảm bảo quá trình ngừng bắn giữa các bên được tuân thủ một cách đầy đủ.
Nhưng có thể tin chắc chắn rằng Ukraine sẽ không chào đón lính Nga trong lực lượng mũ nồi xanh như ông Poroshenko tuyên bố. Còn các nước như Ấn Độ, hay Brazil cũng chẳng muốn gửi lính của họ đến nơi nguy hiểm như Donbas.
Do đó, Ukraine có liền động thái thứ hai nhằm đáp ứng ngay cho đề xuất từ động thái số 1. Tổng thống Poroshenko cũng vừa ký một sắc lệnh thông qua các thỏa thuận giữa Ukraine, Ba Lan và Lít-va. Theo đó, 3 nước sẽ cùng nhau hợp tác tạo ra một đơn vị quân sự chung, được gọi là lữ đoàn Ukraine - Ba Lan - Lít-va. “Lữ đoàn mới được tạo ra với mục đích tham gia vào các hoạt động quốc tế do Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc thực hiện, dưới sự điều hành chung của 3 nước”, phía Kiev cho biết.
Như vậy là nếu LHQ bật đèn xanh thì Ba Lan và Lít-va sẽ gấp rút gửi quân đến Ukraine để thực thi sứ mệnh “gìn giữ hòa bình”. Khi đó thì các trang bị khí tài của phương Tây có thể theo quân Ba Lan và Lít-va đến Ukraine.
Vấn đề đặt ra là đạo quân 3 nước này có thể gìn giữ hòa bình ở Donbas không? Nếu các yêu cầu của phe ly khai không được giải quyết thì chiến sự sẽ tiếp diễn và e rằng khi đó không chỉ có máu của người Ukraine đổ mà còn có máu của người Lít-va, Ba Lan.
Việc cho quân đội nước ngoài hiện hữu trên lãnh thổ Ukraine cũng có thể mở đường để không chỉ quân đội Lít-va hay Ba Lan mà có thể quân đội các quốc gia như Anh, Mỹ hiện diện sau này. Các xác chết binh sĩ tử trận trên đất Ukraine sẽ không chỉ còn người da trắng mà còn có thể người da màu (Anh, Mỹ, Pháp, Bỉ…).
Trong hoàn cảnh hiện giờ, Kiev không muốn đơn độc trong cuộc chiến đấu với phe ly khai. Tuy nhiên, việc mở rộng thành phần tham chiến sẽ là một điều cực kỳ nguy hiểm. Cuộc chiến khi ấy không chỉ còn là nội bộ của Ukraine mà là cuộc chiến đa quốc gia. 
Thậm chí, nó có thể mở đầu cho cuộc chiến tranh thế giới lần 3 như chính các nhân vật chính trị hàng đầu thế giới (cựu ngoại trưởng Mỹ Henri Kissinger hay cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev) cảnh báo. Dù kế sách thay màu da trên xác chết thật sự rất nguy hiểm.
Anh Tú (theo RT và Reuters) 

Vì sao quân đội Kiev thua phe ly khai?

Việc để mất thành phố Debaltsevo hôm 18/2 sau thất bại tại cứ điểm sân bay Donesk một lần nữa cho thấy dù với quân số đông hơn, trang bị vũ khí nhiều hơn nhưng quân đội chính phủ Ukraina vẫn không thể chiến thắng được phe ly khai. 

Quân đội Ukraina rút khỏi Debaltsevo
Quân đội Ukraina rút khỏi Debaltsevo

 Đại sứ quán Mỹ từng thảo kịch bản đảo chính tại Ukraine
Lực lượng nổi dậy bắn tên lửa từ căn cứ tại thành phố Gorlivka, vùng miền đông Donetsk ngày 18/2 (Nguồn: AFP)

