Tuesday, September 9, 2014

Đôi Giòng Tiểu Sử về
Phó Đô Đốc Chung tấn Cang

Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang

        Phó Đô Đốc Chung tấn Cang, sinh ngày 22 tháng 6 năm 1926 tại Gia Định, vừa qua đời hồi 9 giờ 45 sáng ngày 24 tháng 1 năm 2007, hưởng thọ 81 tuổi tại tư gia ở Bakerfield, California, Hoa Kỳ giữa sự hiện diện đầy đủ của đại gia đình gồm phu nhân và các con, các cháu.

       Ông xuất thân trong môt gia đình Thiên Chúa Giáo, có 2 người cậu được thụ phong linh mục. Cụ bà thân sinh ra ông là vị nữ lưu kiệt hiệt, có lần đã nhắc nhở với ông :  “ ... Con chết ở đâu má đến lấy xác con về. Không bao giờ hèn nhát hàng giặc cả”. Cũng vì thế chính Đô Đốc Chung tấn Cang đã nói, ghi trong cuốn Hải Sử Tuyển Tập: “ Nếu tôi còn làm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, có lẽ tôi sẽ ở lại chống lại tụi nó cho tới chết.”.

       Trước khi gia nhập Hải Quân năm 1952, ông cũng như 6 người bạn cùng khoá 1 Sĩ Quan Nha Trang, đều là những Sĩ Quan Hàng Hải. Lúc mới ra trường, đổi xuống những đơn vị giang lưc, sống sát với những anh em đoàn viên, hàng ngày đối đầu với những hiểm nguy, ông đã tỏ ra là một sĩ quan rất can đảm và rất có lòng thương lính. Nhưng quân nhân vi phạm kỷ luật, nặng nhẹ, ông chỉ có những hình phạt, mà không ghi vào quân bạ, không trừ lương. Những kỷ niệm ấy còn in đậm giữa nhũng người thuỷ-thủ già cho mãi đến ngày nay.

       Binh nghiệp của ông tăng theo thời cuộc, theo sự bành trướng của Hải Quân VNCH. Ông đã 2 lần đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Hải Quân. Lần thứ nhất từ ngày 1 tháng 11 năm 1963, sau cuôc binh biến lật đổ Đệ Nhất Cộng Hoà, cho đến cuối tháng tư năm 1965, lúc ấy ông đeo lon dại tá. Rời Hải Quân, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác, trong đó có chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Lần thứ hai trong chức vụ Tư Lệnh Hải Quân từ cuối tháng 3 năm 1975 cho đến ngày 7 tháng 5 năm 1975, là lúc Hạm Đội Hải Quân VNCH làm lễ hạ kỳ trên biển Đông, trao lại những chiến hạm này cho Hải Quân Hoa Kỳ. Khi ấy ông đeo lon Phó Đô Đốc, ngang với cấp trung tướng bên bộ binh.

       Trong cuôc chiến Quốc-Cộng từ năm 1960 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hải Quân VNCH được tổ chức, huấn luyện quy củ và trang bị vượt xa hải quân Bắc Việt. Lãnh hải của VNCH dù có bị một số tàu bè của địch lén lút xâm nhập, nhưng chúng bị  theo dõi, săn đuổi, đánh chìm. Bờ biển VNCH luôn được bảo vệ an toàn..Vùng đồng bằng lưu vực sông Cửu Long, vựa lúa của Miền Nam chằng chịt sông lạch, đã được những lực lượng giang lực của HQ/VNCH ngày đêm bảo vệ. Vì thế hình ảnh của Hải Quân VNCH là những thành trì sắt thép hùng mạnh, địch chỉ lẩn lút, tránh né, không dám trưc diên đương đầu. Cũng vì thế, suốt hơn 20 năm trong cưộc chiến, chiến trường sông, biển ít có những trận đánh to lớn, ác liệt.