Dựa vào đâu phe ly khai ở miền đông Ukraina lại có thể liên tiếp đánh thắng quân đội chính phủ?
Ngày 18/2, quân đội Ukraina đã buộc phải rút khỏi thành phố Debaltsevo ở miền đông trước sức ép của lực lượng ly khai. Đích thân Tổng thống Porochenko, từ sân bay Kiev đã thông báo việc rút khỏi Debaltsevo, trước khi ông bay đến vùng chiến sự để gặp gỡ những quân nhân đã buộc phải di tản khỏi thành phố này.
Debaltsevo, một thành phố có vị trí chiến lược, là chốt chặn quan trọng nằm giữa hai vùng Donetsk và Lugansk.
Việc chiếm được Debaltsevo là thành quả đầu tiên của sự phối hợp giữa lực lượng Donetsk và Lugansk. Trước đó, ngày 20/1, quân đội Ukraina đã đơn phương rút khỏi sân bay Donesk trong im lặng sau nhiều cuộc tấn công nhằm đẩy lùi lực lượng dân quân Donetsk, nhưng bất thành.
Tính đến nay, phe ly khai Ukraina đã kiểm soát một vùng lãnh thổ trải dài 200 dặm từ Biển Đen cho đến biên giới với Nga. Trong đó có các thành phố Donetsk và Lugansk, 2 trong 3 thành phố lớn nhất miền đông Ukraina.
Nếu theo dõi tình hình chiến sự tại miền đông Ukraina suốt từ đầu đến giờ, hẳn chúng ta thấy rõ thời gian đầu, lực lượng ly khai bị quân chính phủ tấn công liên tiếp và buộc phe ly khai phải rút vào cố thủ, nhưng thời gian gần đây, cuộc chiến đã có diện mạo hoàn toàn khác.
Quân đội Ukraina đông đảo và thiện chiến hơn so với nhóm ly khai. Kiev đang có hơn 41.000 quân, với vài ngàn người nữa đăng kí tham gia dân quân tự nguyện. Còn con số này ở phe ly khai là chưa rõ, nhưng nằm trong khoảng 10.000 - 20.000. Nhưng Quân đội Ukraina lại có sự tổ chức yếu kém đến trầm trọng, điều này là một trong số những lý do vì sao đến bây giờ nó vẫn chưa đánh bại được phe ly khai.
Trong phần lớn thời kì hậu Liên Xô, quân đội Ukraina giống như một cái bãi phế thải hơn là một quân đội đích thực. Hàng ngàn xe tăng và xe bọc thép, cùng với hàng trăm máy bay, bị bỏ không. Quân đội được tài trợ một phần qua quỹ đặc biệt của chính phủ, quỹ này lấy tiền từ việc bán vũ khí và cơ sở hạ tầng quân sự mà Ukraina sở hữu. Nhà phân tích quân sự Vyacheslav Tseluyko từng viết: “Lực lượng vũ trang Ukraina đang ở trong tình trạng đình trệ, không hề có một lý do nào để tồn tại”.
Đến năm 2000, binh lính có mức lương thấp và ít được huấn luyện đã chiếm 90% sức mạnh quân sự. Rất ít trong số hàng trăm máy bay có thể hoạt động. Phần lớn quân đội được đặt ở phía tây gần biên giới với NATO – một liên minh mà Kiev muốn gia nhập.
Tất cả những điều này được hi vọng là sẽ thay đổi vào năm 2008. Một chính quyền thân NATO lên nắm quyền năm 2007 với chương trình hiện đại hóa quân đội đầy tham vọng, được chia thành nhiều phần như một sự phản ứng với cuộc chiến giữa Nga và Gruzia. Ngân sách quốc phòng của Kiev được tăng thêm 1/3, với quỹ đặc biệt sẽ chi trả phần lớn tổng số tiền này. Nếu kế hoạch được thực hiện, quân đội Ukraina sẽ chuyên nghiệp hơn, mua sắm trang thiết bị hiện đại và chuyển căn cứ về phía đông thay vì hướng về phía tây để đối đầu với NATO.
Nhưng nó lại diễn ra vào thời điểm tệ nhất. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 quét qua Ukraina, khiến tất cả kế hoạch bị chệch hướng. Quân đội phải vật lộn mới có thể chi trả các chi phí thông thường.
Thay vì tăng lên 1/3, ngân sách quốc phòng bị cắt bớt đi đúng bằng con số đó. Binh lính phải ăn những suất ăn ngoài chiến trường vì đã không còn tiền để chi trả cho các nhà thầu làm việc trong nhà bếp quân đội. Các hoạt động diễn tập giảm đến tối thiểu.
Quân đội Ukraina đã phần nào hồi phục trước khi phải bắt đầu cuộc chiến với phe ly khai. Nó không còn là gánh nặng nữa, nhưng quân đội vẫn còn quá lớn, với nhiều vị trí nhân sự bị thừa thãi. Còn các binh lính, thủy thủ và phi công cũng nhận thấy kĩ năng của họ đã bị thui chột.
Khi cuộc xung đột mới diễn ra, phần lớn vũ khí của quân ly khai là những trang thiết bị hay vũ khí bị thu giữ và được mua ở thị trường dân sự, theo ARES, một công ty tư vấn chuyên lần theo các vũ khí sử dụng trong chiến tranh vũ trang.
Cả 2 phe đều đang phần lớn sử dụng những vũ khí hạng nhẹ từ thời Liên Xô. Bao gồm các phiên bản của súng trường Kalashnikov cổ điển và súng máy hạng nhẹ RPK. Một vài tay súng ly khai còn liều mình sử dụng súng trường Mosin-Nagant từ thời Thế chiến thứ II. Họ cũng có thể tự sản xuất súng bán tự động.
Với nhiều loại vũ khí cũ hơn, có nhiều mức độ tùy biến. Các loại vũ khí dân dụng – mua ở các cửa hàng súng và qua mạng Internet – đều rất phổ biến với binh lính 2 bên. Nhiều bộ phận được tìm kiếm bất chấp sự lạ lùng đối với chúng của những người lính. Một binh sĩ Ukraina sử dụng khẩu súng trường lắp thêm ống ngắm đắt tiền làm tại Thụy Điển, nhưng lại lắp ngược ở phần đầu, khiến cho chiếc ống ngắm trở nên vô dụng trên thực tiễn.
Nhưng như báo cáo từ ARES giải thích, đó chỉ là một phần. Một binh sĩ Ukraina khác chiến đấu ở miền đông sở hữu ống ngắm Zombie Stopper giá 589 USD. Đối lập với những khẩu súng hoen gỉ, lâu đời và đầy tùy biến ở miền đông Ukraina là thiết bị quân sự khá tân tiến của phe ly khai như súng bắn tỉa VSS và súng máy PKP, những loại súng mà quân đội Ukraina không có.
Phe ly khai còn sử dụng cả súng không giật ASVK, thiết kế để bắn đạn hạng nặng vào xe tăng và các tòa nhà. Phe ly khai cũng sở hữu rất nhiều xe tăng và hiện vẫn chưa rõ con số chính xác. Nhưng phần lớn là loại xe T-64, vài tá chiếc T-72B3. Những loại xe tăng này được sản xuất năm 2013 và có ống ngắm tầm nhiệt cùng hệ thống máy tính kiểm soát. Quân đội Ukraina cũng có vài trăm chiếc T-72 cũ hơn trong kho, nhưng chúng không được hiện đại như thế này.
Tuy nhiên phía Ukraina lại là phe sử dụng nhiều xe tăng hạng nặng hơn, theo thông tin từ ARES. Vấn đề là quân đội Ukraina có lợi thế về xe bọc thép – phần lớn là trên xe tăng T-64 – không đáng kể nếu xét tới lượng vũ khí chống tăng hạng nhẹ mà phe ly khai sở hữu.
Cùng với các tên lửa chống tăng thu giữ được, phe ly khai giờ đã có thêm tên lửa 9K135 Kornet hiện đại. Tuy nhiên, phe Ukraina lại không có thứ vũ khí này.
Phe ly khai cũng có nhiều các loại tên lửa chống tăng bắn trên vai. Chúng hiện đại hơn nhiều so với các loại tên lửa làm từ thời Liên Xô tại Trung Đông. Trong kho vũ khí của phe ly khai có RPG-18 – một loại vũ khí nữa mà quân đội Ukraina không sở hữu. Ngoài ra phe ly khai còn có bệ phóng vũ khí nhiệt áp RPO-A và MRO-A, cũng nằm ngoài danh sách sở hữu của quân đội Ukraina.
Xét về tương quan lực lượng thì quân đội Kiev “ăn đứt” phe ly khai nhưng họ vẫn thua vì ý chí chiến đấu. Trong khi nhiều binh sĩ Ukraina đào ngũ và dễ dàng ra hàng mỗi khi bị vây hãm thì lực lượng ly khai với khát vọng tự do luôn tràn đầy sức chiến đấu.
Theo H.Phan (tổng hợp)

Các bên ở Ukraine nhất trí rút vũ khí hạng nặng

Một quan chức quân đội Ukraine ngày 22/2 thông báo, hai bên xung đột ở Ukraine đã nhất trí rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến theo thỏa thuận ngừng bắn Minsk mới ký kết.

Các bên ở Ukraine nhất trí rút vũ khí hạng nặng
Các bên ở Ukraine nhất trí rút vũ khí hạng nặng
Theo Tướng Olexander Rozmaznin, các thỏa thuận đã được ký kết để bắt đầu việc rút vũ khí hạng nặng trên khắp các mặt trận. Tuy nhiên, Tướng Rozmaznin cho rằng còn quá sớm để nói về thời điểm thỏa thuận trên được thực thi. Thông qua cơ quan thông tin riêng, lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine cũng đã xác nhận riêng về việc ký kết các văn kiện trên. Như vậy, quân đội Ukraine sẽ rút vũ khí khỏi các chiến tuyến giao tranh hiện tại, trong khi lực lượng Cộng hòa Nhân dân Donetsk ( DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng sẽ rút khỏi chiến tuyến được xác định trong Thỏa thuận Minsk ký hồi tháng 9/2014.
Một số hãng truyền thông Ukraine và hãng tin TASS của Nga đưa tin việc rút vũ khí sẽ được tiến hành ngay trong ngày 22/2.
Theo thỏa thuận ngừng bắn Minsk ký kết hôm 12/2 vừa qua, hai bên xung đột ở Ukraine phải tuân thủ văn bản này, rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến từ ngày 17/2 và hoàn thành tiến trình này vào ngày 3/3 tới, đồng thời tiến hành trao đổi tù binh. Nếu các điều kiện này được đáp ứng, hai bên có thể tiến tới đàm phán về quyền tự trị lớn hơn ở các khu vực do lực lượng đòi độc lập kiểm soát và cuối cùng là khôi phục lại sự kiểm soát của Ukraine đối với các đường biên giới giữa nước này với Nga.
Lệnh ngừng bắn trên đã có hiệu lực từ cuối tuần trước, song đến nay các bên tại Ukraine vẫn cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận đã ký. Tuy nhiên, trong một diễn biến khác tích cực hơn, tối 21/2 giờ địa phương, hai bên đã trao đổi 139 binh lính quân chính phủ và 52 thành viên lực lượng đòi độc lập ở miền Đông. Hoạt động trao đổi tù binh trên được tiến hành tại thị trấn Zholobok, cách Lugansk khoảng 40 km về phía Đông Bắc. Trên trang mạng xã hội Twitter, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng đã xác nhận về hoạt động trao đổi tù binh này.