      Nhưng như mọi người đều biết, trong nghệ thuật dụng binh, lùi khó hơn tiến rất nhiều. VNCH trong 50 ngày cuối cùng đổ vỡ, chính là quân lực chúng ta đã lùi binh trong hỗn loạn. Nhưng riêng Hải Quạn thì không. Chính thời gian cuối cùng của cuộc chiến, Phó Đô Đốc Chung tấn Cang được Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu điều từ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, trở lại làm Tư Lệnh Hải Quân. Chính trong chức vụ này, trong lúc quốc gia nghiêng ngửa này, Đô Đốc Chung tấn Cang đã chứng tỏ là một vị tướng có bản lãnh, can đảm và sáng suốt. Hải Quân đã là điểm tựa cuối cùng của chính phủ, là niềm hy vọng của các đơn vị bạn ở ven biển, ven sông, và là cái phao cuối cùng của quân dân trên bườcđường di tản.

      Được như thế, chính là Hải Quân đã ngăn chặn được sự tiến quân của địch đang muốn khoá chặt thủ đô Sài Gòn. Trong 5 cánh quân của địch hướng về Sài Gon, đáng kể nhất là cánh quân ở phía tây nam Sài Gòn do tướng Việt Cộng Lê Đức Anh chỉ huy, gồm có đoàn 232, các công trường ( sư đoàn) 5, 7, 9 từ biên giới Việt Miên tràn xuống. Địch dùng toàn lực muốn cắt đứt quốc lộ 4 để Sài Gòn và Vùng 4 không liên lạc, tiếp cứu đựơc nhau, khoá chặt thuỷ lộ huyết mạch giữa Sài Gòn ra biển, để những chiến hạm không thể thoát được ra khơi. Muốn thế các cánh quân của chúng phải khống chế và làm chủ được hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Nhưng chúng đã thất bại. Vì ngay khi về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Hải Quân, Đô Đốc Chung tấn Cang đã thành lập tức tốc Lực Lượng 99, gồm gần 100 chiến đĩnh dủ loại, trong đó có những chiến đĩnh phun lửa rất lợi hại, ít được xử dụng và biết đến. Lực lượng này được giao cho một vị sĩ quan trẻ, can trường, có nhiều kinh nghiệm trong sông phụ trách. Đó là Hải Quân Đại Tá Lê hữu Dõng chỉ huy.
      Lực Lượng 99 này chẳng những đã giữ an toàn làm chủ chiến trường trên thuỷ lộ Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, mà còn giáng cho địch những đòn chí tử. Trận hoả công trong ngày 16 tháng 4 năm 1975 trên kinh Thủ Thừa và những cuộc tranh hùng quyết liệt sau đó trên thuỷ trình này đã khiến hàng bè xác địch cháy đen trôi nổi trên sông. Cánh quân to lớn này do Lê Đức Anh chỉ huy, nằm bẹp ở ngã ba sông Vàm Cỏ, không vào được Sài Gòn cùng các cánh quân khác như đã định trong ngày 30 tháng 4. Đặc biệt thuỷ lộ huyết mạch Sài Gòn ra cửa biển cho đến khi ông Dương văn Minh ra lệnh cho Quân Lực VNCH buông súng, thuỷ trình này vẫn do Hải Quân Việt Nam làm chủ. Nhờ đó tất cả các chiến hạm khiển dụng của Hải Quân VNCH đều đã ra khơi được trọn vẹn, an toàn. Hạm đội này vẫn nghiêm chỉnh hải hành dưới quốc kỳ VNCH, cho đến 12 giờ trưa này 7 tháng 5 năm 1975, thuỷ thuỷ đoàn và hơn 30 ngàn dân chúng di tản trên các chiến hạm, đã nghiêm trang, xúc động làm lễ hạ quốc kỳ VNCH, trao lai những chiến hạm này cho hải quạn Hoa Kỳ. Được như thế, công lao của người chủ soái không phải là nhỏ. Được hỏi về việc này, Đô Đốc Cung tấn Cang nói :  “Đó là công lao của tất cả thuỷ thủ đoàn....”.

    Trước phút lâm chung, vị tướng già của Hải Quân VNCH còn nhắc nhở: “ Xin đừng làm lễ phủ kỳ, không có những nghi lễ quân cách. Phiền anh em. Ai có lòng thương tưởng, xin trao lại cho Hôi Cửu Long để nơi đây tặng lại nhưng anh em thương phế binh HQ/VNCH tại quê nhà.”

      Đô Đốc Chung tấn Cang quả là một vị danh tướng can đảm, sáng suốt , khiêm cung và đầy lòng ưu ái đối với đoàn viên các cấp thuộc quyền.


Người soạn thảo : Phan lạc Tiếp

No comments:

Post a Comment