Phe ly khai và quân đội Ukraine trao đổi tù binh

Chính phủ Ukraine và phe ly khai tại miền Đông ngày 21/2 đã bắt đầu trao đổi tù binh, trong động thái được xem như giúp thực thi thỏa thuận ngừng bắn được ký hồi tuần trước. Dù vậy, Mỹ vẫn đe dọa tăng cường cấm vận Nga sau những vi phạm ngừng bắn vừa qua.
Một số binh sỹ Ukraine bị thương và phải chống nạng (Ảnh:

Một số binh sỹ Ukraine bị thương và phải chống nạng (Ảnh: AP)

Trong đợt trao đổi tù binh vừa qua, 139 binh sỹ Ukraine và 52 binh sỹ của phe ly khai đã được thả.
Việc trao đổi tù binh là bước đi đầu tiên được thực hiện thành công đúng theo các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn ký ngày 12/2 tại Minsk, thủ đô của Belarus với sự trung gian của Pháp, Đức.
Cũng trong ngày thứ Bảy, phe ly khai được cho là đã chấp thuận rút vũ khí hạng nặng, một bước đi then chốt khác trong thỏa thuận ngừng bắn.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ tuyên bố đang xem xét “những trừng phạt nghiêm khắc” đối với Nga sau khi thỏa thuận ngừng bắn bị vi phạm.
Trong chuyến công du tới London, ngoại trưởng John Kerry nói ông Obama sẽ đưa ra quyết định về việc cấm vận trong những ngày tới.
Ông cáo buộc Mátxcơva “có lối hành xử hèn nhát” khi hậu thuẫn cho phe ly khai, gây nguy hại cho lệnh ngừng bắn. “Nếu điều này còn tiếp diễn, một điều chắc chắn là sẽ có thêm những hậu quả, bao gồm những gia tăng căng thẳng cho nền kinh tế đã gặp nhiều khó khăn của Nga”, ông Kerry nói.
Dù vậy Dmitry Peskov, người phát ngôn điện Kremlin tuyên bố lệnh trừng phạt sẽ không giúp giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Đến nay, gần 5.700 người đã thiệt mạng kể từ khi giao tranh bùng phát hồi tháng 4 năm ngoái, và buộc 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, số liệu của Liên Hợp Quốc cho biết.
Chính phủ Ukraine, lãnh đạo các quốc gia phương Tây cũng như NATO tuyên bố có bằng chứng rõ ràng Nga đang cung cấp cho phe ly khai vũ khí hạng nặng và cả binh sỹ. Dù vậy Mátxcơva bác bỏ cáo buộc này, khẳng định bất kỳ người Nga nào đang trong hàng ngũ phe ly khai đều là các “tình nguyện viên”.
Thanh TùngTheo BBC

Nhiều lãnh đạo thế giới tuần hành ủng hộ Ukraine

Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã tham gia cuộc diễu hành ở thủ đô Kiev nhân kỷ niệm một năm cuộc chính biến Maidan lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich, sự kiện mở màn cho làn sóng khủng hoảng đang nhấn chìm quốc gia Đông Âu này.
Nhiều lãnh đạo thế giới tuần hành ủng hộ Ukraine
Các nhà lãnh đạo châu Âu tham gia cuộc tuần hành. Hình ảnh này đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội facebook (Ảnh: Sensor)
Cuộc tuần hành được tổ chức trưa 22/2 theo giờ địa phương tại thủ đô Kiev với tên gọi "Diễu hành Phẩm giá".
Tham dự có Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Tổng thống Đức Joachim Gauck, Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski, Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite, Tổng thống Slovakia Andrej Kiska, Tổng thống Moldova Nicolas Timofti và Tổng thống Gruzia Giorgi Margelashvili.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cũng tham dự.
Các nhà lãnh đạo đã đi qua các con phố Institutskaya, Shelkovichnaya, Gushevskovo, quảng trường châu Âu và kết thúc bằng cuộc cầu nguyện vì hòa bình tại quảng trường Độc lập (Maidan Nezaleznosti).
Nhân buổi diễu hành, Tổng thống Poroshenko đã giới thiệu với các vị khách mời những thiết bị quân sự của Nga thu gom được trong cuộc xung đột ở Donbass. Các thiết bị này được trưng bày tại một triển lãm trên quảng trường Mikhailov.
Ngoài thủ đô Kiev, một cuộc diễu hành tương tự cũng được tổ chức tại thành phố miền Đông Kharkov hiện do quân chính phủ kiểm soát. Tuy nhiên, ngay khi cuộc tuần hành ở Kharkov diễn ra không lâu, một quả bom đã phát nổ làm 3 người chết và 10 người bị thương.
Thành phố Kharkov cách chiến tuyến giao tranh giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai thân Nga khoảng 200 km.
Các cuộc diễu hành diễn ra giữa lúc Kiev đang kêu gọi phương Tây tăng cường hỗ trợ nước này đẩy lùi các cuộc tấn công của phe ly khai ở miền Đông. Theo các nguồn tin, mặc dù thỏa thuận Minsk 2 đã có hiệu lực từ ngày 15/2 nhưng đụng độ vẫn diễn ra tại một số khu vực ở miền Đông trong những ngày qua.
Hãng tin RIA của Nga đưa tin ít nhất 7 cuộc đụng độ đã xảy ra tại làng Shirokino, gần Mariupol, trong ngày 21/2. Giao tranh làm 1 binh sĩ thiệt mạng và 5 người bị thương.
Quân đội Ukraine cho biết súng cối, súng phóng lựu, vũ khí hạng nhẹ cũng như xe tăng đã được sử dụng trong các cuộc giao tranh này. Quân đội Ukraine kiểm soát một phần làng Shirokino, phần còn lại do quân ly khai kiểm soát.
Vũ Anh
Theo AFP

Sợ chiến tranh, dân Ukraine chạy trốn khỏi đất nước hàng loạt

06:16 23-02-2015
chay tron khoi dat nuoc
Quảng trường Maidan một năm sau "cách mạng"

Hàng ngàn người Ukraine đã chạy trốn khỏi đất nước với số lượng kỷ lục kể từ khi Maidan lật đổ tổng thống Yanukovych vào tháng 2.2014. Từ đó đến nay đã có hơn 600.000 người Ukraine xin tị nạn hoặc các hình thức cư trú hợp pháp khác tại các nước láng giềng của Ukraine.

Hàng ngàn người Ukraine đã chạy trốn khỏi đất nước sang Mỹ hoặc các nước EU. Nhiều người trốn thoát bất hợp pháp, chủ yếu là trốn sang Ba Lan. Trong năm qua Ba Lan đã phải cảnh báo về một sự gia tăng đến chóng mặt của những vụ bắt giữ người nhập cư bất hợp pháp đến từ Ukraine, theo đó số người bị bắt tăng lên tới 100%.
Những người di dân từ Ukraine không chỉ là những người tị nạn thông thường. Họ còn có cả những trí thức thân phương Tây, trong các gia đình có điều kiện và có người thân ở nước ngoài cũng như các sinh viên đã đi đầu trong việc tổ chức phong trào Maidan biểu tình chống chính phủ của Tổng thống Yanukovych hồi tháng 11.2013.
Gần đây còn có một làn sóng chạy trốn khỏi đất nước mới của những người có tên trong danh sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc của chính quyền Ukraine. Đa phần những người trốn lính phải trốn ra nước ngoài vì chính phủ Ukraine tuyên bố sẽ bỏ tù tất cả những ai trốn lính.
Ukraine hiện nay đang phải chịu đựng một sự lạm phát cực kỳ nghiêm trọng lên đến 25% trong tháng 12. Đồng nội tệ của Ukraine là  hryvnia đã bị mất đi 2/3 giá trị trong năm 2014. Điều này làm ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức mua của người dân Ukraine đặc biệt là sức mua các hàng hóa từ phương Tây. 
Nhiều người trong số những người đã rời bỏ Ukraine bày tỏ rằng họ chẳng có tí hi vọng gì với chính phủ mới của Ukraine nên buộc phải bỏ đi sang nước khác.
Trong một cuộc thăm dò tín nhiệm gần đây cho thấy rằng Tổng thống Petro Poroshenko đã bị tín nhiệm thấp hơn 50% kể từ lần đầu tiên chiến thắng sau cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine vào tháng 5.2014. Khi nền kinh tế lao dốc và các chính sách cải cách chưa có, các nhà phân tích đang đặt ra câu hỏi là liệu chính phủ Ukraine sẽ tồn tại trong bao lâu nữa.
Thiên Hà (theo RIA)

Ẩn ý sau kế hoạch thay đổi chính sách ngoại giao lớn nhất của Trung Quốc

Ngày đăng : 23/02/15 06:51
Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã có những thay đổi chính sách ngoại giao lớn nhất trong vòng 25 năm nhằm giúp Trung Quốc giành vị thế lãnh đạo trong khu vực và kiềm chế chiến lược "trục châu Á" của Mỹ.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến giới chuyên gia nước này quay cuồng trước những dự báo và nhận định. Theo đó, ông Tập đã có những thay đổi chính sách quy mô lớn cả ở trong và ngoài nước. Điều đáng nói là những chính sách này hoàn toàn khác biệt so với những người tiền nhiệm của ông Tập.
Theo đó, ông Tập đã đưa ra nhiều sáng kiến và đề xuất mới trong thời gian gần đây như chính sách kinh tế "một vành đai, một con đường" hay sự ra đời của Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), một phiên bản của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB).
Sự ra đời của Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) được xem là chiến lược gây tầm ảnh hưởng trong khu vực châu Á của Trung Quốc. 
Theo tờ The Diplomat, đây là "thủ thuật ngoại giao đan xen" của Trung Quốc. Thay vì tạo ra mối thách thức nhằm thay đổi các quy định quốc tế, Trung Quốc đang cố gắng xây dựngnhững nền tảng mới mà Bắc Kinh có thể kiểm soát và tác động thường xuyên. Về bề nổi, những động thái mới của Trung Quốc chỉ nhằm phát triển các doanh nghiệp kinh tế. Tuy nhiên, ẩn ý sâu xa của động thái này là nhằm đảm bảo nền an ninh tốt hơn cho Trung Quốc cũng như tạo ra những chiến lược dài hạn.
Liên quan tới lĩnh vực chính trị và an ninh, Trung Quốc còn nỗ lực tăng cường hoặc tái thiết một vài tổ chức như BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA). Mục đích của Bắc Kinh là sử dụng những tổ chức này để làm thay đổi cán cân sức mạnh với NATO và liên minh quân sự của Mỹ tại châu Á.
Chiến lược "trục châu Á" của Trung Quốc
Về bề ngoài, kế hoạch “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc chỉ đơn giản là một kế hoạch phát triển kinh tế tầm xa và tập trung vào cải thiện hoạt động thương mại, cơ sở hạ tầng cũng như kết nối trong khu vực.
Theo đó, "Vành đai Kinh tế trên Con đường Tơ lụa" mới sẽ kết nối Trung Quốc với châu Âu thông qua khu vực Trung và Tây Á. Ngoài ra, cái gọi là "Con đường Tơ lụa hàng hải thế kỷ 21" là nhằm kết nối Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, châu Phi và châu Âu. Và mục đích thực sự của những sáng kiến này là nhằm tăng cường an ninh cho Trung Quốc.
Tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. 
Nói cách khác, Trung Quốc đang sử dụng kế hoạch này để cải thiện mối quan hệ với các nước trong khu vực châu Á. Còn láng giềng của Trung Quốc tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á lại hy vọng rằng sáng kiến của Bắc Kinh có thể bù đắp cho mối quan hệ vốn bị sứt mẻ vì những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trong những năm gần đây. Trung Quốc cũng đang tìm cách tăng cường kết thân với những nước vùng Trung Á và Tây Á. Động thái này của Trung Quốc xuất phát từ hai lý do.
Thứ nhất, Trung Quốc muốn tiếp cận nguồn tài nguyên dồi dào là khí đốt và dầu mỏ trong khu vực. Thứ hai, Bắc Kinh muốn kiểm soát tình hình bất ổn trong cộng đồng người Hồi giáo tại phía tây Trung Quốc, khi mà nhóm người Duy Ngô Nhĩ có mối liên hệ mật thiết với nhiều nước ở Trung Á và Tây Á. Bắc Kinh hy vọng rằng thách thức an ninh sẽ được giải quyết khi nhận được sự ủng hộ và hợp tác từ chính phủ các nước tại Trung Á và Tây Á.
Có thể nói rằng, chiến lược "một vành đai, một con đường" là phản ứng chính thức đầu tiên của Trung Quốc trước chính sách "trục châu Á" của Mỹ. Bởi kể từ khi Mỹ thông báo chính sách cân bằng sức mạnh tại châu Á, Trung Quốc đã coi đây là mối đe dọa lớn nhất tới an ninh nước này. Tuy nhiên, dù cảm thấy khó chịu, nhưng trong vài năm qua, Bắc Kinh chưa có phản ứng trực tiếp bằng chính sách hoặc thái độ nào tới chính sách của Mỹ. Do đó, chiến lược "một vành đai, một con đường" được đánh giá là "chiến lược trục châu Á của Trung Quốc" để đối chọi với Mỹ. Mượn danh "Con đường Tơ lụa", Bắc kinh đã khôn ngoan tránh được khả năng phải đối đầu trực tiếp với những thách thức chiến lược tái cân bằng của Mỹ.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn muốn tận dụng tốt nhất những sức mạnh hiện có. Với sáng kiến trên, Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng những con đường cao tốc, đường sắt, đường ống dẫn dầu và cảng biển tại các quốc gia trong khu vực.
Tăng trưởng kinh tế nhanh khiến Trung Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng ô nhiễm môi trường. 
Đầu tiên, Trung Quốc hiện đang sở hữu một lượng lớn thặng dư thương mại và đang tìm kiếm những con đường tốt nhất để sử dụng nguồn thặng dư này. Tuy nhiên, trong viễn cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc đầu tư vào châu Âu và Mỹ trở nên vô cùng nguy hiểm. Do đó, phương án dồn nguồn thặng dư thương mại vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một lựa chọn tối ưu.
Thứ hai, hoạt động tăng năng suất tại các nhà máy sản xuất thép ở miền bắc Trung Quốc đã tạo ra những vấn đề lớn đối với môi trường nước này. Do đó, bằng cách thúc đẩy sáng kiến "một vành đai, một con đường" và phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực, Trung Quốc có thể chuyển các nhà máy và trung tâm công nghiệp của nước này sang những nước trong khu vực như Kazakhstan và Campuchia trong vài năm tới cũng như xuất khẩu một lượng lớn hàng tồn kho sang các nước này.
Bằng cách xuất khẩu công nghệ và thắt chặt mối quan hệ kinh tế và thương mại với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc đang tìm kiếm những thị trường mới tiềm năng và to lớn để tiêu thụ những mặt hàng gắn mác “Made in China”.
Thậm chí, sáng kiến này còn giúp cải thiện hoạt động giao thông vận tải và liên kết giữa Trung Quốc với các nước châu Á, khiến láng giềng của Bắc Kinh tăng dần sự phụ thuộc vào thị trường và nguồn vốn của nước này. Kết quả cuối cùng, Trung Quốc sẽ giành được vị trí lãnh đạo trong khu vực và giành được thế cân bằng với chính sách "trục châu Á" của Mỹ.
Từ "kẻ ăn theo" thành "nhà cung cấp"
Trong bài phỏng vấn với tờ New York Times hồi tháng 8/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi Trung Quốc là "kẻ ăn theo" suốt 30 năm qua và không chịu tuân thủ luật pháp quốc tế. Lời cáo buộc của ông Obama hoàn toàn có cơ sở. Bởi suốt một thời gian dài, Bắc Kinh chỉ giữ vai trò là người tham gia và đi theo các vấn đề quốc tế chứ không phải là một nhà lãnh đạo chủ động.
Song, với những sáng kiến mới, Trung Quốc rõ ràng đã chuyển sang vai trò lãnh đạo chủ động hơn. Phản ứng trước lời phát biểu của Tổng thống Obama, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố hoan nghênh các quốc gia láng giềng đi theo để phụ trợ kế hoạch phát triển của Trung Quốc.  
Nhà lãnh đaọ Tập Cận Bình đã có những thay đổi chính sách ngoại giao lớn nhất trong vòng 25 năm qua tại Trung Quốc. 
Tuy nhiên, vẫn còn khá sớm để dự đoán về mức độ thành công của những sáng kiến mới của Trung Quốc bởi tham vọng này còn phụ thuộc vào phản ứng của các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh.
Rõ ràng, các quốc gia láng giềng Trung Quốc sẽ sẵn sàng tiếp nhận nguồn tiền và nhân lực từ Trung Quốc nhưng họ sẽ không để Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và an ninh tới quốc gia mình.
Kịch bản tồi tệ nhất đối với Bắc Kinh là mọi đề xuất và kế hoạch đổ tiền vào các nước trong khu vực của Trung Quốc sẽ không thể giành được mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng như mong muốn. Theo đó, phần lớn các nước sẽ chọn Mỹ để hợp tác an ninh còn chọn Trung Quốc để phát triển kinh tế.
Ngoài ra, việc đảm bảo vai trò lãnh đạo cũng trở thành thách thức đối với Bắc Kinh khi lâu nay, Trung Quốc vẫn giữ thế "kẻ ăn theo". 
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 
MINH THU (lược dịch)

Xung đột vũ trang sẽ nổ ra ở Biển Đông vào năm 2015?

Ngày đăng : 18/12/14 05:45
Một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc với một hoặc nhiều quốc gia Đông Nam Á liên quan tới tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông có khả năng xảy ra với tỷ lệ 50 – 50 vào năm 2015.
Theo Hội đồng các mối quan hệ nước ngoài (CFR) của Mỹ tại Washington, tranh chấp hàng hải trên Biển Đông là 1 trong 10 cuộc giao tranh mà Mỹ ưu tiên ngăn chặn trong năm 2015. 
Trong khi đó, Trung tâm Hành động ngăn chặn thuộc CFR đã nâng từ mức thấp lên trung bình trong thang độ khả năng các tranh chấp lãnh thổ và thẩm quyền trên Biển Đông leo thang thành xung đột. 
Tàu tuần tra bờ biển BRP Pampanga của Philippines đối mặt với 4 tàu Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough hồi năm 2012. 
CFR cho rằng hiệp ước quốc phòng giữa Washington và Manila có thể dẫn tới một cuộc chiến giữa Trung Quốc – Philippines liên quan tới hoạt động khai thác trữ lượng khí đốt tự nhiên tại Bãi Cỏ Rong hoặc các ngư trường tại bãi cạn Scarborough. 
Chính việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Đông Nam Á không thể giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thông qua con đường ngoại giao, rất có thể làm mất đi giá trị của các quy định quốc tế trong việc kiểm soát tranh chấp hàng hải và tạo ra cuộc đua vũ trang bất ổn trong khu vực, CFR nhận định. 
Theo các chuyên gia hàng đầu tham gia cuộc khảo sát thường niên về những mối ưu tiên ngăn chặn do CFR tổ chức, khủng hoảng leo thang tại Iraq liên quan tới lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS đã trở thành ưu tiên ngăn chặn xung đột hàng đầu của giới nghị sĩ Mỹ vào năm 2015. 
Bảng xếp hạng của CFR được thu thập ý kiến từ hơn 2.200 quan chức, học giả và chuyên gia chính sách ngoại giao của Mỹ và dựa trên những đánh giá về khả năng các sự kiện có thể xảy ra vào năm 2015 cũng như tác động của chúng tới lợi ích của nước Mỹ. 
Ngoài mối đe dọa từ IS, 9 ưu tiên ngăn chặn xung đột hàng đầu trong năm 2015 của Mỹ còn có các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào lãnh thổ Mỹ và đồng minh; tấn công mạng nhằm vào hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ. Ngoài ra, còn có khủng hoảng Triều Tiên; mối đe dọa từ các cuộc tấn công Israel nhằm vào Iran; xung đột vũ trang trên Biển Đông; leo thang nội chiến tại Syria; bạo lực và bất ổn leo thang tại Afghanistan; giao tranh ngày càng ác liệt tại miền đông Ukraine; và căng thẳng gia tăng trong mối quan hệ giữa Israel – Palestin. 
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Philstar, nhật báo chuyên đăng tải các thông tin nóng, kinh doanh, đời sống, quảng cáo, giải trí và thể thao tại Philippines. 


MINH THU (lược dịch)

Những siêu vũ khí sở hữu công nghệ tương lai của quân đội Mỹ

Pháo điện từ, vũ khí laser hay máy bay siêu thanh là 3 trong những vũ khí sở hữu công nghệ tối tân mà quân đội Mỹ đang đầu tư tiền của để phát triển.
Pháo điện từ
Những siêu vũ khí sở hữu công nghệ tương lai của quân đội Mỹ
Pháo điện từ của Hải quân Mỹ. Ảnh: BEA Systems
Cục nghiên cứu Hải quân Mỹ đang phát triển loại súng điện từ, cho phép bắn đạn ra khỏi nòng với vận tốc lên tới 9.000 km/h. Đây là loại vũ khí công nghệ cao, sử dụng xung điện để tạo ra lực đẩy đầu đạn bay với vận tốc nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh. Nó sẽ thay thế cách sử dụng thuốc nổ để đẩy đạn rời nòng như các loại pháo thông thường.
Đầu đạn của súng điện từ hoàn toàn không có thuốc nổ. Nó sử dụng động năng để phá hủy mục tiêu. Với tốc độ di chuyển lớn, đầu đạn của pháo điện từ có khả năng xuyên thủng vỏ của các loại chiến hạm hay máy bay. Nếu thành công, loại vũ khí này sẽ được lắp trên các chiến hạm để thay thế pháo và tên lửa truyền thống.
Hải quân Mỹ tham vọng chế tạo những khẩu pháo điện từ có độ chính xác đáng kinh ngạc, đủ khả năng diệt mục tiêu trong phạm vi 200 km. Đây là khoảng cách vượt trội hoàn toàn so với các loại pháo mà con người đang sử dụng. Ngoài ra, chi phí chế tạo súng điện từ được coi là rẻ hơn rất nhiều so với số tiền để sản xuất một quả tên lửa.
Tia sát thủ vô hình
Những siêu vũ khí sở hữu công nghệ tương lai của quân đội Mỹ
Thiết bị giải tán đám đông bằng sóng năng lượng cao. Ảnh: Military.com
Theo Huffington Post, Mỹ đang chế tạo loại vũ khí hoạt động nhờ loại sóng năng lượng cao. Nằm trên nóc một chiếc xe tải, Ray có khả năng giải tán đám đông mà không gây chết người. Vũ khí này khiến nạn nhân cảm thấy da như bị thiêu đốt. Phía Mỹ khẳng định, vũ khí này không sử dụng chất phóng xạ, không gây chết người và an toàn để sử dụng, có thể thay thế vòi rồng, nhưng người ta vẫn đang tranh cãi về tác động của nó.
Máy bay siêu thanh X-51 WaveRider
Những siêu vũ khí sở hữu công nghệ tương lai của quân đội Mỹ
Mô phỏng máy bay siêu thanh của Mỹ. Ảnh: US AirForce
Không quân Mỹ đang thử nghiệm loại máy bay siêu thanh có khả năng di chuyển nửa vòng trái đất trong 60 phút. Được phóng từ một chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52, X-51 WaveRider được giới quân sự Mỹ kỳ vọng sẽ đạt được vận tốc Mach 6, tương đương khoảng 7.000 km/h. Tuy nhiên, tốc độ lớn nhất mà nó đạt được là Mach 5 trong lần thử nghiệm năm 2010.
Hiện tại, người ta chưa rõ mục đích của Mỹ khi chế tạo X-51 WaveRider. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu quân sự suy đoán Lầu Năm Góc sẽ sử dụng vũ khí này để tấn công chiến lược các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. Tốc độ di chuyển lớn giúp nó chọc thủng hệ thống phòng không dày đặc của kẻ thù.
Pháo laser
Những siêu vũ khí sở hữu công nghệ tương lai của quân đội Mỹ
Pháo laser của Mỹ có khả năng diệt các mục tiêu nhỏ. Ảnh: US Navy
Sau thời gian dài nghiên cứu, phát triển, Hải quân Mỹ đã quyết định trang bị pháo laser cho tàu đổ bộ USS Ponce trong tháng 8/2014. Hiện tại, chiến hạm khổng lồ của Mỹ đang hoạt động ở vịnh Ba Tư, nơi nạn cướp biển hoành hành. Vũ khí này có khả năng vô hiệu hóa máy bay không người lái hoặc các tàu cao tốc di chuyển trên mặt nước.
Theo giới chức quân sự Mỹ, pháo laser là loại vũ khí hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế lớn. Ngoài 32 triệu USD chi phí sản xuất toàn bộ hệ thống, Hải quân Mỹ chỉ mất khoảng 1 USD cho mỗi lần bắn. Con số này nhỏ hơn rất nhiều nếu so sánh với đạn pháo hoặc các loại tên lửa đối không, đối hạm mà Mỹ đang sử dụng.
Súng tự tìm và diệt mục tiêu
Những siêu vũ khí sở hữu công nghệ tương lai của quân đội Mỹ
Súng tự tìm mục tiêu AR series 500. Ảnh: Tracking Point
Trong năm 2014, nhà sản xuất vũ khí TrackingPoint tại thành phố Austin, bang Texas, Mỹ đã giới thiệu loại súng AR series 500, có khả năng tự tìm và diệt mục tiêu trong phạm vi 500 m. Theo nhà sản xuất, hệ thống điều khiển trên khẩu súng có khả năng khóa mục tiêu, tính toán các yếu tố để đảm bảo viên đạn bắn trúng đích dù nó đang di chuyển.
Hiện tại, Tracking Point đang nỗ lực nâng tầm bắn của khẩu súng lên tới 1.200 m. Ngoài ra, xạ thủ có thể sử dụng điện thoại thông minh để kết nối với khẩu súng. Người sử dụng cũng có thể nhập dữ liệu về hướng gió, vận tốc gió để khẩu súng hoạt động chính xác hơn.
Hồng Duy